Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng

Chi Chi - Ngày 13/08/2022 05:15 AM (GMT+7)

Chuẩn bị nguyên liệu từ hôm trước, hôm sau chị Linh Lâm chỉ mất vài tiếng nữa để thực hiện là có mâm đồ lễ đẹp cúng thôi nôi cho con.

Tiệc thôi nôi các bé trai, bé gái được gia đình tổ chức khi các bé tròn 12 tháng tuổi với nghi thức và lễ cúng khác nhau theo từng vùng. Với các bậc cha mẹ bận rộn thường chuẩn bị mâm cúng đơn giản nhưng cũng có người dành cả tâm huyết của mình vào đó để mang đến cho con một kỉ niệm đầu đời thật tuyệt vời.

Bà mẹ trẻ sinh năm 1989 ở Sài Gòn - Linh Lâm khiến mọi người "mắt tròn mắt dẹt" khi ngắm nhìn mâm cúng thôi nôi con gái "trăm hoa đua nơ" của chị. Hiện tại những hình ảnh chụp mâm cúng được chia sẻ trên mạng xã hội đã thu hút gần 50 nghìn lượt người yêu thích, hết lời khen ngợi bởi nó không chỉ đẹp mắt, cầu kì mà còn đủ đầy trông chẳng thiếu thứ gì.

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 1

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 2

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 3

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 4

"Lần đầu tiên mình tự tay chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho con gái. Làm và chuẩn bị nguyên liệu hết 2 ngày nhưng nhìn thành quả cảm thấy thật xứng đáng với công sức bỏ ra. Bé nhà mình mệnh Thổ nên mình chọn làm mâm cúng màu hồng tượng trưng cho Hành Hoả, màu tương sinh, và vàng tượng trưng cho Hành Thổ, màu bản mệnh. Qua mâm cúng này mình cũng muốn gửi gắm những điều tốt đẹp nhất và tình yêu đến với con gái nhỏ" - chị Linh Lâm cho hay.

Chia sẻ kĩ hơn về mâm cơm cúng thôi nôi, chị Linh Lâm cho biết các món bao gồm xôi, chè, rau câu 3D, rau câu 4D, bánh trái cây đậu xanh, sữa đậu nành đậu xanh và tạo màu hồng củ dền... đều được chị học hỏi từ nhiều group nấu ăn và trên youtube từng bước một từ chuẩn bị nguyên liệu, thực hành, trang trí sao cho đẹp mắt. Sau đó chị trổ tài bằng với mâm cúng thôi nôi này.

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 5

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 6

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 7

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 8

Để tạo ra mâm cúng đẹp mắt này chị đã phải chuẩn bị một ít từ hôm trước và hôm chính thì dậy từ 4h sáng làm cùng với sự hỗ trợ từ người thân. "Toàn bộ mâm cúng được mình thực hiện từ 2 ngày, chủ nhật cúng thì thứ 7 mình sẽ sên nhân đậu xanh và đổ rau câu trung thu và rau câu 4D trước, sáng sớm chủ nhật thì đồ xôi và nấu chè. Chủ nhật thì có 4 người nhà cùng phụ là mẹ ruột và mẹ chồng cùng chị em trong nhà. Trước đó hồi tháng 2 mình có làm lần đầu mâm cơm cúng khai trương công ty nhưng chưa được đẹp mắt lắm. Lần làm thôi nôi cho con là lần thứ 2 thực hiện thì hoàn chỉnh hơn" - chị Linh Lâm nói.

Khi được hỏi chi phí cho một mâm cúng thịnh soạn chẳng thiếu gì này, bà mẹ 8X cho rằng khoảng 500 nghìn đồng. "Mình chỉ tính sơ sơ rơi vào khoảng 500 nghìn đồng vì không phải cái gì cũng ghi hết vào là bao nhiêu, bên cạnh đó cũng có những thứ ở nhà đã có sẵn. Nguyên liệu này làm vừa mâm cúng thôi nôi và mâm cúng ông Địa Thần Tài luôn. Thôi nôi 12 phần nhỏ, 1 phần lớn, ông Địa phần nhỏ".

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 9

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 10

Mâm cơm cúng thôi nôi của chị Linh Lâm và những người thân nhận được nhiều lời khen ngợi của mọi người và với bà mẹ, ý nghĩa nhất là ánh mắt và nụ cười của con gái thể hiện sự thích thú với những gì mẹ làm cho. "Mình cảm thấy vui và hạnh phúc vì đem lại kỉ niệm ý nghĩa trong cuộc đời cho con. Mình hy vọng sẽ học hỏi được thêm nhiều cách làm thú vị khác để áp dụng trong các dịp kỉ niệm tiếp theo khi con lên 2, lên 3..." - bà mẹ bày tỏ.

Cùng ngắm thêm những hình ảnh đẹp mắt về mâm cúng thôi nôi của chị Linh Lâm làm cho con gái:

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 11

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 12

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 13

Mẹ Sài Gòn dậy từ 4h sáng làm bánh cúng thôi nôi con gái, chỉ 500 nghìn nhìn như nhà hàng sang trọng - 14

Tiệc sinh nhật hay còn gọi là tiệc thôi nôi là một phong tục lâu đời của người Việt mang ý nghĩa là bé 12 tháng tuổi thôi sử dụng nôi và chuyển sang giường.

Đây là cột mốc đầu tiên trong đời của bé nên bố mẹ rất chú trọng ngày này. Việc cúng Thôi nôi là một nghi thức tốt đẹp nhằm cảm ơn Mụ bà chăm sóc bé, và cầu mong những điều tốt đẹp cho bé.

Thôi nôi sẽ bao gồm phần lễ và phần tiệc: Trong phần lễ là có việc cúng tổ tiên, cúng Mụ bà và nghi thức chọn nghề cho bé. Phần tiệc là phần chiêu đãi quan khách, họ hàng hai họ và bạn bè của bố mẹ. Trong Thôi nôi không thể thiếu hai thành phần này.

Các nghi thức cần có trong phần lễ Thôi nôi

1. Cúng Mụ Bà và Đức Ông

Nghi thức cúng Mụ bà và Đức Ông là nghi thức đặc biệt chỉ có lễ Thôi nôi mới có. Mân cúng càng chu đáo càng thể hiện sự biết ơn 12 hai Mụ bà đã chăm sóc và tạo ra đứa trẻ, tạ ơn Đức Ông bảo vệ cho đứa trẻ từ trong bụng mẹ và 12 tháng đầu đời.

Mâm cúng 12 Mụ bà và Đức Ông cần có:

– 1 con gà trống luộc xếp chéo cánh

– 12 chén xôi nhỏ và 1 chén xôi lớn

– 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn

– 1 tô cháo lớn

– một đĩa trái cây ngũ quả

– 1 ly rượu nhỏ

– 12 miếng trầu đã được tiêm + 1 lá trầu và 1 quả cau để nguyên

– 1 bình hoa tươi

– 2 cây nến

– 3 cây hương

– 1 bộ vàng mã

Bày mâm cúng Mụ bà phải thể hiện được sự thành kính trong cách trình bày cũng như lễ vật cúng: Tất cả lễ vật cúng Mụ bà được để chính giữa hương án, hoặc có thể để lên trên hương án. Lễ vật cúng Mụ bà chia thành 12 phần giống nhau và được đặt ở phía trên, hoa quả và vàng mã đặt phía dưới. Mâm cúng Đức Ông đặt cạnh mâm cúng Mụ Bà cách 10cm.

2. Mâm cúng ông Táo, ông Tài và ông Địa

Việc cúng ba ông không chỉ có ngày Thôi nôi mới cúng. Vào mỗi dịp lễ truyền thống hay các ngày lễ quan trọng của gia đình đề cúng ba ông (ông Táo, ông Địa, ông Thần tài)

Mâm cúng ba ông gồm có:

– Mâm trái cây ngũ quả

– 1 chén chè

– 1 đĩa xôi

– 1 đĩa thịt luộc

– 1 đĩa tôm luộc

– 1 đĩa trứng luộc

– 1 ly nước

– 1 ly rượu

– 1 đĩa trầu cau

– Hương và nến

– Vàng mã

Mâm cúng ba ông được đặt ở ngoài trời, hoặc chia ra từng mân nhỏ đặt ở bàn thờ của mỗi ông.

3. Mâm cúng Ông Bà Tổ Tiên

Mâm cúng Ông Bà Tổ tiên cũng quan trọng như mâm cúng Mụ bà và Đức Ông. Lễ vật trong mâm cúng Ông Bà Tổ tiên sẽ giống như những ngày cúng lễ khác.

Cách bày trí mâm cúng thường được xếp từ cao xuống, tùy theo thiết kế bàn thờ mỗi người.

4. Nghi thức chọn nghề trong thôi nôi

Sau khi cúng Mụ bà là nghi thức chọn nghề cho bé. Đây như là một sự cầu may mắn nhằm giúp bé ổn định sự nghiệp sau này. Nhiều bố mẹ sẽ tin tưởng nghi thức này sẽ ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp của con mình. Qua nhiều thế hệ, nghi thức chọn nghề vẫn được giữ lại đến tận bây.

Để thực hiện nghi thức này, bố mẹ đặt các vật dụng như: bút, sách, máy tính, quả bóng… trên một cái mâm hoặc một tấm thảm. Sau đó đặt bé ngồi trước các vật dụng, bé đến lấy vật dụng mà mình thích. Theo quan niệm dân gian, vật nào được bé cầm đầu tiên là vật đại diện cho nghề nghiệp tương lai của bé.

Sau khi nghi thức chọn nghề tương lai kết thúc, khách mời trong bữa tiệc sẽ đến hôn và tặng bé quà.

Lấy chồng doanh nhân, Vân Hugo làm tiệc đầy tháng cho con thịnh soạn, tuyệt đẹp
Mâm lễ cúng đầy tháng cho con gái Vân Hugo ai nhìn cũng hoa mắt vì quá đẹp.

Sao Việt và con

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bố mẹ đảm nuôi con ngoan