Bé Moon đã có bữa tiệc sinh nhật ấm cúng cùng bố mẹ và gia đình bên nội từ Ấn Độ mới sang.
Tròn 1 năm kể từ ngày bé Moon chào đời, vợ chồng nữ ca sĩ Võ Hạ Trâm đã tổ chức tiệc sinh nhật tại gia cho con gái để kỉ niệm ngày đặc biệt này. Bữa tiệc sinh nhật giản dị bao gồm bà nội, cô ruột và các người thân mới từ Ấn Độ sang thăm từ tuần trước.
Điểm đặc biệt nhất chính là cả gia đình mặc trang phục truyền thống của người Ấn, kể cả cô nhóc Moon cũng mặc quần áo của các bé gái Ấn Độ hay mặc. Cô nhóc nhìn siêu đáng yêu, đã ra dáng bé gái Ấn Độ.
Theo chia sẻ từ phía bà mẹ, cô tổ chức sinh nhật 1 tuổi cho bé Moon với nhiều bữa tiệc khác nhau, bữa tiệc mới nhất được tổ chức tại căn hộ của gia đình với phần trang trí bóng bay, bánh sinh nhật.
Mọi người trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ mặc trang phục áo váy của người Ấn. Cả Võ Hạ Trâm và Moon đều được tết tóc, chấm son đỏ ở trán theo phong cách Ấn.
Moon tỏ ra vô cùng thích thú trong bữa tiệc sinh nhật của mình mặc dù có khá đông người.
Cô nhóc mê mẩn với những món đồ mới lạ lần đầu được thử lên người. Được biết, đây cũng là bộ trang phục mà bà nội đã mua từ bên Ấn Độ để mang sang cho bé Moon.
Mặc dù mới chỉ gặp gỡ bà nội và người thân ít ngày nhưng Moon tỏ ra khá dạn dĩ, không hề bị sợ sệt. Bé thoải mái để bà bồng bế.
Khi được mẹ Trâm pha trò, Moon cũng hợp tác cười khoái chí. Được biết, ở phần lựa chọn món đồ cho thấy nghề nghiệp tương lai, Moon liên tục lựa chọn tờ tiền dự đoán sẽ nối nghiệp ba doanh nhân.
Được biết gia đình bên nội đã đáp chuyến bay từ Ấn sang Việt Nam để đoàn tụ gia đình, mừng Moon tròn 1 tuổi.
"Vậy là gia đình mình đã đoàn tụ sau 2 năm xa cách. Bà nội và cô mua quá trời đồ cho Moon luôn" - Võ Hạ Trâm cho hay.
Trước đó nữ ca sĩ cũng từng bày tỏ mong muốn sớm cho con gái được gặp bà nội cùng người thân hoặc sang Ấn Độ quê bố, trải nghiệm những điều thú vị trên mảnh đất quê hương Vikas.
Theo chia sẻ của bà mẹ 1 con, gia đình anh Vikas 20 năm qua mới có Moon là thành viên nhí mới nhất nên sự xuất hiện của Moon vô cùng đặc biệt với tất cả mọi người.
Ngoài quần áo, bà nội còn đem theo vàng và các trang sức để làm quà tặng cho hai mẹ con Moon.
Bà nội đã chờ giây phút được bé cháu vào lòng từ rất lâu. Chính vì thế bà luôn tranh thủ từng phút giây được ở bên cạnh gia đình Võ Hạ Trâm.
Bé Moon là kết tinh tình yêu của Võ Hạ Trâm và ông xã người Ấn Độ Vikas sau 3 năm nên duyên vợ chồng. Cô bé được nhận xét là bản sao của bố vì sở hữu gương mặt quá giống bố và bà nội. Võ Hạ Trâm còn gây chú ý khi nuôi con hoàn toàn thuần chay từ trong bụng mẹ. Tuy vậy, bé Moon vẫn phát triển vượt bậc, thông minh, lanh lợi so với bạn bè cùng trang lứa.
Tiệc sinh nhật hay còn gọi là tiệc thôi nôi là một phong tục lâu đời của người Việt mang ý nghĩa là bé 12 tháng tuổi thôi sử dụng nôi và chuyển sang giường. Đây là cột mốc đầu tiên trong đời của bé nên bố mẹ rất chú trọng ngày này. Việc cúng Thôi nôi là một nghi thức tốt đẹp nhằm cảm ơn Mụ bà chăm sóc bé, và cầu mong những điều tốt đẹp cho bé. Thôi nôi sẽ bao gồm phần lễ và phần tiệc: Trong phần lễ là có việc cúng tổ tiên, cúng Mụ bà và nghi thức chọn nghề cho bé. Phần tiệc là phần chiêu đãi quan khách, họ hàng hai họ và bạn bè của bố mẹ. Trong Thôi nôi không thể thiếu hai thành phần này. Các nghi thức cần có trong phần lễ Thôi nôi 1. Cúng Mụ Bà và Đức Ông Nghi thức cúng Mụ bà và Đức Ông là nghi thức đặc biệt chỉ có lễ Thôi nôi mới có. Mân cúng càng chu đáo càng thể hiện sự biết ơn 12 hai Mụ bà đã chăm sóc và tạo ra đứa trẻ, tạ ơn Đức Ông bảo vệ cho đứa trẻ từ trong bụng mẹ và 12 tháng đầu đời. Mâm cúng 12 Mụ bà và Đức Ông cần có: – 1 con gà trống luộc xếp chéo cánh – 12 chén xôi nhỏ và 1 chén xôi lớn – 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn – 1 tô cháo lớn – một đĩa trái cây ngũ quả – 1 ly rượu nhỏ – 12 miếng trầu đã được tiêm + 1 lá trầu và 1 quả cau để nguyên – 1 bình hoa tươi – 2 cây nến – 3 cây hương – 1 bộ vàng mã Bày mâm cúng Mụ bà phải thể hiện được sự thành kính trong cách trình bày cũng như lễ vật cúng: Tất cả lễ vật cúng Mụ bà được để chính giữa hương án, hoặc có thể để lên trên hương án. Lễ vật cúng Mụ bà chia thành 12 phần giống nhau và được đặt ở phía trên, hoa quả và vàng mã đặt phía dưới. Mâm cúng Đức Ông đặt cạnh mâm cúng Mụ Bà cách 10cm. 2. Mâm cúng ông Táo, ông Tài và ông Địa Việc cúng ba ông không chỉ có ngày Thôi nôi mới cúng. Vào mỗi dịp lễ truyền thống hay các ngày lễ quan trọng của gia đình đề cúng ba ông (ông Táo, ông Địa, ông Thần tài) Mâm cúng ba ông gồm có: – Mâm trái cây ngũ quả – 1 chén chè – 1 đĩa xôi – 1 đĩa thịt luộc – 1 đĩa tôm luộc – 1 đĩa trứng luộc – 1 ly nước – 1 ly rượu – 1 đĩa trầu cau – Hương và nến – Vàng mã Mâm cúng ba ông được đặt ở ngoài trời, hoặc chia ra từng mân nhỏ đặt ở bàn thờ của mỗi ông. 3. Mâm cúng Ông Bà Tổ Tiên Mâm cúng Ông Bà Tổ tiên cũng quan trọng như mâm cúng Mụ bà và Đức Ông. Lễ vật trong mâm cúng Ông Bà Tổ tiên sẽ giống như những ngày cúng lễ khác. Cách bày trí mâm cúng thường được xếp từ cao xuống, tùy theo thiết kế bàn thờ mỗi người. 4. Nghi thức chọn nghề trong thôi nôi Sau khi cúng Mụ bà là nghi thức chọn nghề cho bé. Đây như là một sự cầu may mắn nhằm giúp bé ổn định sự nghiệp sau này. Nhiều bố mẹ sẽ tin tưởng nghi thức này sẽ ảnh hưởng lớn đến nghề nghiệp của con mình. Qua nhiều thế hệ, nghi thức chọn nghề vẫn được giữ lại đến tận bây. Để thực hiện nghi thức này, bố mẹ đặt các vật dụng như: bút, sách, máy tính, quả bóng… trên một cái mâm hoặc một tấm thảm. Sau đó đặt bé ngồi trước các vật dụng, bé đến lấy vật dụng mà mình thích. Theo quan niệm dân gian, vật nào được bé cầm đầu tiên là vật đại diện cho nghề nghiệp tương lai của bé. Sau khi nghi thức chọn nghề tương lai kết thúc, khách mời trong bữa tiệc sẽ đến hôn và tặng bé quà. |