Muốn con ngủ ngon thì phải để phòng thật yên tĩnh? - đây là một quan điểm "sai bét".
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh. Trẻ ngủ đủ giấcsẽ phát triển về cả trí tuệ và tinh thần. Vì thế việc chăm sóc cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng là một việc cần thiết mà các mẹ cần lưu ý. Tuy nhiên hiện nay, nhiều mẹ đang mắc phải một số quan niệm sai lầm về giấc ngủ của trẻ, đa số học nghĩ làm vậy sẽ tốt cho con nhưng thực chất lại không phải như vậy. Hãy cùng điểm xem, cha mẹ nên gạt khỏi đầu mình những tư tưởng gì liên quan đến giấc ngủ của con.
1. Không bao giờ đánh thức bé đang ngủ
Sự thật: Có thể các mẹ đã nghe điều này cả ngàn lần rồi và có khi đã từng làm theo khi mẹ chồng khuyên như vậy, nhưng đừng tin điều này. Theo các chuyên gia Nhi khoa, trong một vài tuần đầu, bé cần ăn liên tục gần như 2 -3 giờ một lần. Vì thế, có những khi như thế mẹ nên nhẹ nhàng đánh thức bé dậy để cho bé bú.
Việc đánh thức bé đang ngủ không những chẳng sao cả, mà còn là điều quan trọng mà các mẹ cần làm để bé có được cân nặng mạnh khỏe và phát triển một cách toàn diện nhất. Nhưng các mẹ nên lưu ý rằng, một khi bé đã đạt đủ cân nặng cần thiết, phù hợp với sự phát triển của mình, mẹ có thể để bé ngủ vào buổi tối bao nhiêu tùy bé mà không cần đánh thức bé dậy để cho bé bú. Lúc đó, các mẹ chỉ cần bảo đảm cho bé bú thường xuyên và đầy đủ vào ban ngày.
2. Quây xung quanh cũi sẽ giúp bé ngủ an toàn hơn
Sự thật: Nhiều mẹ nghĩ rằng việc đặt các miếng đệm xung quanh nôi sẽ giúp bé tránh khỏi u đầu, sứt trán hay có những vết tím bầm do va chạm vào thành nôi. Nhưng thực chất, các dụng cụ đó lại là một mối nguy hiểm cho trẻ, bởi nó có thể gây nguy cơ ngộp thở cho bé.
Các mẹ nên biết rằng, hiện tượng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh thường xuyên xảy ra khi bé đang ngủ. Khi có quá nhiều đồ dùng không cần thiết, hay chăn gối có thể khiến bé ngạt thở bất cứ lúc nào mà cha mẹ không hay. Các bé lăn và bị quấn vào các miếng đệm quanh nôi rất nguy hiểm. Do vậy, mẹ nên loại bỏ ngay những miếng đệm hoặc bất cứ thứ gì để che chắn quanh ra khỏi nôi ngay, chỉ trừ khăn trải vừa khít nôi.
3. Giữ phòng bé hoàn toàn yên ắng
Sự thật: Chắc chắn người lớn có thể cần sự yên lặng hoàn toàn để có một giấc ngủ sâu và ngon hơn, nhưng hầu hết trẻ sơ sinh lại không như vậy. Các bé sẽ thích những tiếng động chẳng hạn giống như tiếng quạt quay. Bởi từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã quá quen thuộc với những tiếng ồn bên ngoài, nhưng mẹ cũng cần đảm bảo rằng tiếng ồn đó không quá lớn khiến bé giật mình hoặc sợ hãi.
Từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã quá quen thuộc với những tiếng ồn bên ngoài, nên một vài tiếng động xùn quanh giấc ngủ của trẻ cũng không sao (Ảnh minh họa)
Trên thực tế có nhiều bé có thể ngủ rất say cho dù bên ngoài có khá nhiều tiếng ồn. Nếu bé khó ngủ, bạn có thể dùng những âm thanh nhẹ nhàng để đánh lạc hướng, giúp con ngủ ngon hơn. Đó có thể là giai điệu êm dịu của một bản nhạc không lời hoặc có thể là một bài hát ru.
4. Nên cho bé ngủ suốt đêm từ tuần 12
Sự thật: Không phải đứa trẻ nào cũng có một lịch trình giống nhau như vậy, nó còn phụ thuộc vafp rất nhiều yếu tố như sức khỏe và cân nặng của các bé. Nếu bé ăn tốt vào ban ngày, duy trì thói quen thường xuyên và kèm một chút may mắn, bé yêu của bạn sẽ ngủ suốt cả đêm vào từ tháng 12. Với những bé khác chuyện này có thể sẽ không xảy ra cho dù con đã được 3 tháng tuổi, và điều đó không có nghĩa bạn đã nuôi con không đúng cách.
Để cải thiện giấc ngủ của trẻ sơ sinh, các mẹ có thể làm một số điều để khuyến khích bé kéo dài giấc ngủ lâu hơn. Chẳng hạn như việc thiết lập thời gian ngủ đêm cố định, tạo thói quen tốt trước khi đi ngủ, để trẻ tự ngủ hay khi thấy con trở mình thì đừng vội vàng chạy đến ru con ngủ lại, hãy học cách để bé tự tìm lại giấc ngủ của mình.... Nếu có thể làm được những điều trên một cách phù hợp mẹ sẽ làm tăng hiệu suất giấc ngủ của con. Bé sẽ ngủ ít nhất đc từ 6-8 tiếng mỗi đêm trong khoảng 4-6 tháng tuổi.
5. Cho bé ngủ trễ sẽ ngăn bé dậy quá sớm vào buổi sáng
Sự thật: Nghe có vẻ đây là việc làm rất hợp lý nhưng thực ra điều này hầu như luôn ngược lại. Tại sao lại như vậy? Nếu buổi tối hôm trước, bé thức quá khuya sẽ khiến bé mệt và khi đã mệt sẽ khiến con quấy khóc và đến lúc đó mẹ sẽ mệt mỏi hơn nhiều. Sau một hồi quấy khóc, khi rơi vào giấc ngủ, con sẽ thường ngủ nướng vào buổi sáng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo thành một thói quen ngủ không tốt cho bé, bởi mẹ sẽ rất khó khăn để con quay trở lại giấc ngủ ngắn vào buổi sáng. Để tình trạng này không diễn ra hãy cho con ngủ sớm hơn thường lệ 30 phút, bé sẽ ngủ mau hơn, ngủ ngon và tỉnh táo hơn vào sáng hôm sau.
6. Cho chó ngủ trong phòng của bé cũng không sao
Sự thật: Học viện Nhi Khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo các bậc cha mẹ không bao giờ để trẻ ở một mình trong phòng với vật nuôi ngay cả khi vật nuôi này chỉ ngủ trong phòng cùng trẻ. Vì đã có khoảng 600.000 trẻ bị chó cắn mỗi năm và nghiêm trọng tới mức cần phải điều trị y tế. Thậm chí, một con mèo hiền lành nhất cũng có thể gây tổn thương cho bé bằng những vết cào. Và đã có rất nhiều trường hợp, thủ phạm gây nên các thương tích cho trẻ chính là những con thú cưng trong nhà. Thế nên để đảm bảo an toàn cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh, các mẹ nên giữ phòng ngủ của bé “an ninh” bằng cách không được cho thú nuôi ở gần nơi bé ngủ.
7. Thêm ngũ cốc vào bình sữa của bé sẽ giúp bé ngủ suốt đêm
Sự thật: Chẳng có bằng chứng nào cho thấy việc thêm ngũ cốc vào bình sữa bú trước khi ngủ sẽ giúp bé ngủ lâu hơn, vì thế mẹ không nên làm thế. Trên thực tế, việc thêm ngũ cốc vào bình sữa của con sẽ làm tăng lượng calo mà bé hấp thụ, và một số nghiên cứu chỉ ra rằng cho bé chưa đến 4 tháng ăn thức ăn đặc có thể làm cho bé mắc bệnh béo phì. Các chuyên gia khuyên các bậc cha mẹ nên đợi đến khi con mình được 4-6 tháng mới bắt đầu cho bé ăn dặm và luôn luôn dùng muỗng đúc thức ăn đặc cho bé để tránh bé bị sặc nếu cho bé ăn bằng bình sữa.
Tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ, chẳng như nếu bác sĩ khuyến cáo bổ sung ngũ cốc để điều trị chứng trào ngược. Trong những trường hợp ngoại lệ này thì mẹ cần làm theo khuyến cáo của bác sĩ thật cẩn thận.