Phương Trinh Jolie tiết lộ tình trạng bản thân sốt mấy ngày liền vì bị tắc tia sữa còn con trai nhỏ lại bị rôm sảy.
Hơn 1 năm về chung một nhà, Phương Trinh Jolie và Lý Bình hạnh phúc đón quý tử Tyga chào đời. Nữ diễn viên cho biết đã sử dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm để tìm kiếm con thứ 2 sau 10 năm sinh con đầu lòng. Vài ngày trước, Phương Trinh Jolie và Lý Bình đã tổ chức bữa tiệc đầy tháng cho quý tử. Nhóc tì sở hữu vẻ ngoài điển trai y hệt bố, Tyga trông rất đáng yêu và vô cùng bụ bẫm với mái tóc đen và dày.
Quý tử 1 tháng tuổi nhà Phương Trinh Jolie rất đáng yêu
Cũng như nhiều người mẹ khác, Phương Trinh Jolie nuôi con bằng sữa mẹ và đã bắt đầu vắt sữa cho con từ ngày thứ 2 sau khi sinh mổ. Bà mẹ trẻ thừa nhận rất vất vả khi phải canh thời gian sát sao để hút sữa cho con. Nữ diễn viên chia sẻ sau khi sinh con, cô thực hiện việc hút sữa 5-6 lần/ ngày, 2 bên được khoảng 80ml. Phương Trinh cũng chịu khó ăn những món ngon, lợi sữa để có lượng sữa dồi dào cho con bú. Thời gian hiện tại, Phương Trinh Jolie hút sữa đều đặn hơn, khoảng 10-12 lần/ ngày.
Phương Trinh Jolie vất vả hút sữa cho con
Hành trình làm mẹ bỉm không hề dễ dàng, dù đã cố gắng chăm sóc kĩ càng nhưng mới đây, Phương Trinh Jolie bất ngờ tiết lộ tình trạng sức khoẻ đáng lo ngại của bản thân cùng con trai. Cụ thể, mẹ bỉm cho biết: "Mẹ bị tắc tuyến sữa sốt mấy ngày nay nên không livestream nổi, bé Tyga thì bị nổi rôm sẩy. Hai mẹ con cố gắng lên nào".
Phương Trinh sốt mấy ngày vì tắc tia sữa
Chia sẻ của Phương Trinh Jolie khiến dân tình không khỏi lo lắng. Rất nhiều cư dân mạng liên tục bình luận phía dưới bài đăng của nữ diễn viên để chia sẻ những cách thức giúp mẹ bỉm Phương Trinh Jolie mau vượt qua nỗi đau tắc tia sữa.
Cư dân mạng đồng cảm với cảnh tắc tia sữa của Phương Trinh Jolie
Nếu ai đã từng làm mẹ đều biết việc tắc tia sữa đau đớn đến mức nào, chưa kể việc bé sơ sinh nổi rôm sẩy cũng là điều khiến các mẹ ‘’đau đầu’’ không ít. Chính vì vậy các mẹ cần phải trang bị đầy đủ kiến thức hoặc nghe tư vấn từ bác sĩ để có được cách chữa trị hiệu quả nhất.
5 cách thông tắc tia sữa cho mẹ
Tắc tia sữa xảy ra khi ống dẫn sữa trong vú bị tắc hoặc sữa thoát kém, không được giải phóng khỏi bầu ngực. Mẹ gặp phải trường hợp này nếu vú không hoàn toàn trống rỗng sau khi cho con bú, nếu con bỏ bú hoặc nếu mẹ đang bị căng thẳng thì hiện tượng này rất dễ xảy ra.
Thông thường có thể điều trị các triệu chứng của ống dẫn bị tắc tại nhà. Hầu hết các ống dẫn bị tắc sẽ giải quyết trong vòng 1-2 ngày hoặc không cần điều trị. Hãy thử áp dụng 5 cách sau:
- Tiếp tục cho con bú: Dù rất đau nhưng mẹ không nên dừng việc cho bú, điều quan trọng là phải giải quyết ống dẫn sữa bị tắc trước tiên và tiếp tục cho con bú. Điều này làm giảm nguy cơ tắc nghẽn phát triển thành viêm vú. Nếu cảm thấy đau đớn khi cho con bú vì núm vú bị đau, mẹ có thể vắt sữa thay thế trong một thời gian.
- Sử dụng máy vắt sữa: Cần làm rỗng hoàn toàn bầu vú sau khi bé bú xong. Nếu bé bú sữa quá ít thì mẹ hãy thử ép vú và vắt sữa sau khi cho bú để ngực được trống. Cho con bú hoặc vắt sữa thường xuyên hơn nếu vú căng tức một cách khó chịu. Khoảng cách giữa các lần cho bé bú quá dài cũng có thể làm cho ống dẫn sữa bị tắc.
- Massage trước và trong khi cho bé bú: Nhẹ nhàng xoa vú tập trung vào bất kỳ cục u hoặc vùng đau nào bằng đầu ngón tay hoặc lòng bàn tay trước và trong khi cho bé bú. Có thể bắt đầu cho bú từ bên no trước để bé có thể làm mềm vú và thông ống dẫn sữa bị tắc.
- Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước: Sau khi sinh, cơ thể mẹ mệt mỏi, bị giảm sức khỏe vì vậy, mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều để hồi phục cơ thể. Mẹ cần phải ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước đặc biệt giai đoạn đầu, giữ tinh thần thoải mái. Nhiều mẹ bị tắc sữa nghiêm trọng do căng thẳng và lo lắng quá mức dẫn đến rối loạn âu lo khi tìm biện pháp xử lý.
Nếu cục u vẫn chưa tan sau một hoặc hai ngày, hoặc các triệu chứng xấu đi (ví dụ như sốt và các triệu chứng giống như cúm), hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
3 cách chữa rôm sảy cho trẻ hiệu quả, an toàn
Rôm sảy xuất hiện chủ yếu ở những vị trí như cổ, vai, ngực, da đầu, lưng hoặc ở kẽ nách, háng. Triệu chứng là nổi các mụn nước dưới da, sau đó nổi mẩn đỏ khiến trẻ quấy khóc vì ngứa. Bệnh có thể tự khỏi, không gây tác hại gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do quá ngứa, trẻ gãi nhiều khiến da bị xây xát và nhiễm khuẩn. Vì thế mẹ cần bỏ túi 3 cách chữa trị sau:
- Giữ da con luôn thoáng mát: Mẹ nên lưu ý rằng, thời tiết nắng nóng chính là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị rôm sảy. Mẹ cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng khí, hạn chế cho con đến chỗ đông đúc và bí gió. Cần tắm cho bé thường xuyên, giữ da thông thoáng để không bị bít tắc lỗ chân lông, mao mạch,... Ngoài ra, khi thay quần áo cho con, mẹ nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, tã lót mỏng, thấm hút mồ hôi.
- Trị rôm sảy an toàn bằng các mẹo dân gian: Lá khế, lá dâu tằm, mướp đắng, chanh tươi… đều là các bài thuốc dân gian trị rôm sảy cho bé cực kỳ hiệu nghiệm.
- Bôi kem trị rôm: Trong trường hợp nặng, nốt rôm mọc thành mảng lớn, dày đặc, tấy đỏ, mẹ nên bôi kem trị rôm cho trẻ giúp con đỡ ngứa ngáy, ngăn ngừa biến chứng về sau. Tuy nhiên, mẹ cần cẩn trọng vì làn da bé còn non nớt, tốt nhất mẹ nên gặp bác sĩ có chuyên môn tư vấn kĩ trước khi sử dụng kem bôi.