Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ

Ngày 26/06/2018 06:00 AM (GMT+7)

Theo PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng - Ủy Viên ban chấp hành hội Tai Mũi Họng, việc cha mẹ cầm bình xịt sai cách khiến cho việc trẻ không những không khỏi bệnh mà còn bị chảy máu mũi.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ - 1

CLICK để xem livestream buổi Tọa đàm

Hiện nay chất lượng không khí chúng ta đang hít thở ngày càng trở nên tệ hơn. Theo báo cáo về chỉ số năng lực quản lý môi trường (EPI) năm 2017, chất lượng không khí của Việt Nam xếp hạng 123 trên tổng số 132 quốc gia và dự đoán còn có thể tụt xuống vị trí 125.

Cũng trong năm 2017, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo: Hà Nội đứng trước nguy cơ lọt vào nhóm các thành phố bị ô nhiễm không khí nhất trên thế giới. Tình trạng này cũng đang ở mức báo động với không ít thành phố tại Việt Nam như: Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương,…

Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ - 2

Trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề. (Ảnh minh họa)

Đáng lo ngại hơn khi vào năm 2016, Việt Nam cũng đã rơi vào nhóm 10 quốc gia ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới hiện nay. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng ô nhiễm nặng nề này là do hàm lượng khí thải và bụi trong không khí ngày càng tăng cao và có dấu hiệu vượt chuẩn.

Với những mối nguy hại luôn tiềm ẩn xung quanh như hiện nay thì nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp cũng tăng cao. Tại Việt Nam, bệnh lý về đường hô hấp đang có tỷ lệ người mắc cao nhất (17,3%) trong cơ cấu 5 bệnh tật tại Việt Nam (gồm: bệnh hô hấp, chửa đẻ và sau đẻ, bệnh hệ tuần hoàn, bệnh hệ tiêu hóa, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh) và có tỷ lệ tử vong đứng thứ 2 (16,9%) sau bệnh hệ tuần hoàn. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng thấp sẽ càng dễ mắc bệnh hơn.

Điều đáng nói là hầu hết các bậc cha mẹ vẫn chưa biết cách bảo vệ sức khỏe đường hô hấp cho bản thân và trẻ nhỏ vì thế dễ dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ - 3

PGS.TS.BS Đặng Xuân Hùng - Ủy Viên ban chấp hành hội Tai Mũi Họng. Bác sĩ Bạch Thiên Phương là Trưởng Khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Nhi đồng thành phố.

Để góp phần giúp các bậc phụ huynh thấu hiểu về những nguy cơ mắc bệnh hô hấp và những thói quen bảo vệ gia đình trước tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, Tạp chí điện tử Khám Phá, Trang thông tin phụ nữ Eva.vn phối hợp với nhãn hàng thuốc xịt mũi Xisat tổ chức buổi livestream: Những sai lầm trong bảo vệ đường hô hấp trước ô nhiễm không khí và thói quen hiệu quả 1-2-3 xịt sạch mỗi ngày.

Chương trình có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia: PGS.TS.BS - Chủ tịch Hội Thính học TP.HCM - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam: Đặng Xuân Hùng và trưởng khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Nhi đồng Thành phố – bác sĩ Bạch Thiên Phương, với sự dẫn dắt của MC Phương Thảo - một bà mẹ hiện đại cũng rất quan tâm tới sức khỏe gia đình.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ - 4

MC Phương Thảo.

Cách bảo vệ hệ hô hấp cho trẻ

Theo trưởng khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Nhi đồng Thành phố – bác sĩ Bạch Thiên Phương, trẻ em luôn là đối tượng dễ mắc bệnh hô hấp trong bất kể thời tiết nắng nóng hay ẩm thấp, mưa nhiều hay sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài và bên trong.

Tại bệnh viên Nhi đồng thành phố, mỗi ngày lượng bệnh nhi đến khám đã tăng từ 2-3 lần so với các thời điểm khác trong năm. Trong đó có 70% trẻ bị nhiễm viêm đường hô hấp trên.

Trẻ bị viêm mũi họng cấp thường có các xấu hiệu như là sốt, ho, ho khan, kém ăn, sổ mũi trong.

Ở nhà, các bậc phụ huynh nên:

- Theo dõi, lau mát hạ sốt cho trẻ. Nhỏ mũi bằng nước mũi sinh lý đồng thời cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho bé. Nếu sức đề kháng tốt bé sẽ khỏi bệnh dần, bé có sức đề kháng kém có thể dẫn đến viêm phổi...

- Ba mẹ cần tránh gió lùa vào nơi ngủ của trẻ.

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ

- Vệ sinh mũi thường xuyên hoặc theo định kỳ nhằm loại bỏ những chất nhầy, chất bẩn trong mũi.

- Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ, ngực, gan bàn chân. Thời tiết lạnh cần vệ sinh họng miệng thường xuyên, đánh răng ngày hai lần trước và sau khi đi ngủ.

- Tránh không cho trẻ tiếp xúc với vùng lây bệnh.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ - 5

Bác sĩ Xuân Hùng và bác sĩ Bạch Thiên Phương tham gia chương trình.

Theo PGS.TS.BS - Chủ tịch Hội Thính học TP.HCM - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam: Đặng Xuân Hùng, chúng ta đã biết riêng việc dùng khẩu trang cho cả người lớn và trẻ nhỏ khi tham gia giao thông là việc làm cực kì hiệu quả trong việc bảo vệ hệ hô hấp. Nếu chúng ta không sử dụng dụng khẩu trang thì lượng bụi bẩn đi vào phổi rất nhiều còn nếu dùng khẩu trang, lượng này sẽ giảm đi đáng kể, lên đến 90%.

"Tuy nhiên điều đó là chưa đủ. Chúng ta cần chủ động hơn nữa vì mũi là cơ quan tiếp xúc thường xuyên với môi trường nên cần vệ sinh mũi để loại bỏ bụi bẩn đi vào các hốc xoang bằng nước muối sinh lý hoặc các sản phẩm nước biển sâu đã qua kiểm duyệt" - Bác sĩ Xuân Hùng cho hay.

Một số sai lầm của cha mẹ khi chữa các bệnh về đường hô hấp cho trẻ

Theo bác sĩ Thiên Phương, các phương pháp vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang được sử dụng hiện nay là dùng nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu nhỏ từ 2-3 giọt vào mũi cho trẻ và dùng bóng hút để hút sạch bụi bẩn.

Động tác này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần khi nào thấy nước rửa ra trong có nghĩa là mũi bé đã sạch thì có thể ngưng. Với các bé lớn hơn có thể dùng bình xịt sâu phun xương.

Tuy nhiên cần phải lưu ý:

Các bình xịt phải đạt được độ chuẩn về vô trùng cũng như nồng độ để phù hợp với niêm mạc mũi. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm nước biển sâu hoặc nước muối sinh lý được điều chế đúng nồng độ phù hợp với cơ thể

Thứ hai là sử dụng bình xịt phải đạt được áp lực chuẩn. Một số bà mẹ sai lầm khi dùng xi lanh thông thường bơm nước muối xịt thẳng vào mũi trẻ, lượng nước muối không được điều chỉnh, áp lực nhiều lúc phụ thuộc vào tay của mình thì hơi mạnh làm bé dễ bị sặc. Vì thế, tốt nhất nên dùng những bình phun sương tạo những hạt mịn đi sâu vào khoang mũi giúp mũi bé sạch sẽ hơn.

Thứ ba là khi vệ sinh mũi cho bé luôn luôn phải để đầu cao hơn thân giúp cho chất bẩn bị đẩy ra ngoài chứ không ngược dòng vào trong gây ra viêm tai giữa hay mủ.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ - 6

Nên sử dụng các bình xịt vô trùng và đạt tiêu chuẩn về áp lực - bác sĩ Hùng cho hay.

Cách xịt mũi đúng cho trẻ nhỏ

Sản phẩm nước biển sâu hiện tại đang bán trên thị trường có rất nhiều loại, có những loại dành cho trẻ nhỏ với đầu áp lực phù hợp an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, sau khi xịt cần sử dụng đầu hút để hút đi những phần bụi bẩn. Bên cạnh đó cha mẹ tuyệt đối không nên dùng miệng để hút mũi cho bé sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng từ người lớn cho bé.

Dưới đây là một số câu hỏi của độc giả gửi về được các bác sĩ trả lời:

Câu 1:

Con tôi 5 tuổi, cháu thường xuyên bị bệnh lý về hô hấp như là hắt xì, sổ mũi, nước mũi rất là nhiều. Gia đình đã tìm nhiều loại thuốc để chữa trị cho cháu, trong đó có dùng cả nước muối sinh lý.

Bác sĩ cho hỏi, giữa công dụng của nước biển sâu xisat và nước muối sinh lý khác nhau như thế nào khi vệ sinh cho trẻ? và cái nào thì phù hợp hơn?

Bác sĩ Xuân Hùng:

Nước biển sâu được sản xuất công nghiệp và nước biển này được lấy tại những địa điểm rất đặc biệt trên một vùng biển đặc biệt để nó có những hàm lượng rất sinh lý đối với con người.

Vì nước biển có rất nhiều thành phần như Nacl (85%), kẽm, magie, đồng (15%).

Trong đó những thành phần như kẽm, magie, đồng giúp phục hồi các lớp niêm mạc bị tổn thương, sát khuẩn và làm cho hệ thống tế bào được mạnh mẽ hơn.

Nước biển sâu được chế biến bao gồm các thành phần có thể kháng khuẩn với vi trùng.

Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ - 7

3 bước sử dụng bình xịt mũi cho trẻ.

Còn nước muối sinh lý hay dùng chỉ đơn giản là nước sôi để nguội và nước muối có hàm lượng không chắc chắn và không rõ ràng, có nhiều thành phần khác.

Vì thế nước muối sinh lý và nước biển sâu hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, từ ngày xưa mọi người đều sử dụng nước muối sinh lý nhưng khi nước biển sâu được chế biến sẽ đạt chất lượng hơn được dùng thoải mái cho trẻ em và người lớn. Đặc biệt nằm ở chỗ cách sử dụng giúp cho việc dùng có hiệu quả hơn.

Cách dùng bình xịt cho trẻ và người lớn đúng cách để không bị chảy máu mũi:

Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ - 8

Dùng tay phải cầm bình xịt hướng đầu van về bên trái để xịt đồng thời nghiêng đầu về bên trái.

Dùng tay trái cầm bình xịt hướng đầu van về bên phải để xịt đồng thời nghiêng đầu về bên phải.

Đối với trẻ nhỏ cần làm chậm và từ từ.

Câu hỏi 2:

Rửa mũi nhiều cho trẻ có bị ảnh hưởng gì đến hô hấp như nhờn thuốc không? - Đỗ Tuyết Minh.

Bác sĩ Bạch Thiên Phương:

Nước muối sinh lý và nước biển sâu chỉ thực sự tốt cho những trẻ bị tình trạng viêm mũi... Chúng ta nên dùng bình xịt đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến lớp niêm mạc mũi của trẻ.

Chúng ta cũng có thể sử dụng hàng ngày nhưng không nên sử dụng nhiều lần quá trong một ngày. Nếu trẻ bị tình trạng nhức mũi sau 3 ngày sử dụng không cải thiện thì cần đưa trẻ đi thăm khám.

Câu hỏi số 3:

Trẻ ngồi trong phòng máy lạnh có cần vệ sinh mũi thường xuyên hay không?

Bác sĩ Xuân Hùng:

Bản thân trong phòng máy lạnh cũng chứa vi khuẩn gây các nguy cơ bệnh, nhất là nấm. Những vi khuẩn không được toát ra ngoài, bị ứ đọng. Vì vậy người lớn và trẻ nhỏ trong phòng máy lạnh vẫn nên vệ sinh mũi ít nhất 2 lần mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe niêm mạc mũi.

Câu hỏi số 4:

Gia đình tôi có một cháu 3 tuổi và 5 tuổi có được dùng chung 1 lọ nước muối không? nếu bình đã hết có được đổ vào dùng tiếp không?

Bác sĩ chỉ ra sai lầm tai hại khi mẹ dùng xi lanh thông thường rửa mũi cho trẻ - 9

Bác sĩ Bạch Thiên Phương:

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất và của các bác sĩ chúng ta không nên sử dụng bình xịt chung mặc dù sản phẩm này dùng được cho trẻ em vì mỗi bé có cơ địa khác nhau. Bên cạnh đó, nếu bé này bị bệnh có thể lây chéo cho nhau nếu sử dụng chung.

Theo tôi mẹ nên mua hai bình sử dụng cho hai bé. Khi đã dùng hết rồi, chúng ta nên bỏ đi, không nên mở nắp ra đổ nước vào sẽ khiến nước xịt không còn vô trùng nước mà còn gây hại.

Câu hỏi 5:

Nhiều mẹ hay sử dụng phương pháp hút mũi vệ sinh khiến bé rất khó chịu. Vậy nên dùng phương pháp nào là tốt nhất?

Bác sĩ Bạch Thiên Phương:

Theo tôi nên dùng bình xịt mũi và sau khi xịt mũi xong nên hút mũi để diệt hết vi trùng ra ngoài. Tuy nhiên mẹ cần nhớ các nguyên tắc sau:

- Hút mũi khi được bác sĩ hướng dẫn

- Không nên dùng miệng hút mũi

- Không nên hút mũi quá nhiều gây tổn thương niêm mạc mũi bé

- Phải dùng sản phẩm an toàn cho bé được các bác sĩ khuyên dùng.

Việc hình thành thói quen rửa mũi cho bé nên được bắt đầu ngay từ nhỏ. Bé lớn hơn có thể dạy con cách tự xịt mũi ra ngoài.

Hoàng Dương.
Nguồn: [Tên nguồn].