Sinh con xong chỉ biết nằm khóc, mẹ HN mắc bệnh tâm thần vì chồng không tâm lý

Ngày 27/12/2018 10:25 AM (GMT+7)

Theo chị N.Q. chia sẻ, sau sinh bé đầu chị khóc suốt một tháng. Mặc dù biết mình bị mắc các vấn đề về tâm thần, mang tâm bệnh và cố gắng vượt qua nhưng đến khi sinh bé thứ 2 chị vẫn khóc suốt 1 tuần.

Hiện nay, những bệnh nhân nữ nhập viện do gặp các vấn đề về tâm thần chiếm số đông. Thậm chí, một số bệnh viện tâm thần tỉ lệ bệnh nhân nữ điều trị chiếm 2/3 so với nam giới bởi họ đều phải trải qua quá nhiều áp lực từ việc nhà, việc cơ quan tới các mối quan hệ công việc, giao tiếp ngoài xã hội.

Các chứng bệnh cơ thể dai dẳng không rõ nguyên nhân rất có thể là biểu hiện của chứng trầm cảm và lo âu thuộc chuyên khoa tâm thần. Tuy nhiên, họ không hề biết đó chính là triệu chứng của bệnh tâm thần. Ngay cả khi đã được bác sĩ chuyển khám chuyên khoa tâm thần họ lại ngần ngại không đi khám.

Sự thiếu hiểu biết về sức khoẻ tâm thần cùng với tâm lý kỳ thị với bệnh tâm thần là nguyên nhân khiến cho nhiều người mắc bệnh tâm thần mà không biết, khiến nhiều người bệnh không được điều trị đúng thầy, đúng thuốc.

Chính vì vậy, đã có không ít những câu chuyện đáng buồn xảy ra như mẹ giết con do không được khám chữa kịp thời. Điều này gióng lên hồi chuông kêu gọi mọi người nên nhìn nhận đúng đắn về việc bảo vệ sức khoẻ tâm thần, đặc biệt là chị em phụ nữ.

Đến bây giờ, chị N.Q. (40 tuổi, Hà Nội) vẫn nói vui rằng mình được “chiều quá hóa bệnh” bởi chính sự yêu chiều, quan tâm của mọi người dành cho mình khiến chị lại lo lắng hơn dẫn đến mắc các vấn đề về tâm lý, tâm thần.

Sinh con xong chỉ biết nằm khóc, mẹ HN mắc bệnh tâm thần vì chồng không tâm lý - 1

Chị N.Q. ý thức được mình mang tâm bệnh nên luôn chủ động đến khám bệnh.

Chữa trị khắp nơi không tìm ra bệnh

Chị N.Q. kết hôn năm 27 tuổi. Khoảng những năm 2013-2014, chị phát hiện mình bị bệnh tăng huyết áp lên tới 170-180 khi đi khám sức khỏe ở công ty. Sau 2 năm điều trị tăng huyết áp nhưng vẫn không ổn định, thậm chí huyết áp càng ngày càng tăng lên, chị quyết định đi kiểm tra tất cả các bệnh viện để tìm ra nguyên nhân.

Bệnh viện 108, bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bưu Điện và cả viện Tim mạch, tất cả đều không có kết quả và không có nguyên nhân. “Mình đi khám Bệnh viện Bạch Mai và tất các các bệnh viện chuyên khoa tim mạch đều bảo huyết áp vô căn. Hồi đó mình hơn 30 tuổi, sàng lọc hết để xem có bệnh gì về vật lý không mà dẫn đến huyết áp tăng cao như vậy.

Mình kiểm tra chức năng thận, tim mạch. Tim mạch tốt chỉ còn thận có một chỉ số tuyến thực thận lên tới mười mấy nghìn và người ta kết luận mình bị u tuyến thượng thận nhưng mình đi scan kiểm tra u nằm đâu thì không có u.

Sau đó mình nghĩ có khi nào mình mắc bệnh tâm lý và mình hỏi bác sĩ nhưng họ khẳng định là không. Mình nhớ đó là năm 2015, mình cũng đề xuất bác sĩ cho hội chẩn để giải thích vấn đề của mình nhưng không được”, chị Q. kể.

Sau khi được mách đi kiểm tra tâm lý ở Viện Sức khỏe Tâm thần Bạch Mai chị mới biết nguyên nhân dẫn đến tuyến thượng thận lên cao đó là do stress và trầm cảm dẫn đến bởi mỗi một lần căng thẳng, thận sẽ tiết ra hocmon để chống lại sự căng thẳng đó, hocmon tuyến thượng thân tăng cao sẽ dẫn đến huyết áp cao.

Sinh con xong chỉ biết nằm khóc, mẹ HN mắc bệnh tâm thần vì chồng không tâm lý - 2

Chị bị áp lực công việc nên dẫn đến mắc các vấn đề về tâm thần, bị stress. 

Nguồn cơn của căn bệnh là do chăm con và công việc

Chị Q. bảo, sau khi biết kết quả của bác sĩ cũng như tìm hiểu, chị mới xâu chuỗi lại những năm qua và chị nhận ra mình mắc các vấn đề tâm thần như stress từ năm 2012 do áp lực công việc, chồng lại không tâm lý.

Khi sinh con trai đầu, thời điểm đó chị đã khóc suốt một tháng trời mà không rõ nguyên nhân. Mỗi khi nhìn con ngủ không biết làm gì chị cũng khóc, bị zona bình thường chị cũng khóc hay chồng về không đúng giờ chị cũng khóc. Thậm chí, mẹ không chăm sóc quan tâm mình cũng khóc. Một tháng liền chị khóc với những lý do vô cớ. Không những vậy, có những thời điểm chị cảm thấy buồn chán không muốn chăm con nhưng sau đó lý trí chị đã vượt lên tất cả để nhận ra và ổn định.

“Đó cũng là thời điểm mình bị đau dạ dày, đi khám bệnh bác sĩ bảo stress dẫn đến đau dạ dày chứ không phải do nguyên nhân là mình đau dạ dày. Con trai đầu được 1-2 tháng mình đau dạ dày không ngủ được, khi đó stress dẫn đến vấn đề đau vật lý.

Lần đẻ thứ 2 mình đã nhận thức được mình sẽ bị vấn đề trầm cảm sau sinh. Mình luôn nói sẽ biết tự khống chế nhưng đến lúc đấy mình cũng không kiềm chế được. Lần thứ 2 sinh mình vẫn khóc 1 tuần dù nhận thức được vấn đề. Mình đặt ra nhiều tiêu chí không nên bị cảm xúc chi phối nhưng mình không kiểm soát được, tự nhiên như thế thôi”, chị Q. tâm sự.

Đến bệnh viện tâm thần mới biết mình mang tâm bệnh

Vậy là từ đó chị điều trị vấn đề về tâm thần ở bệnh viện Bạch Mai. Quá trình điều trị bệnh, chị được bác sĩ khuyên bỏ thuốc huyết áp nhưng chị vẫn sử dụng bởi chị sợ. Thời điểm điều trị đó, bác sĩ đã tăng liều, kết hợp thuốc 2 trong 1 rồi 3 trong 1 nhưng huyết áp vẫn không hề giảm. Vì vậy, thuốc điều trị gần như không có tác dụng, huyết áp của chị chỉ giảm khi chị cảm thấy bình thường trở lại.

Chị Q. kể, có thời điểm một năm liền, một tháng chị phải gọi 115 một lần vì huyết áp lên cao, run bắn đến sợ hãi, hai con phải thay nhau ở bên cạnh mỗi lần chị đo huyết áp. Và có những thời gian đỉnh điểm các bác sĩ đã khuyên chị vứt máy đo huyết áp, mặc kệ và không nghĩ đến nó nữa nhưng không hiểu sao chị vẫn không thể bỏ được. Chị không yên tâm dù tâm trạng rất mệt mỏi, lo lắng mỗi lần đo huyết áp lại càng cao.

Lý giải về điều này, chị Q. cười cho biết, có lẽ mình được chiều quá hóa hư nên mới mắc tâm bệnh. “Chồng mình không tâm lý lắm nhưng mình ở bên ngoại có mẹ với anh chị em cực kỳ tâm lý. Tuy nhiên được gia đình yêu chiều, nâng niu quá làm mình lại thành dở hơi. Mình bị vấn đề này nhìn mọi người lo lắng tự nhiên mình lo lắng ngược trở lại cho mọi người.

Khi mình mắc bệnh, mẹ mình luôn nói một câu dù trong nhà có việc gì cũng không được nói với mình. Mẹ mình cũng bị huyết áp cao nên cũng bảo dù mẹ có làm sao mình cũng không được lo lắng. Cả nhà ngoại mình đều bị huyết áp cao, mình nghĩ do di truyền nhưng 1 phần là do tâm lý. Mẹ mình bị huyết áp 3 lần tai biến, nên trong đầu mình lúc nào cũng có sự lo lắng cho gia đình. Đấy là thứ dẫn đến bệnh của mình”.

Sinh con xong chỉ biết nằm khóc, mẹ HN mắc bệnh tâm thần vì chồng không tâm lý - 3

Sau khi điều trị, bỏ thuốc huyết áp và uống thuốc điều trị vấn đề về tâm thần cũng như tập yoga, thiền, chị đã cân bằng được cuộc sống. 

Chị Q. cho biết, 8 tháng nay kể từ khi đến khám Bệnh viện tâm thần Ban ngày Mai Hương tình trạng bệnh của chị đã cải thiện được hơn, đặc biệt chị đã bỏ được thuốc huyết áp, thứ thuốc mà từ trước chị luôn nghĩ không đúng với bệnh của mình nhưng vẫn uống vì vấn đề tâm lý mà không dám bỏ.

Ngoài ra, chị đặt hết niềm tin vào đơn thuốc của bác sĩ cũng như tập yoga, thiền, sau thời gian điều trị, chị đã về trạng thái cân bằng, không còn căng thẳng, stress như trước đây. Chồng chị cũng quan tâm hơn, anh đi mua thuốc cho chị và hỗ trợ chị công việc gia đình.

Đón đọc kỳ 2: Chồng kỹ tính, con mắc bệnh tâm thần khiến mẹ U50 cũng mắc bệnh tâm thần theo vào 10h ngày 31/12.

Trầm cảm sau sinh, bà mẹ sinh cặp trai gái xinh xắn vẫn vỗ bụng ngơ ngẩn: Đã đẻ đâu
Chị Du Thị Sáu bị trầm cảm sau sinh không nhớ các con nhưng chị vẫn nhớ những bác sĩ đã giúp chị có được niềm hạnh phúc làm mẹ sau 10 năm mong ngóng.
Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội