Nổi tiếng là người có quan hệ phức tạp, sự ra đi bất ngờ của Marylin dẫn đến nhiều dấu hỏi.
Marilyn Monroe, một trong những nữ diễn viên nổi tiếng nhất của thế kỷ 20, biểu tượng gợi cảm của Hollywood, đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 5/8/1962. Lúc đó, người đẹp tóc vàng mới 36 tuổi, đang ở độ chín muồi về nhan sắc và đỉnh cao của sự nghiệp. Kết quả pháp y kết luận, Marilyn đã tự vẫn bằng thuốc ngủ, và ra đi sau khi lâm vào tình trạng hôn mê do dùng thuốc ngủ quá liều.
Marilyn Monroe - biểu tượng nhục cảm của thế kỷ 20.
Dù kết luận của các cơ quan điều tra đã khá rõ ràng, nhưng hơn nửa thế kỷ qua, cái chết đột ngột của mỹ nhân này vẫn không thôi ám ảnh nhiều thế hệ khán giả. Là một người nổi tiếng với mối quan hệ khá phức tạp với nhiều người, trong đó điển hình của cố tổng thống John Kenedy, nên sự ra đi đột ngột của Marylin đã đưa đến nhiều dấu hỏi. Nhiều cuộc điều tra đã được tiến hành, những giả thuyết khác nhau đã được đặt ra nhưng chưa có kết luận nào được coi là chính xác 100%.
Mâu thuẫn về thời gian và lời khai
Dựng lại hiện trường vụ tự vẫn.
Sở dĩ cái chết của Marilyn Monroe dấy lên nhiều nghi hoặc, chủ yếu là do nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề thời gian xảy ra vụ việc, trong đó có nhiều yêu tố dường như mâu thuẫn và thiếu tính thuyết phục. Mọi nghi vấn đổ dồn vào khoảng thời gian nữ diễn viên nhận cuộc điện thoại cuối cùng đến 5 giờ sáng ngày 5/8, khi cô được phát hiện là đã chết. Trước đó, ngày 3/8, Marilyn đã được kê đơn thuốc an thần liều mạnh, bởi chính bác sĩ tâm lý của cô, dùng đề điều trị chứng mất ngủ kéo dài. Lọ thuốc 25 viên này được tìm thấy rỗng không gần thi thể của nữ diễn viên.
5h chiều (ngày 4/8/2962): Bác sĩ tâm lý Ralph Greenson rời khỏi nhà của Marilyn sau một buổi điều trị chứng trầm cảm cho nữ diễn viên.
7h30 tối: Peter Lawford, anh rể của cố tổng thống Kohn Kenedy gọi điện mời Marylin đến dùng bữa tối, và theo lời khai sau này, ông mô tả những gì nữ minh tinh nói khá lộn xộn và càng về sau càng khó hiểu, bị ngắt quãng bởi lời chào tạm biệt có phần thô lỗ. Peter có gọi điện lại nhưng gặp tín hiệu máy bận từ đầu kia. Ghi nhận của cảnh sát cho biết đây là cuộc điện thoại cuối cùng mà Marilyn đã nhận. Hơn 20 năm sau, vợ của Peter miêu tả ông này là kẻ nói dối thành bệnh.
Peter Lawford - một nhân chứng trong vụ tự vẫn.
8h tối: Peter Lawford nhờ Eunice Murray, quản gia của Marilyn kiểm tra tình trạng của cô. Peter nhận được hồi đáp là cô vẫn ổn. Không mấy tin tưởng, Peter đã cố tìm cách liên lạc với Marilyn nhưng nhận được lời khuyên từ một người bạn luật sư là hãy tránh xa nhà riêng của người đẹp, bởi những ồn áo có thể ảnh hưởng đến tâm trạng vốn không tốt của cô lúc bấy giờ.
10h tối: Quản gia Eunice Murray đưa Marilyn về phòng ngủ. Người này có khai sau đó có nhìn thấy ánh đèn bên trong phòng nhưng quyết định không làm phiền cô chủ của mình.
10h 30 tối: Theo như lời khai của nữ diễn viên Natalie Trundy, người đại diện của Marilyn, Authur P. Jacobs đã nhanh chóng rời khỏi một buổi hòa nhạc sau khi nhận được thông báo từ luật sư của Marilyn rằng cô đã sử dụng thuốc quá liều. Lời khai về mốc thời gian của Trundy phù hợp với một số giả định nữ diễn viên chết trong khoảng từ 9 giờ 30 đến 10 giờ 30 tối.
12h tối: Quản gia Murray khai rằng lại nhìn thấy ánh đèn bên dưới cánh cửa buồng ngủ của Marilyn, có gõ cửa vài lần nhưng không thấy phản hồi.
Cái chết của người đẹp nổi tiếng nhất Hollywood trên báo chí cách đây hơn nửa thế kỷ.
1h sáng (5/8/1962): Peter Lawford, anh vợ cố tổng thống John Kenedy được luật sư Mickey Rudin thông báo về cái chết của Marilyn Monroe.
3h sáng: Quản gia Eunice Murrays gọi điện cho Greenson, bác sĩ tâm lý của Marilyn từ một đường dây khác trong nhà, và cho biết bà không thể nào đánh thức được cô chủ. Bà cảm thấy có điều bất ổn khi nhìn vào phòng Marylin qua cửa sổ.
3h40 sáng: Bác sĩ Greenson đến nơi và cố để phá cửa nhưng thất bại. Qua của sổ, ông nhìn thấy Marylin nằm trên giường, vẫn cầm ống nghe điện thoại nhưng đã chết. Bác sĩ đã đập cửa để xông vào phòng, sau đó gọi cho bác sĩ Hyman Engelberg. Sau một số bàn bạc, cả hai định gọi xe cấp cứu nhưng sau đó không thực hiện cuộc gọi này.
4h30 sáng: Cảnh sát được thông báo và có mặt tại hiện trường không lâu sau đó. Quản gia Murray và hai bác sĩ được thẩm vẫn và xác định thời gian tử vong là vào lúc khoảng 12h30 sáng ngày 5/8. Cảnh sát ghi nhận phòng ngủ của Marilyn lúc đó vô cùng gọn gàng, ga trải dường mới thay. Cảnh sát cho biết, Murray còn đang giặt ga gối khi họ tới. Có vài lọ thuốc trong phòng nhưng không có cốc hay nước. Sau này một chiếc cốc đã được tìm thấy trên sàn nhưng cảnh sát tuyên bố, nó đã không ở đó khi phòng ngủ được lục soát.
5h40: Guy Hockett, người chuyên lo việc tang lễ đến và đưa ra nhận định thời gian tử vong là từ 9h30 đến 11h30 tối hôm trước. Nhận định này phù hợp với lời khai của nhân chứng ở trên.
6h00: Murray thay đổi lời khai, cho biết đã đi ngủ vào lúc nửa đêm và chỉ gọi cho bác sĩ Greenson vào lúc 3h sáng. Lúc này, hai bác sĩ cũng thay đổi lời khai và tuyên bố Monroe chết vào 12h30 sáng. Cảnh sát nhận thấy Murray có vẻ mập mờ, mơ hồ, sợ sệt và thay đổi lời khai nhiều lần. Dù là một nhân chứng quan trọng, nhưng sau đó, Muray đã đi du lịch đến châu Âu và không bị triệu tập để lấy lời khai.
Chuyên gia Thomas Noguchia cho biết, không tìm thấy các viên con nhộng hay bột thuốc trong dạ dày của người chết. Nếu Marilyn dùng thuốc với liều cao, cô có thể sẽ chết trước khi thuốc ngấm vào máu. Nữ diễn viên bạc mệnh được tìm thấy trong tư thế nằm sấp, không có dấu hiệu chứng xanh tím, chứng tỏ cái chết diễn ra rất nhanh. Noguchia yêu cầu chuyên gia về thuốc độc kiểm tra máu, gan, thận, dạ dày, nước tiểu để xác định rõ lượng thuốc đã ngấm vào cơ thể Marilyn. Tuy nhiên, chuyên gia về thuốc độc cho rằng không cần thiết phải khám nghiệm các cơ quan nội tạng. Những bức ảnh chụp thi thể nạn nhân khi khám nghiệm cũng “không cánh mà bay”, nên không thể nào xác định được nguyên nhân thực sự của cái chết. Khám nghiệm cũng cho thấy liều thuốc cao thế này đưa vào cơ thể qua đường tiêm chứ không phải là thuốc uống.
Báo cáo xét nghiệm từ máu chỉ đưa ra kết luận, một lượng lớn nembutal và chloralhydrate trong máu của Marilyn Monroe, đủ để giết chết hơn 30 người. Nhân viên điều tra cao cấp Theodore Curphey đã chứng kiến toàn bộ quá trình giải phẫu pháp y. Tuy nhiên, ngoại trừ nguyên nhân cái chết là “dùng thuốc quá liều”, toàn bộ những kết quả khác đều không được công khai hay ghi cụ thể trong giấy chứng tử.
Rõ ràng có thể nhận thấy, có vô vàn lời sự mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng. Tại sao quản gia Murray lại thay đổi lời khai nhiều lần? Tại sao anh rể của cố tổng thống John Kenedy lại biết tin Marilyn qua đời sớm như vậy? Tại sao những kết quả pháp y không được công khai, và kết luận về sự tự vẫn của người đẹp nổi tiếng này quá ư sơ sài so với những chứng cứ nhiều bất thường để lại nơi hiện trường.
Những câu hỏi đó, đến nay đều chưa thực sự được kiểm nghiệm lại, nhưng phần nào đã được giải đáp về trong những giả thuyết được đưa ra trong sự kiện này.
(Còn tiếp)