Hôm qua, TS Kim Hồng đã cùng các thí sinh HH dân tộc đi bảo vệ môi trường biển.
Hôm qua, Đệ nhất HH Quý bà thế giới Đoàn Thị Kim Hồng cùng 63 thí sinh cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam lần đã đến Cù Lao Chàm lao động để tham gia làm sạch môi trường, đồng thời cùng mọi người ở cư dân đảo hưởng ứng và tuyên truyền cho việc bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An.Đây còn là một địa điểm du lịch có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là nguồn hải sản và nguồn tài nguyên yến sào. Các rặng san hô ở khu vực biển Cù Lao Chàm cũng được các nhà khoa học đánh giá cao và đưa vào danh sách bảo vệ.
Thí sinh đặt chân đến Cù Lao Chàm
Các thí sinh cùng với Tiến sĩ, Đệ nhất Hoa hậu quý bà thế giới Đoàn Thị Kim Hồng, Phó ban tổ chức cuộc thi sau đó còn “nhập vai” cư dân đảo, tham gia việc buôn bán hải sản (cua, cầu gai, ốc, ghẹ…), đồ lưu niệm ngay tại chợ. Ai cũng hào hứng và thích thú với điều này.
Thí sinh chia sẻ niềm vui khi ghé thăm Cù Lao Chàm
Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Đã 5 năm nay, người dân trên đảo đã không còn dùng túi ni lông mà dùng túi giấy để bảo vệ môi trường
Chương trình bảo vệ môi trường với chủ đề "Hoa hậu Dân tộc Việt Nam và thông điệp bảo vệ môi trường" tại Cù Lao Chàm đã thu hút rất đông người dân đến tham dự cùng với các hoa hậu. Đa số mọi người dân trên đảo đều rất hào hứng và vui mừng khi đón tiếp các thí sinh.
Đoàn thí sinh HH các dân tộc cùng lắng nghe giới thiệu về lịch sử văn hóa của Cù Lao Chàm
Các thí sinh chụp hình lưu niệm tại Cù Lao Chàm
Sau khi đến đảo, các thí sinh đã tham gia dọn vệ sinh tại đảo. Các bạn chia làm 2 nhóm, 1 nhóm thì tham gia nhặt rác tại dọc con đường chính của đảo. Nhóm khác thì tham gia nhặt rác ven bờ kênh của bến tàu của đảo. Người dân ở Cù Lao Chàm rất vui và vỗ tay cổ vũ và khen ngợi các thí sinh Hoa hậu các dân tộc vừa đẹp người vừa năng động.
Tiến sĩ Đoàn Thị Kim Hồng cho biết: "Đoàn chúng tôi thật sự rất vui và hạnh phúc khi vừa đặt chân đến Cù Lao đã nhận được sự tiếp đón nồng hậu của cư dân ở đảo. Cỏ lẽ đây là sẽ là kỉ niệm đáng nhớ của các bạn thí sinh khi lần đầu đến Cù lao Chàm, hưởng ứng cho việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Đây là một trong những hoạt động vô cùng ý nghĩa của các bạn thí sinh, mỗi một bạn thí sinh cùng chung tay bảo vệ, làm đẹp môi trường là góp phần giữ gìn màu xanh mướt của Cù Lao Chàm nói riêng, và đất nước Việt Nam nói chung".
Thí sinh tham gia nhặt rác bảo vệ môi trường
Các thí sinh đến đây như hòa mình vào thiên nhiên, nhan sắc và thiên nhiên như hòa làm một tạo nên bức tranh xanh tươi.
Trước đó, các thí sinh HH các dân tộc cũng đã tham gia buổi đấu giá từ thiện các vật phẩm đặc trưng của văn hóa dân tộc mình. Đây là những vật phẩm được từng thí sinh mang theo và rất nâng niu ngay từ ngày đầu đặt chân Hội An để tham dự vòng chung kết:
Thí sinh Ngô Thái Thảo Trinh, dân tộc Kinh tỉnh Khánh Hòa, đấu giá bức tranh cát Đảo Trường Sa. Thí sinh Vũ Trần Triều Thu, dân tộc Kinh, Tiền Giang, Chuyên viên Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Tiền Giang giới thiệu vật phẩm mang đến buổi đấu giá là bức tranh gạo “Cánh đồng vàng” có kích thước 55 x 75cm với hàng nghìn hạt gạo được xếp thủ công rất cẩn trọng và tỉ mỉ. Bức tranh thể hiện hình ảnh người nông dân đang cần mẫn trên ruộng lúa trù phú tại Tiền Giang.
Thí sinh Lý Thị Kim Duyên giới thiệu về bộ trang phục truyền thống của người Giáy được mang đấu giá
Thí sinh Đinh Thị Diệu với vật phẩm đấu giá của dân tộc mình
Thí sinh Đinh Thị Thùy Trang, dân tộc H’Re, tỉnh Quảng Ngãi, Sinh viên trung cấp Y tế Gia Lai, giới thiệu vật phẩm của mình: “Đây là chiếc nỏ thường có ở các bản làng, nhưng đối với em là 1 kỷ vật quý giá mà ông nội đã để lại cho em. Chiếc nỏ này không những là một vật dụng tạo ra nguồn lương thực mà còn là vũ khí của thời cha ông để chống giặc ngoại xâm”.
Thí sinh Điểu Thị Thu Trinh, dân tộc S’Tiêng tỉnh Bình Phước mang theo vật phẩm tấm khăn choàng được làm bằng thổ cẩm: “Đây là 1 nét văn hóa của người dân tộc em và mang hơi ấm của mẹ em. Vì khăn này không những sưởi ấm, làm phụ kiện trang sức mà còn có công dụng địa con".
Một thí sinh với chiếc khăn kỷ vật mang đấu giá
Thí sinh đấu giá tranh và túi vải
Thí sinh Lê Thị Tuyết Trinh, dân tộc Kinh, tỉnh Vĩnh Phúc, sinh viên Trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, đọc câu thơ “Ai về mua vọi hương canh/ Ai lên mình gởi cho anh với nàng”. Món quà em mang đến buổi đấu giá gây quỹ giúp trẻ em nghèo, bất hạnh là một chiếc hũ làm bằng một loại đất sét đặc biệt. Tuy chiếc hũ này nhỏ nhắn, đơn giản nhưng được làm rất tỉ mỉ, công phu. Em mong rằng chủ nhân mới của chiếc hũ sẽ thành công và may mắn trong công việc”.
5 vật phẩm này được một mạnh thường quân mua với giá 30 triệu đồng. Tổng số tiền đấu giá thu được là 206 triệu đồng và 1.000 USD cho tổng số 63 vật phẩm.
Mỗi thí sinh mang đến một vật phẩm gắn bó với cuộc sống, mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc mình
Thí sinh Hoàng Thị Kiều Anh với bức tranh về Hồ Ba Bể
Thí sinh Ksor H'Bem đấu giá chiếc Gùi của dân tộc mình
Lịch trình tiếp theo của các thí sinh tham gia HH các dân tộc: Ngày 18.6 Các thí sinh bắt đầu bước vào các phần thi ứng xử Ngày 19.6 Thí sinh thi Áo tắm và áo dài Ngày 20.6 Thí sinh thi Tài năng: Cắm hoa, đàn, múa, làm thơ, thuyết trình Ngày 21.6 Thí sinh tham gia chương trình tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ XX Ngày 22.6 Thí sinh tham dự ngày hội Du lịch Biển Hạ Thanh; tham gia các môn vận động bóng đá, bóng chuyền, kéo co, chạy bộ… Tối tham gia Carnaval đường phố trong chương trình chung của Festival Di sản Quảng Nam Tham dự chương trình Khai mạc “Festival Di sản Quảng Nam” Ngày 25/6 Tổng duyệt chương trình đêm Chung kết và Lễ đăng quang Ngày 26.6 Thí sinh tham dự đêm Chung kết và Lễ đăng quang tại nhà hát Hội An và Tiệc chúc mừng Hoa hậu cùng các thí sinh đoạt các giải thưởng, danh hiệu khác tại Sunrise Hội An Beach Resort. |