Biện pháp điều trị hở eo tử cung

Ngày 02/11/2024 20:13 PM (GMT+7)

Hở eo tử cung là tình trạng cổ tử cung suy yếu không thể giữ được thai trong lòng tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non... Vậy hở eo tử cung được điều trị như nào?

1. Hở eo tử cung là gì?

Cổ tử cung là phần dưới cùng của tử cung, nối tử cung với âm đạo. Trong thời kỳ mang thai, cổ tử cung vẫn đóng, đóng vai trò như một cánh cửa giữ em bé bên trong tử cung. Chỉ khi em bé đủ tháng, cổ tử cung mới xóa (mỏng đi) và giãn ra (mở ra) để em bé ra ngoài qua ống sinh trong quá trình sinh thường qua âm đạo. Hở eo tử cung là tình trạng cổ tử cung yếu và mở ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Khi em bé phát triển bên trong tử cung, em bé tăng cân và bắt đầu tác động trọng lượng của mình lên cổ tử cung.

Nếu cổ tử cung suy yếu, không đủ mạnh, nó sẽ chịu áp lực do em bé đang phát triển tạo ra. Hở eo tử cung có thể dẫn đến sinh non hoặc thậm chí là sảy thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai, nếu không được chẩn đoán kịp thời.

Chẩn đoán hở eo tử cung thường được thực hiện thông qua sự kết hợp giữa siêu âm qua âm đạo và xem xét tiền sử mang thai. Nếu đã bị sảy thai nhiều lần ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba hoặc sinh non sớm, khả năng bị hở eo tử cung sẽ cao hơn.

Bắt đầu từ tuần thứ 16 - 20, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm qua âm đạo để đo chiều dài cổ tử cung và theo dõi mọi thay đổi theo thời gian. Biến động nhanh giữa các lần đo báo hiệu nguy cơ hở eo tử cung cao hơn. Cổ tử cung ngắn hơn khi đo lần đầu cũng có thể chỉ ra nguy cơ cao hơn.

Hở eo tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Hở eo tử cung làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

2. Điều trị hở eo tử cung như thế nào?

Nếu bác sĩ đã chẩn đoán tình trạng hở eo tử cung yếu, thường sẽ lựa chọn điều trị bằng một trong các chiến lược điều trị sau:

2.1 Bổ sung progesterone

Progesterone là một loại hormone được dùng trong tam cá nguyệt thứ hai để ngăn ngừa sảy thai và sinh non. Thuốc thường được tiêm hàng tuần hoặc dưới dạng chế phẩm có thể đưa vào qua âm đạo.

2.2 Giám sát liên tục

Đối với những phụ nữ có tiền sử cổ tử cung yếu hoặc bị tổn thương cổ tử cung, bác sĩ thường kiểm tra chiều dài của cổ tử cung hai tuần một lần thông qua siêu âm. Trong quá trình đánh giá liên tục này, nếu cổ tử cung bắt đầu mở, bác sĩ sẽ ngay lập tức tiến hành phẫu thuật khâu lỗ cổ tử cung (khâu cổ tử cung).

2.3 Khâu cổ tử cung

Đây là một thủ thuật phẫu thuật, được bác sĩ thực hiện trên những sản phụ có khả năng mở cổ tử cung sớm. Trong thủ thuật này, bác sĩ khâu miệng cổ tử cung lại để gia cố cổ tử cung. Mục đích của khâu cổ tử cung là tăng cường sức mạnh cơ học của cổ tử cung, do đó ngăn ngừa giãn nở thụ động và sinh non.

Mặc dù khâu cổ tử cung nói chung là một thủ thuật an toàn, nhưng có một số biến chứng tiềm ẩn có thể phát sinh trong hoặc sau phẫu thuật. Biến chứng tại thời điểm khâu vòng cổ tử cung là không phổ biến. Biến chứng phổ biến nhất là vỡ màng ối. Các biến chứng tiềm ẩn khác có thể phát sinh trong hoặc sau phẫu thuật như sau:

- Chuyển dạ sớm

- Vỡ màng ối sớm

- Nhiễm trùng cổ tử cung

- Nhiễm trùng túi ối (viêm màng ối)

- Vỡ cổ tử cung (có thể xảy ra nếu không tháo mũi khâu trước khi chuyển dạ)

- Chấn thương cổ tử cung hoặc bàng quang

- Chảy máu…

Nếu có tiền sử sảy thai hoặc sinh non, thai phụ cần được bác sĩ kiểm tra, thăm khám thường xuyên.

Nếu có tiền sử sảy thai hoặc sinh non, thai phụ cần được bác sĩ kiểm tra, thăm khám thường xuyên.

3. Phòng ngừa hở eo tử cung

Khi mang thai, có thể làm theo các bước sau để có một thai kỳ khỏe mạnh:

- Bổ sung dinh dưỡng đúng cách: Có thể ăn nhiều trái cây, rau tươi để có đủ lượng dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ mang thai. Canxi, sắt và axit folic rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.

- Khám thai thường xuyên: Nếu có tiền sử sảy thai hoặc sinh non, cần đảm bảo được bác sĩ kiểm tra, thăm khám thường xuyên. Bác sĩ sẽ theo dõi định kỳ tình trạng cổ tử cung thông qua siêu âm và đề xuất các biện pháp phòng ngừa cần thiết để sinh nở an toàn.

- Hạn chế hoạt động thể chất: Nếu có nguy cơ hở eo cổ tử cung, hãy cố gắng tránh mọi hoạt động thể chất gắng sức. Có thể lựa chọn nghỉ ngơi trên giường, đặc biệt là sau tam cá nguyệt thứ hai.

- Tránh hoạt động tình dục: Nên tránh hoạt động tình dục trong suốt thai kỳ nếu cổ tử cung yếu.

Mẹ bầu nên khâu cổ tử cung hay đặt vòng nâng Arabin để dự phòng sinh non? 
Khi cổ tử cung ngắn, hở, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc sảy thai to, khi ấy bác sĩ sản khoa thường chỉ định khâu cổ tử cung hoặc...

Bà bầu cần biết

Theo BS. Lê Thị Hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề mang thai, sinh nở