Các bác sĩ cho biết, thai nhi có thể cảm thấy mệt mỏi, vui, buồn, khó chịu… mỗi một trạng thái cảm xúc này đều được thai nhi thể hiện qua hành động. Người mẹ có thể cảm nhận được những điều này khi lắng nghe cơ thể mình.
Video: Sự cần thiết của siêu âm khi mang thai.
Nhiều người nghĩ rằng, trong bụng mẹ, thai nhi hoàn toàn không có cảm giác và suy nghĩ, thế nhưng các chuyên gia hàng đầu nói rằng, thai nhi cũng có những cảm xúc và người mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được những điều này. Các bác sĩ sản khoa cho biết, thai nhi có thể cảm thấy mệt mỏi, vui, buồn, khó chịu… mỗi một trạng thái cảm xúc này đều được thai nhi thể hiện qua hành động. Nằm trong bào thai nhưng thai nhi cũng có tâm trạng. Người mẹ có thể cảm nhận được những điều này khi lắng nghe cơ thể mình.
Dưới đây là những biểu hiện của việc thai nhi đang cảm thấy không ổn:
Nằm trong bào thai nhưng thai nhi cũng có tâm trạng. Người mẹ có thể cảm nhận được những điều này khi lắng nghe cơ thể mình. (Ảnh minh họa)
Thai nhi đột nhiên yên lặng
Khi thai nhi được 6 tháng, thính giác và thị giác của bé đã trưởng thành, nếu mẹ dùng nguồn sáng mạnh chiếu vào cơ thể thì thai nhi dễ bị khó chịu, khó chịu sẽ quấy khóc.
Nếu nguồn sáng quá mạnh có thể có một số ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, vì vậy vào ban đêm hoặc trong môi trường tối, mẹ nên cố gắng tránh không để ánh sáng chiếu trực tiếp vào phần bụng. Nếu bạn cảm thấy thai nhi đột ngọt trở nên yên ắng lạ thường có thể là bé đang khó chịu.
Thai nhi không có tương tác với mẹ, dừng đột ngột các cử động
Nếu trong một khoảng thời gian nhất định, mẹ không cảm nhận được cử động của thai nhi, ngay cả khi xoa nhẹ vào bụng cũng không thấy con tương tác hay có phản ứng, cần phải hết sức lưu tâm. Có thể thai nhi đang gặp vấn đề gì đó khó chịu. Trường hợp nặng có thể là do thai nhi bị thiếu ô xy dẫn đến không còn cử động. Mẹ cần theo dõi sát sao chuyển động của thai nhi trong bụng, nếu cần hãy đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân trẻ ngừng hoạt động như vậy.
Mẹ bầu cảm thấy không khỏe
Nếu mẹ bầu có biểu hiện cơ thể khó chịu, mệt mỏi, điều đó chứng tỏ thai nhi cũng gặp những vấn đề tương tự. Khi người mẹ mệt mỏi, cơ thể sẽ tiết ra ít progesterone hơn, lượng cung cấp cho thai nhi cũng theo đó mà giảm đi. Do đó mẹ bầu nên chú ý đến tín hiệu này, khi cơ thể không khỏe thì nên chú ý nhiều hơn đến cử động của thai nhi.
Khi cơ thể mẹ bầu không khỏe thì nên chú ý nhiều hơn đến cử động của thai nhi. (Ảnh minh họa)
Một số phương pháp giúp mẹ bầu nâng cao sức khỏe của chính mình và thai nhi:
Tập Yoga
Tập yoga không tiêu hao thể lực quá nhiều, ngược lại nó còn có thể đạt được hiệu quả rèn luyện sức khỏe cho mẹ bầu. Yoga là bộ môn rất phổ biến và được mọi người yêu thích. Khi mang thai bạn có thể tham gia lớp yoga bà bầu. Nó không chỉ giúp mẹ bầu rèn luyện cơ và xương, tậpnâng cao khả năng miễn dịch mà còn cung cấp thêm oxy cho thai nhi.
Massage và thư giãn
Các mẹ bầu có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu massage để spa dưỡng thai, giúp thư giãn cơ thể, tinh thần và tạo cho mình một vật lý trị liệu khỏe mạnh.
Tập yoga giúp rèn luyện sức khỏe cho mẹ bầu và tăng cường oxy cho thai nhi (Ảnh minh họa)
Cân bằng và điều chỉnh cảm xúc, tâm lý
Mẹ bầu cần điều chỉnh trạng thái tinh thần, luôn lạc quan, giải tỏa lo lắng bằng cách tâm sự với bạn thân, nghe nhạc thư giãn, vui vẻ. Hãy để bản thân có việc gì đó để làm thay vì ngồi một chỗ nhàm chán và sinh ra những cảm xúc tiêu cực.
Tập thể dục ngoài trời
Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng khi mang thai. Tuy nhiên để đảm bảo tập một cách khoa học và có hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia về phương pháp, bài tập và lượng vận động cho phù hợp.
Các mẹ bầu nên lưu ý, mọi hoạt động của thai nhi đều gắn chặt với cơ thể của người mẹ. Do đó, chính mẹ phải là người thường xuyên theo dõi tình trạng của con thông qua biểu hiện của cơ thể mình. Theo dõi những cử động của thai nhi, nếu thấy có gì bất thường, mẹ nên nhanh chóng tới cơ sở y tế để kiếm tra.
Tập thể dục giúp giải tỏa căng thẳng khi mang thai. (Ảnh minh họa)
Mẹ bầu cũng không nên đến những nơi có môi trường nguy hiểm, độc hại để bảo vệ thai nhi, tránh tập hoặc làm việc quá vật vả, quá sức… Những điều này sẽ giúp cho thai nhi có một thể trạng tốt, sinh ra an toàn, thuận lợi.