Dưới đây là 10 điều bạn nên bắt đầu làm ngay trong một hai ngày tới để công việc bếp núc ngày Tết được suôn sẻ.
Tết Ất Mùi đang đến rất gần. Vào ngày Tết, căn bếp của bạn sẽ bận rộn hơn với việc nấu nướng, làm bánh hay các hoạt động giải trí khác. Hãy đảm bảo rằng dao đã được mài sắc và giá gia vị được tích trữ đầy đủ để công việc bếp núc ngày Tết trở lên suôn sẻ.
1. Kiểm tra kệ gia vị
Việc nướng bánh vào ngày Tết không thể thiếu được hạt tiêu, quế, hạt nhục đậu khấu, đinh hương và một số loại khác nữa. Hũ rau thơm băm nhỏ (gồm rau mùi tây, hương thảo, cỏ xạ hương) cũng rất quan trọng khi chế biến món gà Tây ngày Tết. Xem lại công thức các món ăn bạn dự định chế biến vào ngày Tết và gia vị cần thiết để bổ sung ngay cho các hũ gia vị nhà mình. Và đừng bao giờ quên vani. Hãy chuẩn bị hẳn một hũ lớn để dùng trong ngày lễ của gia đình. Vào những ngày đầu năm mới, rất kị hết đồ dùng thực phẩm trong nhà vì sẽ khiến cả năm đói kém.
Hãy chuẩn bị tất cả các loại gia vị cần thiết.
2. Kiểm tra lại bộ đồ dùng nấu bếp
Sau khi bổ sung, tích trữ đầy đủ gia vị để chế biến các món ăn, đừng quên xem xét lại các đồ dùng nấu nướng trong bếp. Hãy kiểm tra lại để chắc chắn bếp nhà bạn đã có đủ các loại xoong nồi để chế biến món ăn, chẳng hạn khay nướng bánh, chảo rang hay nồi hầm để chế biến được tất cả các món. Nên kiểm tra sớm để kịp mua thay thế nồi, niêu, xoong, chảo đã bị hỏng bằng một bộ mới.
3. Giữ lại các hộp lọ, túi giấy để tái sử dụng
Việc gói gém đồ ăn để khách đem về sau mỗi buổi tiệc tùng vào ngày Tết sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn có nhiều lọ hay hộp nhựa sạch bởi họ có thể đem về mà không cần trả lại.
Chiếc hộp nhựa loại này có thể tái sử dụng để gói đồ cho khách.
4. Chuẩn bị ngăn trống trong tủ lạnh
Hãy vệ sinh sạch sẽ lại tủ lạnh và sắp xếp sẵn đủ ngăn để đựng các loại bánh làm trước phục vụ Tết và cả ngăn để đựng đồ ăn thừa ngày Tết.
5. Mài sắc bộ dao
Việc chặt gà hay thậm chí là thái lá thơm, băm hành ngày Tết cũng sẽ dễ dàng hơn khi bộ dao của bạn đã được mài sắc nhọn.
Mài dao theo cách thủ công.
6. Chất đầy chạn bếp các nguyên liệu cần thiết
Hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như: bột mì, đường, đồ hộp, bột socola và các loại nguyên liệu để làm bánh. Mỗi tuần hay mua thêm một ít để mọi nguyên liệu đều sẵn sàng khi bạn cần đến.
7. Kiểm tra lại bát đĩa và các loại ly, cốc
Thay vì đợi đến lúc phàn nàn “Trời ơi, lại quên mua bát đựng nước chấm rồi” hãy tưởng tượng hiện bạn đang đặt bàn và tính toán xem cần dùng các loại bát đĩa nào, khăn trải bàn và cả ly thủy tinh nữa. Kiểm tra lại xem tủ bát có đủ bát đĩa cho ngày Tết hay không, đã bị vỡ bao nhiêu chiếc, chiếc nào cần phải thay thế và bổ sung thêm số lượng cần thiết.
Hãy chuẩn bị đủ các loại bát, địa, ly cho bàn ăn.
8. Kiểm tra ổ cắm của các bếp điện
Hãy thử lại để bảo đảm các ổ cắm vẫn hoạt động tốt. Đặc biệt là các nồi nấu, chảo điện, máy trộn , máy pha cà phê hay máy xay sinh tố và các thiết bị khác mà bạn thường chỉ thường sử dụng trong ngày lễ. Hãy chắc chắn chúng vẫn sử dụng tốt để viếc bếp núc ngày Tết được suôn sẻ.
Các loại chảo điện lâu không dùng đến rất dễ bị hỏng phích cắm.
9. Chuẩn bị các chất tẩy rửa
Đừng quên chuẩn bị các loại nước rửa chén, bột tẩy rửa và xà phòng để vệ sinh bát đĩa, xoong nồi ngày Tết. Hãy chuẩn bị đầy đủ tất cả moi thứ bạn cần. Đừng quên chuẩn bị thêm cả miếng rửa bát, thuốc khử trùng và cả những cuộn khăn giấy lau dầu mỡ.
10. Dọn sạch phòng bếp
Hãy lau chùi từng ngóc ngách trong bếp rồi tiếp đó lau vách tường, cánh quạt trần, tủ bếp và tất cả mọi vật dụng. Bạn cần lau chùi, dọn dẹp kĩ lưỡng nhà bếp nhiều hơn so với ngày thường để trông bếp gọn gàng, sạch sẽ hơn khi nấu ăn vào ngày Tết.
Hãy dành ra một ngày để dọn dẹp phòng bếp sáng bóng đón Tết.