Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hồng vào những ngày hè nóng, chị Nguyễn Bình hiện đang sống ở thành phố Perth, Australia cho biết cần lưu ý đến 4 yếu tố: cách che phủ, giữ mát cho gốc, tưới nước và chất liệu của chậu trồng.
Hiện, khu vườn nhà chị có diện tích 60m2 trồng hàng chục gốc hồng và nhiều loại hoa khác.
Vốn là người yêu thiên nhiên nên ngay sau khi sang Australia được 1 năm – khi dần làm quen với cuộc sống ở xứ sở chuột túi thì chị Bình bắt tay vào trồng hoa hồng. Lúc đầu chị Nguyễn Bình thử nghiệm trồng nhiều giống hồng khác nhau nhưng những giống thật nhiều ưu điểm chị mới giữ lại.
Hiện, khu vườn nhà chị có diện tích 60m2 (chia làm 40m2 vườn trước và 20m2 vườn sau) trồng hàng chục gốc hồng và nhiều loại hoa khác. Dù nắng nóng nhưng vườn vẫn tươi xanh, hoa bung nở rực rỡ, tỏa sắc hương.
Lúc đầu chị Nguyễn Bình thử nghiệm trồng nhiều giống hồng khác nhau nhưng những giống thật nhiều ưu điểm chị mới giữ lại.
Chị Bình kể, tại thành phố Perth, Australia, mùa hè nơi đây khá nóng, nhiệt độ buổi trưa lên tới 40 độ C. Những năm đầu trồng hoa chưa có kinh nghiệm, chị cũng khá chật vật khi chăm sóc hoa ngày nắng nóng.
Ở thời gian này, nhiệt độ thời tiết nắng nóng dữ dội ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của hoa hồng, cây còi cọc, ít ra hoa, hoa nhỏ thậm chí không ra hoa. Đến nay, sau 3 năm trồng hoa hồng chị Bình tích lũy được nhiều kinh nghiệm chăm sóc hoa hồng, nhất là trong những ngày hè nắng nóng.
Dù nắng nóng nhưng khu vườn của chị Nguyễn Bình vẫn tươi xanh, hoa bung nở rực rỡ, tỏa sắc hương.
Để chăm sóc hồng vào những ngày hè nóng, mẹ Việt tại Úc cho biết cần lưu ý đến 4 yếu tố: cách che phủ, giữ mát cho gốc, tưới nước và chất liệu của chậu trồng.
Cụ thể: Thứ nhất về cách che chắn, chị Nguyễn Bình sử dụng lưới nilon che chắn cho vườn hồng từ những ngày đầu hè, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.
Thứ 2: Để giữ mát cho gốc hồng, chị mua gỗ vụn xay nhỏ thành các viên có kích cỡ bằng đầu ngón tay, phủ lớp mỏng 5cm quanh gốc hoa. Lớp gỗ này có tác dụng làm mát và giữ ẩm tốt.
“Nếu Việt Nam không có loại gỗ này, người trồng có thể thay thế bằng rơm, rạ mục, xơ dừa, bìa carton hay giấy báo cũ. Nếu sử dụng bìa carton, mọi người nên ngâm nước xé nhỏ ra rồi phủ lên gốc hồng”, chị Bình gợi ý.
Thứ 3: Cách tưới nước. Về vấn đề này, theo chị Bình thời điểm tưới tốt nhất cho hoa hồng là vào lúc cao điểm nắng nóng trong ngày, từ 10h-15h hàng ngày.
“Trước đây, chị hạn chế tưới hoa lúc giữa trưa vì lo cây sốc nhiệt, chết héo. Sau khi tham quan một số nhà vườn tại Australia, quan sát cách họ bổ sung nước vào lúc cao điểm nắng nóng, chị quyết định tưới hồng 3 lần trong ngày, vào khoảng từ 10h tới 15h mỗi ngày. Cách tưới là tưởi trải đều từ gốc, thân, lá và hoa. Hiện nhà chị đã lắp hệ thống tưới tự động cho vườn nên chị khá nhàn” – chị Bình cho hay.
Thứ 4 là lựa chọn chất liệu của chậu. Theo chị Bình, chất liệu của chậu cũng quan trọng, nhưng ít người quan tâm. Nếu chất liệu chậu tích nhiệt cây phát triển kém.