Bất ngờ 6 thói quen ai cũng làm trong nhà thực ra lại cực gây hại, đặc biệt thói quen số 5

Ngày 14/10/2021 14:59 PM (GMT+7)

6 thói quen dưới đây gần như ai cũng làm mà không biết rằng đó là nguồn cơn gây bệnh cho sức khỏe gia đình.

Sử dụng duy nhất 1 chiếc khăn để lau toàn bộ ngôi nhà

div classtext-centersection classinImgExpandSection mar-auto z-index-9999 pos-rel fixad660x90-inimage idbnBAER_175_15s_containerdiv idbnBAER_175_15s script typetext/javascript
                                
                                    if (typeof(bnBAER_175_15s.aNodes) ! undefined  bnBAER_175_15s.aNodes.length  0) {
                                        var parentNodeDiv  document.getElementById(bnBAER_175_15s_container).parentNode.classList.add(inImgExpand);
                                        banner_tostring(bnBAER_175_15s,bnBAER_175_15s);
                                    } else {
                                        document.getElementById(bnBAER_175_15s_container).style.display  none;
                                    }
                                
                            /script
                        /div
                    /sectionimg src/upload/4-2021/images/2021-10-14/1634196097-a-sink-full-of-dirty-dishes-ron-koeberer-1634098746617-16340987470851827220436.jpg width660 //div

Việc dùng chung khăn lau cho tất cả các phòng trong ngôi nhà có thể khiến vi khuẩn lây lan và phát triển. Dù bạn dùng nước lau nhà hay các dung dịch tẩy rửa thường xuyên, một số mầm bệnh có thể lây nhiễm sang các khu vực khác trong nhà.

Để tránh tình trạng nhà càng dọn càng bẩn, bạn nên dùng các loại khăn, giẻ lau riêng biệt cho từng khu vực trong ngôi nhà. Ngay trong phòng tắm, bạn cũng cần khăn lau khử khuẩn riêng cho gương, tay nắm, bồn tắm, bồn rửa mặt…

Ngâm bát đĩa bẩn trong bồn rửa bát

Bất ngờ 6 thói quen ai cũng làm trong nhà thực ra lại cực gây hại, đặc biệt thói quen số 5 - 2

Bát đĩa, dụng cụ nấu ăn nên được giải quyết ngay sau khi sử dụng.

Trong những ngày bận rộn, nhiều người không có thói quen rửa chén bát ngay sau bữa ăn. Những dụng cụ ăn uống chất chồng trong bồn rửa, thậm chí ngâm qua đêm là môi trường thu hút côn trùng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Chính vì vậy, tất cả các thành viên trong nhà nên tạo thói quen rửa cốc, bát đĩa ngay sau khi sử dụng và cất vào nơi khô ráo. Với những vết bẩn cứng đầu trên nồi, chảo, bạn có thể cho baking soda và nước rửa bát vào nồi, thêm nước, đun sôi liu riu đến khi chúng bong ra rồi rửa sạch.

Dùng chổi quét sàn nhà

img src/upload/4-2021/images/2021-10-14/1634196097-130d2214457t3062l1-1634098772418-16340987731481598445170.jpg width660 /

Với nhiều người, quét sàn là phương pháp nhanh chóng để làm sạch sàn nhà. Nhưng thực ra, dùng chổi quét sàn khó có thể làm sạch hết. Kiểu làm sạch này không loại bỏ được 1/10 tất cả bụi bẩn trong nhà.

Các hạt bụi bay lên không khí và bám vào đồ đạc, trong khi các hạt mài mòn nhỏ khác lọt vào lớp phủ của sàn nhà, khiến nó trông bụi bặm. Đó là lý do tại sao không nên quét sàn mà thay vào đó là hút bụi. Hút bụi giúp nhà sạch sẽ trong một thời gian dài hơn.

Sử dụng thớt nhựa thay vì thớt gỗ

Bất ngờ 6 thói quen ai cũng làm trong nhà thực ra lại cực gây hại, đặc biệt thói quen số 5 - 4

Có người cho rằng thớt nhựa vệ sinh hơn thớt gỗ nhưng nó không hoàn toàn đúng. Thớt nhựa là nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Thớt gỗ vẫn an toàn hơn.

Rửa thớt bằng nước rửa bát

img src/upload/4-2021/images/2021-10-14/1634196098-130d2214457t3615l3-1634098775101-1634098775237704974943.jpg width660 /

Nước rửa chén có tác dụng loại bỏ cặn thức ăn ở thớt. Nhưng các vết trầy xước và vết cắt trên thớt cũng chứa các mảnh vụn thức ăn siêu nhỏ không nhìn thấy được bằng mắt - và sau khi hấp thụ nước rửa chén, chúng sẽ được chuyển sang bất kỳ thực phẩm nào khác được cắt nhỏ trên thớt. Ổ bệnh từ đây mà ra. Tốt hơn là khử trùng thớt bằng hydro peroxide.

Đổ bã cà phê và nước sau khi luộc mì hoặc gạo vào bồn

Bất ngờ 6 thói quen ai cũng làm trong nhà thực ra lại cực gây hại, đặc biệt thói quen số 5 - 6

Bã cà phê đổ vào bồn rửa thường gây tắc nghẽn cống. Điều tương tự cũng xảy ra với nước còn sót lại sau khi luộc mì ống hoặc gạo. Chất lỏng dính nhanh chóng lắng xuống các bức tường bên trong của các đường ống, nhưng tan khá chậm, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn cống.

Nếu nhà có 5 dấu hiệu này, chúc mừng bạn đang sống ở nơi may mắn nhất thế giới
Theo các báo cáo khoa học gần đây, ánh sáng xanh tỏa ra từ các thiết bị điện tử hay đèn led khiến não ngừng sản xuất Melatonin, một hormone giúp cơ...

Phong thủy nhà ở

Theo Phương Nghi (t/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình