Cây ngũ gia bì từ lâu được biết đến là một cây thuốc quý với nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống. Gần đây, loại cây này còn được trồng làm cảnh nhờ những ý nghĩa phong thủy của nó.
1. Cây ngũ gia bì là gì?
Ngũ gia bì có tên khoa học là Schefflera heptaphylla, ở nước ta cây còn được gọi là xuyên gia bì, thích gia bì hay ngũ gia bì gai. Sở dĩ cây có tên như vậy là vì lá có 5 lá chét to chụm vào với nhau, chỉ dùng vỏ rễ để làm thuốc.
Hình ảnh cây ngũ gia bì
Đây là loại cây mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc, nhiều nhất ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ,… Vào mùa hè hoặc mùa thu, người ta sẽ đào cây, bóc lấy phần vỏ rễ và bỏ phần gỗ đi. Sau đó, phơi khô vỏ rễ sắc uống.
Theo y học cổ truyền, ngũ gia bì có vị đắng chát, mùi thơm nhẹ, tính mát. Cây có tác dụng làm ra mồ hôi, giải biểu, mạnh gân cốt, trừ đau nhức xương khớp, chống suy nhược thần kinh, giảm đau,… Dùng lá cây nấu canh ăn giúp tiêu hóa rất tốt. Rượu ngâm ngũ gia bì có khả năng tăng lực, trừ phong thấp.
Ngoài công dụng chữa bệnh, trong đời sống cây ngũ gia bì được dùng để xua đuổi muỗi quanh nhà, bảo vệ sức khỏe.
2. Đặc điểm của cây ngũ gia bì
- Cây nhỏ, chỉ cao chừng 2 – 3 mét và thân rất nhiều gai.
- Lá cây mọc so le, kép chân vịt có từ 3 – 5 lá. Phiến lá chép hơi thuôn dài hình bầu dục, đầu nhọn mỏng, ở phía cuống nhót lại, mép lá có răng cưa to, cuống dài từ 4 – 7 cm.
Cây ngũ gia bì có đặc điểm gì?
- Hoa của giống cây này mọc khác gốc, hình thành tán ở đầu cành. Hoa nhỏ, màu vàng hay xanh, thường nở nhiều vào mùa hạ.
- Quả ngũ gia bình hình cầu, mọng nước, đường kính chỉ chừng 2.5mm. Khi chín, quả có màu đen, chứa từ 6 – 8 hạt.
3. Cách trồng và chăm sóc cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì nên được trồng và chăm sóc thế nào?
Cây ngũ gia bì dễ chăm sóc, cây luôn tươi tốt quanh năm. Đây là loại cây ưa sáng, có thể chịu được ánh nắng trực tiếp, song cây vẫn sống trong điều kiện ít sáng như trong nhà nên đây cũng là một loại cây cảnh rất được ưa chuộng.
- Ánh sáng: Như đã đề cập ở trên, đây là loại cây ưa sáng, tuy nhiên cũng nên tránh ánh sáng gay gắt vào buổi trưa hè nắng nóng. Để bảo vệ cây ngoài trời, nên tạo lưới che đen. Còn trồng cây trong nhà, có thể để cây ở cửa sổ, giếng trời, hay hàng tuần nên đưa cây ra ngoài hấp thụ nắng, giữ cho lá có màu xanh đẹp hơn.
- Nhiệt độ: Cây thích hợp với nền khí hậu nóng ẩm, chịu được hạn, có khả năng thích ứng với môi trường sống tốt. Khoảng nhiệt độ lý tưởng cho cây là từ 20 – 30 độ C. Vào mùa đồng, nhiệt độ dưới 5 độ C sẽ làm cây bị rụng lá.
- Nước: Không chỉ ưa sáng, ngũ gia bì cũng rất ưa nước. Nếu trồng cây ngoài trời, duy trì tưới mỗi ngày 1 lần, tùy theo lượng đất trồng và khả năng giữ nước của đất để tưới lượng phù hợp. Nếu trồng cây trong nhà, có thể tuần tưới 2 lần là đủ, độ ẩm giữ mức ¾ đất. Sau mỗi lần tưới nên để đất ẩm rồi khô lại ít thời gian mới tưới tiếp, tránh để đất ẩm lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây thối cây.
- Đất trồng: Vốn là cây mọc hoang nên đất trồng ngoài vườn thông thường cũng giúp cây ngũ gia bì sinh trưởng tốt được. Nhưng nếu muốn tạo cho cây điều kiện sống hoàn hảo hơn, có thể trộn thêm xơ dừa, phân bò, tro để tạo độ thông thoát cho đất.
Cây ngũ gia bì có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc cẩn thận
- Kỹ thuật trồng cây: Ngũ gia bì dễ trồng nếu bạn đã biết cách. Thường người ta sẽ trồng cây bằng cành. Chỉ sau khoảng nửa tháng là cây đã ra rễ và nảy mầm mới.
- Phòng trừ sâu bệnh: Với loại cây này, nó dễ bị rầy nâu phá hoại vào thời điểm khi cây bắt đầu ra lá non. Rầy nâu khiến cây mất thẩm mỹ, sinh trưởng chậm lại nên cần phải theo dõi để kịp thời chữa trị, tránh để rầy nâu lan ra diện rộng. Trong một số trường hợp, có thể cắt bỏ những lá bị phá hoại đi rồi có thể dùng thuốc trừ rầy Diazan 3 ngày/ lần. Để tránh bệnh tái phát, nên thường xuyên vệ sinh khu vực trưng bày cây thật kỹ, nhất là thời điểm cây bắt đầu ra lá non, để cây ở những nơi thoáng mát và cao ráo.
4. Cách nhân giống cây ngũ gia bì
Hiện nay, phương pháp được dùng để nhân giống ngũ gia bì thông dụng nhất là giâm cành.
- Chọn một cành cây hơi già một chút, có màu nâu rồi dùng dao hoặc kéo để cắt đi.
- Sau đó, ngâm phần gốc của cành giâm vào trong nước có pha thêm chất kích mọc rễ.
- Sau 20 – 30 phút thì mang cành cây ra ươm vào bầu đất trồng.
Nhân giống ngũ gia bì nhằm nuôi trồng cho thời vụ sau
- Những bầu đất ươm cành này nên đặt ở nơi râm mát, thông thoáng, trong 15 – 20 ngày cây sẽ mọc rễ mới. Từ những bụi nhỏ này, người trồng có thể ghép lại thành bụi cây lớn.
Muốn bụi cây lớn nhanh, phát triển mạnh, nên trồng cây thành luống ở những vùng đất thích hợp. Cây sẽ có năng suất cao, thu hoạch được nhiều.
5. Ý nghĩa phong thủy của cây ngũ gia bì
Cây ngũ gia bì có nhiều giá trị ý nghĩa trong phong thủy và đời sống
- Cây ngũ gia bì mang ý nghĩa khích lệ, động viên tinh thần. Đồng thời còn mang ý nghĩa hòa thuận, tăng tình đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình.
- Cây ngũ gia bì giúp tăng cường vượng khí, giúp cho con đường tài vận của gia chủ phát triển ổn định, củng cố tiền bạc và giữ vững tài sản. Từ đó gia chủ sẽ có được một cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc hơn.
- Cây ngũ gia bì hợp tuổi Dần có mệnh Mộc nhất: những người tuổi này trồng cây sẽ có khả năng giúp tăng cường, giữ vững tài khí, vượng khí, tài lộc và sự may mắn.
Cây ngũ gia bì hợp với người mệnh Mộc tuổi Dần
- Bên cạnh đó, trồng cây ngũ gia bì còn giúp gia chủ không bị tiêu hao tài lộc, tiền bạc sẽ luôn bền vững cùng với đó là sự nghiệp sẽ ổn định và luôn được thăng tiến.
6. Vị trí đặt cây ngũ gia bì trong nhà theo phong thủy
- Về hướng đặt cây ngũ gia bì trong nhà theo phong thủy, gia chủ cần dựa vào bản mệnh của mình để có thể đặt được cây theo đúng hướng phù hợp. Nếu bạn là người mang mệnh Mộc, hãy đặt cây theo hướng Đông - Đông Nam. Còn nếu là mệnh Hỏa thì đặt cây ở hướng Tây Nam - Đông Bắc hoặc hướng chính Nam.
Cây ngũ gia bì nên đặt trong phòng khách hoặc trên bàn làm việc
- Cây ngũ gia bì nên được đặt tại những vị trí sang trọng nhất trong ngôi nhà như phòng khách, bàn làm việc để thu hút vượng khí và tài lộc. Không nên đặt cây ở trong phòng ngủ bởi nó có thể sẽ gây hại đến sức khỏe hô hấp của bạn vào ban đêm. Ngoài ra, không đặt cây ở trong nhà vệ sinh hoặc tại nơi không sạch sẽ, ẩm thấp và tối tăm.
- Cuối cùng, bạn có thể đặt cây ngũ gia bì ở gần cửa sổ hoặc ngoài ban công giúp không gian ngôi nhà thêm đẹp đẽ.
7. Cây ngũ gia bì có tác dụng gì trong đời sống?
- Có tác dụng đuổi muỗi. Thân và lá ngũ gia bì có thể tiết ra một hợp chất khiến muỗi tránh xa.
- Tác dụng lọc không khí. Giúp không khí trong lành, hỗ trợ khử mùi
- Làm thực phẩm: Lá có thể ăn sống, hoặc trộn chung với các món gỏi.
- Hỗ trợ điều trị bệnh: Có tác dụng tốt trong điều trị một số bệnh nội khoa, tác dụng làm mạnh gân cốt, trừ phong, đau nhức xương khớp…