Cách vệ sinh máy lạnh hiệu quả ngay tại nhà giúp làm sạch điều hòa, hoạt động trơn tru tiết kiệm điện năng.
Sau khi sử dụng một thời gian, máy lạnh sẽ gặp phải các trục trặc do bụi bẩn làm giảm hiệu suất làm mát, làm mát yếu mà tiêu tốn điện năng nhiều hơn.
1. Thời gian cần thiết để vệ sinh dàn lạnh.
– Tùy theo nhu cầu sử dụng nhiều hay ít, khu vực nhà phố, mặt được thường có nhiều bụi bẩn nên thời gian vệ sinh từ 3 đến 4 tháng một lần. Khu vực nhà trong ngõ, nông thôn thì thời gian vệ sinh bảo dưỡng từ 6 tháng hoặc 8 tháng một lần.
- Nên làm vệ sinh bảo dưỡng trước khi vào mùa nóng để máy làm lạnh tốt hơn và sau khi kết thúc mùa nóng chuyển sang mùa lạnh, làm sạch máy để trong thời gian dài không sử dụng máy vẫn bền và hoạt động tốt.
2. Nguyên lý hoạt động của máy lạnh
Trước tiên, để có thể vệ sinh và bảo dưỡng máy lạnh hiệu quả và đúng cách, cần hiểu sơ qua nguyên lý hoạt động và cấu tạo của máy lạnh trước khi bắt tay vào “mổ xẻ”.
Máy lạnh có một bộ phận là dàn lạnh đặt ở trong nhà và dàn nóng đặt bên ngoài, và mỗi bộ phận chứa một loại cuộn dây khác nhau cần phải vệ sinh.
Tác dụng của dàn nóng: Xả nhiệt ra ngoài môi trường sau khi môi chất lạnh hấp thụ khí nóng từ bên trong phòng ra từ dàn lạnh.
Các bộ phận chính của dàn nóng gồm: Dàn nóng (dàn lá nhôm đan xen dây ống đồng), quạt, máy nén, van tiết lưu, tụ điện
Tác dụng của dàn lạnh: Hấp thụ nhiệt ở trong phòng rồi đưa ra ngoài môi trường.
Các bộ phận chính: Dàn lạnh, quạt dàn lạnh và bảng điều khiển.
Để làm sạch máy điều hòa không khí, phải vệ sinh trên cả dàn nóng và dàn lạnh.
3. Các bước để vệ sinh dàn lạnh
Trước khi vệ sinh dàn lạnh, cần kiểm tra xem máy lạnh có làm lạnh bình thường không, hệ thống quạt tản gió có quay đều hay không. Nếu có vấn đề, sau khi vệ sinh xong mà không khắc phục được thì bạn cần liên hệ với bên sửa chữa để khắc phục.
Bước 1. Tắt nguồn máy lạnh
Máy điều hòa không khí có rất nhiều bộ phận chuyển động, và vì an toàn là điều tối quan trọng, bạn nên tắt nguồn ở hộp cầu dao.
Bước 2. Tháo mở dàn lạnh
- Tháo chốt giữ quạt đảo gió rồi nhấc ra.
- Bật nắp phần vỏ của dàn lạnh mở theo chiều hướng lên trên sau đó tháo tấm lọc bụi ra khỏi máy.
Tháo nắp dàn lạnh của máy lạnh ra vệ sinh
Tháo tấm lọc bụi ra khỏi máy
- Dùng bọc nilon bọc lấy phần máy dàn lạnh để nước không chảy xuống sàn nhà, dùng khăn khô bọc phần mạch tụ điện bên phải để nước không bắn vào gây chập cháy máy.
Bước 3. Vệ sinh máy dàn lạnh.
- Dùng vòi xịt rửa tấm lọc bụi thật sạch, có thể dùng bàn chải để đánh cho sạch bụi bẩn rồi để ráo hết nước.
- Sau khi bọc xong, dùng vòi xịt nước rửa sạch phần khoang máy, xịt nước theo chiều ngang từ trên xuống của dàn ống đồng, không xịt vào phần tụ điện. Xịt đến khi nước chảy ra không còn bị vẩn đục nữa là được.
Lưu ý: Phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước, tránh bị ứ đọng dồn trong máy.
Dùng vòi xịt rửa phần dàn lạnh ống đồng
- Hoặc nếu không muốn nước xịt rửa rơi vãi làm bẩn nhà và có thể làm hư máy lạnh thì cách an toàn hơn bạn có thể dùng máy hút bụi để làm sạch tuy nhiên không sạch bằng cách dùng vòi xịt rửa.
Dùng máy hút bụi thay vì xịt rửa sẽ nhẹ nhàng hơn
Bước 4. Hoàn thiện vệ sinh
Sau khi xịt rửa xong, dùng khăn khô lau sạch, thấm hết nước trên máy dàn lạnh rồi lắp lưới lọc và nắp vỏ máy lại như ban đầu.
Lắp đặt trở lại như ban đầu sau khi vệ sinh máy lạnh xong
Sau khi vệ sinh dàn lạnh xong, không bật công tắc cầu dao vội, cứ ngắt điện như ban đầu rồi chuyển sang vệ sinh dàn nóng ở ngoài trời.
2. Các bước vệ sinh dàn nóng ngoài trời
Dàn nóng đặt bên ngoài nên thường có độ bám bụi bẩn nhiều hơn so với dàn lạnh vì vậy cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn nấm mốc gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí và làm giảm hiệu suất làm việc của máy lạnh. Dưới đây là các công đoạn cần thực hiện:
- Bước 1: Dùng tô vít cạnh vát tháo vỏ bảo vệ mặt trước bằng cách nạy các ngàm giữ rồi nhấc ra, dùng vòi nước xịt sạch.
- Bước 2: Tiếp theo xịt rửa cánh quạt, các góc cạnh chứa bụi bên ở bên trong cục nóng và mặt sau của cục nóng.
Xịt rửa làm sạch dàn nóng máy lạnh
Lưu ý: Không được xịt nước trực tiếp vào khu vực chứa bo mạch điện.
- Bước 3: Dùng khăn khô lau lại toàn bộ thân máy để loại bỏ nước bám trên bề mặt.
- Bước 4: Sau khi vệ sinh xong, lắp đặt các bộ phận trở lại như cũ, để khô hết nước khoảng 30 phút.
Ngoài ra, nếu có thiết bị chuyên dụng để kiểm tra khí gas thì bạn cũng có thể kiểm tra ngay tại nhà. Dùng tua vít tháo ốc ở phần ốp bảo vệ mạch điện, đấu nối đầu tiếp gas ở cục nóng với máy đo khí gas rồi so sánh thông số hiển thị trên máy với thông số của nhà sản xuất xem có bị thiếu gas hay không, nếu thiếu cần nạp thêm. Việc thiếu gas sẽ dẫn tới làm lạnh kém hiệu quả.
Hoàn thiện tổng vệ sinh
Sau khi vệ sinh xong, dọn dẹp và lau dọn sạch sẽ khu vực xung quanh. Gạt công tắc điện máy lạnh rồi bật remote khởi động máy lạnh, sau đó hạ nhiệt độ xuống mức thấp nhất để kiểm tra máy lạnh có hoạt động bình thường hay không?
Máy hoạt động làm lạnh tốt, êm ái không ồn, không chảy nước là bạn đã vệ sinh thành công. Nếu có vấn đề gì bất thường nên gọi thợ đến để sửa chữa, tránh tự ý sửa chữa nếu không có kiến thức chuyên môn dẫn tới hỏng máy.