Dinh III tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà Lạt, với vẻ ngoài trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của đồi thông.
Đà Lạt là một thành phố cao nguyên thật diệu kỳ, được ví như một ốc đảo trên núi. Là một thành phố Việt Nam nhưng Đà Lạt mang hơi thở của Pháp, khí hậu của Pháp và ảnh hưởng nhiều theo kiến trúc Pháp. Với những đặc tính riêng biệt của mình kết hợp sự giao thoa phương Tây, Đà Lạt đã trở thành địa điểm được lựa chọn cho các hoạt động chào mừng năm Pháp tại Việt Nam diễn ra từ ngày 9 đến 15/12/2013.
Tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển Pháp tại Đà Lạt, không thể không nhắc đến Dinh III, một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây - Nam.
Dinh III là biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế gồm 25 phòng.
Dinh III nằm giữa rừng Ái Ân, trên đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Ðà Lạt của Ernest Hébrard dành cho dinh toàn quyền.
Dinh III mang đậm phong cách kiến trúc châu Âu, điển hình là trước biệt điện và sau biệt điện đều có vườn hoa.
Hiện nay, Dinh III còn được bảo tồn gần như nguyên trạngkhiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc.
Căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày… Tất cả đều như mới hôm qua một chút gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn.
Phòng tiếp khách của vua Bảo Đại.
Phòng Khánh tiết. Ở giữa có một bức tượng của vua Bảo Đại.
Nơi dành cho khách du lịch có thể đóng làm vua và hoàng hậu để chụp ảnh bên ngai vàng.