Trong kho tàng này thậm chí có cả những báu vật của thời tiền sử cách đây 3.500 năm.
Với 30 năm sưu tầm đồ cổ, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền - Con gái nhà văn Kim Lân đã sở hữu số lượng đồ cổ không thua gì Thành Chương - Em trai bà.
Tọa lạc ngay mặt phố của trung tâm TPHCM, nhưng thật ngạc nhiên, căn nhà của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền vẫn giữ được sự yên bình làm mềm lòng những ai ghé qua. Theo chân của họa sĩ, căn nhà của bà khiến người ta có cảm giác đang chiêm ngưỡng bảo tàng bởi vô vàn những hiện vật lớn nhỏ được lưu giữ.
Phần lớn ngôi nhà, trừ góc bếp nhỏ, còn lại bất cứ nơi đâu cũng được tận dụng tối đa để kê đồ cổ. Ngay cả phòng ngủ của bà cũng dành rất ít không gian cho riêng mình.
Ngôi nhà "ngợp" trong những món đồ cổ quý hiếm.
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền không sưu tầm theo chủ đề, mà bất cứ cái gì cổ cũng đều được bà mua về với mục đích lưu giữ nhiều hơn là sưu tầm theo sở thích. Có cả hiện vật thời nhà Lê, nhà Lý, nhà Mạc với niên đại 500 - 600 năm, cho đến những báu vật của thời tiền sử cách đây 3.500 năm. Nếu so sánh với Thành Chương, những gì mà bà Nguyễn Thị Hiền đang nắm giữ có lẽ chỉ thua kém về diện tích trưng bày.
Trong số những đồ cổ hiện có, họa sĩ sở hữu khá nhiều tượng Phật quý hiếm mà chính chủ nhân cũng không nhớ rõ mình có bao nhiêu bức.
Do không đủ diện tích, các bức tượng có khi phải "vạ vật" ở ngoài cầu thang, lối đi chung của các hộ gia đình tại đây
Cửa sổ hay bất cứ chỗ nào, hễ trống là được tận dụng làm nơi cư ngụ của các bức tượng
Nóc ti vi cũng được tận dụng để đồ
Sống chung với các hiện vật khác
Trên nóc tủ
Nhiều bức không tránh khỏi cảnh bị bám bụi do cảnh nhà neo người. Chồng họa sĩ đã mất, cô con gái duy nhất đã có gia đình riêng.
Ngoài tượng Phật, họa sĩ còn sưu tầm được khá nhiều bức hoành phi mạ vàng thật của các triều đại phong kiến
Chia sẻ không gian với binh khí cổ
Đôi khi cũng được sắp xếp theo chủ đề
Bức tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay không còn nguyên vẹn nhưng họa sĩ vẫn sưu tầm để tránh không bị hư hại thêm.