Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông

Ngày 14/08/2014 16:00 PM (GMT+7)

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và các cộng sự đã thiết kế công trình Đại học FPT không đi theo lối mòn như các công trình khác tại Việt Nam.

Dự án: Công trình Đại học FPT

Địa điểm: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội

Diện tích sử dụng:  11.065 m2

Kiến trúc sư chính: Võ Trọng Nghĩa và cộng sự

Kiến trúc sư cộng tác: Vũ Hải

Thiết kế: Ngô Thùy Dương, Trần Mai Phương

Đồ họa: Võ Trọng Nghĩa và cộng sự

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 1

Công trình được cấu tạo từ các khối bê tông đặt so le nối với nhau thành một chuỗi ấn tượng. Các ban công mặt tiền đều được trồng đầy cây xanh.

Chức năng của tòa nhà này sẽ giống như cửa ngõ vào Đại học FPT. Đây là giai đoạn đầu tiên trong quy hoạch tổng thể để nâng cấp cơ sở vật chất của trường.

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 2

Công trình hoạt động như cửa ngõ vào Đại học FPT

Theo phía đơn vị của Võ Trọng Nghĩa, cấu trúc này nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Việt Nam, đáp ứng quá trình công nghiệp hóa nhanh vốn đang gây ra những vấn đề như tình trạng thiếu điện thường xuyên, nhiệt độ ngày càng tăng, ô nhiễm môi trường và mất dần không gian xanh.

"Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một tòa nhà - trường đại học xanh chống lại những vấn đề trên cũng như truyền những phương thức bền vững đến thế hệ tương lai" - Nhóm thiết kế chia sẻ.

Công trình được thiết kế trên diện tích không gian hơn 11.000 m2. Tòa nhà gồm 7 tầng với kết cấu từ các mô-đun (module) bê tông đúc sẵn. Các mô-đun này rất linh hoạt, có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau mà giá thành hợp lý nên giữ chi phí xây dựng ở mức tối thiểu.

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 3

Kết cấu từ các mô-đun bê tông đúc sẵn, chức năng linh hoạt

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 4

Các khối bê tông này có giá thành rẻ, giúp giảm thiểu chi phí xây dựng

Tòa nhà được định hướng để đón gió, cho phép thông gió hiệu quả. Các cây to được đặt trước tất cả các cửa sổ giúp giảm bớt nhiệt độ không khí lưu thông bên trong.

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 5

Lưu thông gió hiệu quả

Thiết kế này cũng cho phép ánh sáng tràn vào từng tầng, giảm nhu cầu sử dụng ánh sáng nhân tạo (đèn điện).

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 6

Không cần sử dụng đèn, bên trong tòa nhà vẫn đủ ánh sáng

Đơn vị của Võ Trọng Nghĩa cho biết, cấu trúc trên cung cấp giải pháp thay thế những tòa nhà phải dựa vào điều hòa không khí - một cấu trúc đang thống trị tại khu vực Đông Nam Á.

Theo đội ngũ thiết kế, "Việc xây dựng hiện đại ở Việt Nam thường bị ảnh hưởng bởi các loại hình xây dựng của phương Tây mà không phù hợp với khí hậu nhiệt đới của vùng Đông Nam Á".

"Thiết kế của công trình này sẽ tạo thuận lợi trong việc tận dụng các nguồn lực tự nhiên của địa phương như ánh sáng mặt trời, nước và gió, tạo nên một môi trường thoải mái."

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 7

Cách thức các mô-đun được gắn kết vào nhau tạo nên tổng thể tòa nhà

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 8

Sơ đồ các phòng

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 9

Tầng trệt

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 10

Mặt chiếu

Xem thêm Nhà đẹp:

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 11

Võ Trọng Nghĩa biến đổi ngôi nhà Hà Nội xanh tuyệt vời

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 12

Bên trong nhà chuyên gia phong thủy lẫy lừng

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 13

Báo Mỹ khen ‘vườn treo Babylon mini’ Việt Nam

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 14

Hướng nhà và bếp kỵ nhau gây bất hòa

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 15

Nhà không cần tường, tầng nào cũng có vườn

Võ Trọng Nghĩa thiết kế Đại học FPT từ các khối bê tông - 16

Cận cảnh tòa nhà Việt đoạt giải kiến trúc thế giới

Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến trúc xưa và nay