Biệt thự siêu hoành tráng của chủ tịch Goo Il Joong – cha Kim Tak Goo trong bộ phim gây sốt “Vua bánh mì” có dáng vẻ như một tòa cung điện thời hiện đại.
Năm 2010, Vua bánh mì (King of baking, Kim Tak Goo) trở thành bộ phim thành công nhất của truyền hình xứ kim chi. Với tỷ suất người xem rất cao (gần 50% cho tập cuối cùng), Vua bánh mì lọt vào Top 5 phim truyền hình có tỷ suất người xem cao nhất trong lịch sử truyền hình Hàn Quốc. Bộ phim được vinh danh tại 7 hạng mục quan trọng của Giải thưởng truyền hình KBS dành cho đạo diễn, biên kịch, nam, nữ diễn viên chính và bộ đôi ăn ý nhất. Vua bánh mì còn có sức ảnh hưởng lan tỏa ngoài xã hội, khiến các hãng bánh mì “ăn nên làm ra” khi giới trẻ đua nhau học làm bánh.
Poster phim Vua bánh mì
Bộ phim xoay quanh cuộc đời đầy sóng gió của cậu bé có khứu giác đặc biệt - Kim Tak Goo, vốn là con riêng của chủ tịch một tập đoàn thực phẩm nổi tiếng. Rơi vòng xoáy của cuộc chiến giành quyền thừa kế, đối mặt với hàng loạt âm mưu thâm độc, Kim Tak Goo bị đẩy ra khỏi gia đình, bắt đầu hành trình tha hương suốt 12 năm dài tìm người mẹ đã thất lạc. Cuối cùng, anh dừng chân tại hiệu bánh Pal Bong với quyết tâm trở thành người làm bánh giỏi và không nguôi ý định tìm mẹ.
Với trái tim nhân hậu và tinh thần lạc quan, giàu nghị lực, Kim Tak Goo đã vượt qua mọi khó khăn và tìm ra lý tưởng sống của cuộc đời mình. Đó là làm ra những chiếc bánh mì hạnh phúc và là chỗ dựa cho cha mẹ.
Gia tộc họ Goo trong phim Vua bánh mì.
Qua đây, các nhà làm phim muốn truyền đi thông điệp về tình yêu, ước mơ và sự trưởng thành khi vượt qua gian khó. Nhưng trên hết, Vua bánh mì lay động lòng người bởi tình cảm gia đình, tình mẫu tử thiêng liêng, tình thầy trò và tình yêu đôi lứa.
Không được đầu tư tiền tỷ và PR rầm rộ như nhiều bộ phim khác, nhưng với kịch bản xuất sắc cùng dàn diễn viên ăn ý, nội dung hấp dẫn, kịch tính và giàu tính nhân văn, “Vua bánh mì” vẫn làm mưa làm gió trên truyền hình Hàn Quốc và lan rộng sang các nước trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.
Sự thành công của bộ phim thậm chí đã đưa hai “lính mới” Yoon Shi Yoon (vai Kim Tak Goo), Kim Joo Won (vai Goo Ma Jun) vụt sáng trở thành những ngôi sao hạng A với lượng fan hùng hậu.
Đặc biệt, một gia vị bí mật làm nên sức hút tuyệt vời của bộ phim đó là hậu cảnh được đầu tư kĩ lưỡng với những tòa biệt thự siêu sang đẹp long lanh, hoành tráng “mãn nhãn” cho người xem. Khán giả theo dõi “Vua bánh mì” không chỉ hồi hộp đón đợi cuộc đấu trí, đấu tài căng thẳng, kịch tính giữa hai nhân vật chính Tak Goo và Ma Jun mà còn mê mẩn những cảnh quay biệt thự xa hoa và tráng lệ của Chủ tịch tập đoàn Samhwa.
Khu biệt thự của gia tộc họ Goo nằm ở địa thế vô cùng hữu tình, đằng sau có núi, trước có sông, bao quanh là sân vườn rộng rãi với những tán cổ thụ sum suê rợp bóng, bãi cỏ và vườn hoa được chăm sóc, cắt tỉa cẩn thận. Tòa nhà được xây dựng với chất liệu chủ yếu là đá và gỗ tạo cảm giác chắc chắn, kiên cố. Gam màu nâu trầm, trắng hài hòa với màu xanh tươi mát của cây cỏ, hoa lá tạo nên một không gian sống vô cùng khoáng đạt, thư giãn.
Tòa nhà có hình chữ nhật, chạy dài theo chiều ngang của khu vườn. Mặt tiền được xây dựng với kiến trúc rất độc đáo, giàu tính thẩm mỹ. Cổng lớn hình vòm, những mái che uốn cong mềm mại, cầu thang lượn sóng bên ngoài kết hợp tinh tế với những hình khối vuông vức của cửa sổ, ống thông gió tạo, vừa mang phong cách cổ điển vừa đậm chất hiện đại.
Ban đêm tòa nhà càng lộ rõ vẻ lộng lẫy và sang trọng.
Bước vào sảnh chính, người xem bị trước lệ trước vẻ đẹp “không tì vết” của ngôi nhà. Sảnh chính có diện tích rộng lớn để chủ nhân thỏa thích trang trí, phô bày sự giàu có.
Những gam màu chủ đạo như trắng sữa, xám, đỏ thẫm, và vàng phối hợp hoàn hảo tạo nên vẻ sang trọng cho căn phòng. Sàn nhà và cầu thang làm bằng đá granite là một chất liệu cao cấp tạo chiều sâu cho không gian.
Đồ nội thất sang trọng như đèn chùm, thảm len và chậu cây cảnh đem đến vẻ đẹp hoàng gia cho sảnh chính.
Thông với sảnh chính là phòng khách. Sàn nhà với màu sắc khác nhau được dùng như một công cụ phân chia không gian. Nếu như sảnh chính sử dụng đá màu trắng tinh tế, tao nhã với độ bóng cao thì phòng khách lại phá cách với màu đen sang trọng kết hợp thảm trải sàn Ba Tư.
Hành lang ngôi nhà quyến rũ với gam màu nâu xám và hệ thống đèn chùm kiểu cách.
Hầu hết cửa sổ có thiết kế hình vuông, cao lớn giúp lấy ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà. Trần nhà lượn sóng rất đọc đáo, đem lại vẻ mềm mại cho những không gian tưởng chừng nhàm chán như hành lang.
Bồn hoa và chậu cây cảnh điểm tô cho không gian sống bằng những sắc màu tươi mới.
Điểm nhấn đặc sắc nhất của tầng 1 chính là trần nhà hình bàn cờ được thiết kế với hệ thông ánh sáng phân bố cực kì ấn. Cầu thang lát cẩm thạch được thiết kế cân xứng hai bên là một lối kiến trúc không mới nhưng luôn gây được ấn tượng.
Trần nhà của phòng khách phá cách với gam hồng phấn nữ tính, lãng mạn.
Phòng khách không quy mô và đồ sộ như sảnh chính nhưng vẫn thể hiện được vẻ sang trọng và giàu có. Trong những không gian nhỏ hơn, các đồ nội thất cao cấp đem đến cảm giác thẩm mỹ hiệu quả hơn.
Bộ sofa có kiểu dáng với chất liệu cao cấp tạo nét nên cổ điển cho căn phòng.
Đèn cây, bàn trà và tủ trưng bày được thiết kế cầu kì, hài hòa với thảm gấm treo tường.
Rất nhiều đồ dùng mạ vàng, bạc xuất hiện trong phim.
Cầu thang trải thảm nhung đỏ lộng lẫy và quyến rũ. và quý phái đồng thời mang đến cảm giác quyến rũ cho căn phòng. Những chậu cây xanh được sắp xếp một cách hữu ý bên cạnh có tác dụng cân bằng màu sắc và làm cho không gian hài hòa ăn ý hơn.
Thông với sảnh chính là phòng ăn. Căn phòng này có kiến trúc đơn giản, nhã nhặn nhờ gam màu trắng kết hợp xanh dương, hồng phấn. Màu sắc nhẹ nhàng, trung tính tạo cảm giác thư giãn, rất phù hợp không gian ăn uống.