3 câu cửa miệng của bố mẹ làm tổn thương con nhất, đến lớn cũng không thể quên

Thi Thi - Ngày 15/10/2023 11:51 AM (GMT+7)

Bố mẹ nên hạn chế nói 3 câu sau đây, bởi có thể vô tình làm tổn thương, tạo ra các vấn đề tâm ý ở trẻ.

Hàng ngày bố mẹ thường nói chuyện với con, nhưng đôi khi chính phụ huynh cũng không nhận ra lời nào nên và lời nào không nên nói.

Một số bố mẹ sẽ tiếp tục khuyến khích và đánh giá cao thành tựu của con, trong khi một số khác cố ý hoặc vô ý, vẫn liên tục chỉ trích và phê phán con. Tuy nhiên, việc đứa trẻ trải qua những điều tiêu cực này có thể gây ra những hệ quả không mong muốn và tác động đáng kể đến sự phát triển và tự tin.

Nhà tâm lý học James Gilligan đã tiến hành nghiên cứu về tội phạm bạo lực, ông phát hiện rằng hầu hết những người này đã trải qua lạm dụng từ lời nói, tình cảm và thể chất khi còn nhỏ. Đồng thời, những trải nghiệm này đã vô thức tạo ra một cảm giác xấu hổ sâu sắc trong họ.

Theo cuốn sách "Khen và chê", khi một người không nhận được sự tôn trọng và bị coi thường, họ sẽ trải qua cảm giác "xấu hổ về bản thân". Những đứa trẻ thường bị coi thường, khiển trách và phớt lờ trong gia đình, dẫn đến việc cảm thấy xấu hổ.

Sự xấu hổ thực sự không phải là điều xấu, có thể ngăn cản sự kiêu ngạo và tự phụ. Tuy nhiên, nếu tâm lý này kéo dài quá mức, trẻ sẽ sống trong lo sợ bị từ chối.

Đặc biệt, khi bố mẹ thường xuyên nói 3 câu này, sự tự tin trong trẻ dần giảm, không còn tin tưởng vào bản thân, dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý.

3 câu cửa miệng của bố mẹ làm tổn thương con nhất, đến lớn cũng không thể quên - 2

"Mẹ đã nói nhiều lần mà cũng không nhớ nổi, sao con ngốc thế!" 

Bố mẹ nào từng giúp con làm bài tập về nhà đều có thể nhận ra tình huống này: Sau khi đã hỏi vài lần một câu hỏi đơn giản, trẻ trông như đầu óc trống rỗng, không thể tìm ra câu trả lời.

Thấy thời gian trôi qua ngày càng nhanh, bố mẹ bắt đầu lo lắng. Trong sự vội vàng, không thể tránh khỏi những lời như "Mẹ đã nói nhiều lần mà cũng không nhớ nổi, sao con ngốc thế!" . Thực tế là, khi nói như vậy, bố mẹ có thể chỉ đang tức giận và muốn xả giận "Tôi yêu con mình, nhưng không thể chấp nhận sự chậm chạp".

Tuy nhiên, đối với con trẻ, câu nói này mang một ý nghĩa khác. Bởi vì dù trẻ có cố gắng trả lời, thì cũng sẽ bắt đầu hoài nghi về bản thân mình.

Từ "Ngốc" ý chỉ rằng trí thông minh của con có vấn đề, và trí thông minh là một tài năng không phải là điều có thể khắc phục ngay lập tức. Vì vậy, khi trẻ nghe điều này, bản thân thường xấu hổ, tự ti về chính mình. 

Theo tâm lý học, những đứa trẻ nghi ngờ về chính mình thường dựa vào nhận định từ bên ngoài để đánh giá bản thân. Ví dụ, lời chế giễu, phê phán từ người khác có thể thúc đẩy trẻ hành động không hợp lý. Trẻ không hình thành ý chí mạnh mẽ bên trong, và để thoát khỏi những cảm giác đó, sẽ có xu hướng hành động một cách liều lĩnh.

3 câu cửa miệng của bố mẹ làm tổn thương con nhất, đến lớn cũng không thể quên - 3

3 câu cửa miệng của bố mẹ làm tổn thương con nhất, đến lớn cũng không thể quên - 4

"Chẳng trông cậy được gì vào con khi về già"

Khi trẻ không đạt được kết quả mong đợi, bố mẹ thường lo lắng. Xã hội ngày nay đang dần cạnh tranh khốc liệt hơn, việc không chăm chỉ học tập có thể khiến trẻ tụt lại, gặp khó khăn trong tương lai.

Tuy bố mẹ không mong đợi con cái phải nuôi sống mình khi già, nhưng việc trẻ không đạt được kết quả tốt trong học tập có thể khiến bố mẹ phải đảm đương nhiều trách nhiệm hơn.

Nhiều phụ huynh dùng câu nói "Chẳng trông cậy được gì vào con khi về già", tin rằng sẽ thúc đẩy tinh thần của con tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều trẻ thường coi trọng đánh giá từ thế giới bên ngoài, đặc biệt bố cha mẹ, mong muốn được công nhận.

Khi nghe câu nói này, trẻ thường hiểu theo hướng "Mẹ nghĩ mình không đủ tốt, mẹ cảm thấy mình không ngoan, không làm được gì." Điều này vô tình làm suy yếu ý thức về năng lực bản thân của trẻ.

Theo tâm lý học, đứa trẻ tự tin vào năng lực bản thân là cảm giác rằng mình có khả năng hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Đứa trẻ tự tin vào năng lực bản thân thường có lòng kiên nhẫn, bình tĩnh, không bao giờ nghi ngờ khả năng của mình khi đối mặt với khó khăn.

Ngược lại, những trẻ thiếu tự tin vào năng lực bản thân thường khó đối mặt với thất bại. Trẻ luôn cảm thấy mình kém hơn người khác, làm việc không tốt và khó thể thành công, vì vậy thường dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

Những người thiếu tự tin vào năng lực bản thân khó có thể đạt được thành công trong xã hội, thường phụ thuộc nhiều hơn vào người khác.

3 câu cửa miệng của bố mẹ làm tổn thương con nhất, đến lớn cũng không thể quên - 5

3 câu cửa miệng của bố mẹ làm tổn thương con nhất, đến lớn cũng không thể quên - 6

"Sao con không bao giờ giỏi bằng người khác?"

Rất nhiều trẻ, kể cả những trẻ xuất sắc, đã từng nghe câu nói này từ bố mẹ. Người lớn thường tin rằng, thông qua so sánh, trẻ có thể nhận ra khuyết điểm, từ đó khơi dậy hoài bão để đạt được thành tích tốt hơn. Mặc dù một vài lời khuyên có thể hữu ích, nhưng nếu lặp lại quá nhiều, trẻ sẽ cảm nhận được thái độ khác biệt trong cảm xúc của bố mẹ.

Những đứa trẻ thường bị chê bai là "không giỏi bằng người khác" sẽ tin rằng mình không bao giờ có thể giỏi bằng người khác, mình luôn là người thất bại, hay đạt được thành tích cao trong học tập.

Tâm lý học đề cập đến một khái niệm gọi là "Lời tiên tri tự ứng nghiệm". Ý nghĩa của nó là những lời bố mẹ nói quá nhiều lần, có thể trở thành tiên tri cho tương lai của trẻ. Bởi vai trò của lời khuyên và gợi ý có thể thay đổi trạng thái tinh thần, cách nhìn của trẻ về bản thân và thế giới xung quanh.

Khi bố mẹ liên tục nói rằng con mình không giỏi bằng những người khác, dần dần trẻ sẽ thực sự tin rằng mình không có bất kỳ tài năng gì. Khi đối mặt với sự cạnh tranh, trẻ sẽ tự thôi chiến đấu, tự đánh giá rằng không nên đổ công sức vào đó, vì không thể vượt qua người khác. Thậm chí khi trẻ thành công, sẽ sẽ không xem đó là kết quả của nỗ lực cá nhân, mà cho rằng đó chỉ là "may mắn".

3 câu cửa miệng của bố mẹ làm tổn thương con nhất, đến lớn cũng không thể quên - 7

7 câu nói của bố mẹ vô tình làm tổn thương con, sau này có lớn con cũng không quên
Những câu nói tưởng chừng như vô hại của bố mẹ trong lúc nóng giận nhưng làm tổn thương đến tình cảm, tinh thần của trẻ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời