Lời nói của bố mẹ đôi khi vô tình làm tổn thương tâm trí trẻ.
Đôi khi vì quá nóng vội, áp lự từ cuộc sống, cáu giận hoặc vô thức lặp lại những gì từng nghe khi còn nhỏ, các bố mẹ đôi khi vẫn nói ra những câu khiến con bị tổn thương, mối quan hệ trong gia đình cũng bị ảnh hưởng.
Dưới đây là 4 câu nói dễ gây tổn thương trẻ, phụ huynh giúp phụ huynh ý thức hơn về ngôn ngữ của mình.
"Con thật lắm chuyện"
Trẻ nhỏ không giỏi kiểm soát cảm xúc, hành động của bản thân. Đôi khi, những lần trẻ khóc, giận dữ khiến bố mẹ mệt mỏi, khó chịu. Nhiều bố mẹ sẽ vô tình nói "con thật lắm chuyện" hay "con thật phiền phức" như một cách để yêu cầu trẻ giữ bình tĩnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý cho rằng cách nói này sẽ vô tình bác bỏ cảm xúc thật của trẻ. Trẻ thường tìm đến bố mẹ để bày tỏ và học cách quản lý cảm xúc. Nếu bố mẹ cho rằng cảm xúc của trẻ là ngớ ngẩn, trẻ sẽ dần coi nhẹ tâm trạng, suy nghĩ của bản thân và người khác.
Chính những đứa trẻ này cũng tự bị tổn thương, hoặc không có khả năng giữ bình tĩnh. Ngoài ra, trẻ cũng không có những cuộc trò chuyện mang tính xây dựng tích cực với bố mẹ.
Mặc dù bố mẹ thường dành cho con cái tình yêu vô điều kiện, nhưng yêu không có nghĩa là luôn cư xử phù hợp. Nếu bạn từng làm tổn thương con, đã đến lúc ngồi xuống nói chuyện và xin lỗi nếu cần.
"Có gì to tát đâu mà cũng làm không xong"
Những vấn đề nhỏ cùng cảm xúc đi kèm rất quan trọng đối với đứa trẻ. Theo chuyên gia nuôi dạy con Amy McCready (Mỹ), khi nói "có gì to tát đâu", bố mẹ sẽ khiến con hiểu rằng "cảm xúc của mình không quan trọng" hoặc "thật ngớ ngẩn khi sợ hãi hoặc thất vọng".
Thay vì chối bỏ sự cố gắng của con, bố mẹ hãy dành một khoảng thời gian để cố hiểu sự việc theo góc nhìn của trẻ nhỏ.
Con có muốn nói chuyện với bố mẹ để tìm cách giải quyết không?". Như vậy, phụ huynh vừa giúp con xác định cảm xúc của mình, vừa cho trẻ thấy bố mẹ luôn luôn ở bên con.
Đây là một câu hỏi, nhưng về tính chất, nó lại là một câu khẳng định mang tính buộc tội. Những câu khẳng định mang tính buộc tội với trẻ thường không mang lại những tác dụng tích cực và có thể khiến trẻ tổn thương tâm lý.
Khi trẻ mắc lỗi hoặc làm chưa tốt, bố mẹ cần bình tĩnh chỉ ra những điều trẻ cần cải thiện, thay vì chỉ tập trung chỉ trích những điều trẻ làm sai.
“Bằng tuổi con, bố mẹ đã…”
Đôi khi, những điều bố mẹ nói khi còn nhỏ có thể khiến trẻ nhớ mãi về sau này. Những lời yêu thương và chỉ bảo giúp trẻ trở thành những người tốt hơn, trong khi những lời nói với sự tức giận và hoài nghi có thể khiến trẻ nghi ngờ bản thân trong nhiều năm liền.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay cả những từ tưởng như rất bình thường cũng có thể làm tổn thương lòng tự trọng của một đứa trẻ và khiến chúng cảm thấy bất an.
“Bằng tuổi con, bố mẹ đã…” đây được xem là câu nói từ phụ huynh vô tình tạo nhiều áp lực cho thế hệ trẻ. Khả năng của mỗi người là khác nhau, vì vậy khi bị so sánh nhiều trẻ sẽ mang tâm lý tự ti, đặc biệt bị so sánh với thế hệ trước càng khiến trẻ khó có lòng tin vào bản thân.
Những lời nói này sẽ khiến trẻ tự ti về bản thân và chịu nhiều áp lực từ phía bố mẹ. Do đó, phụ huynh nên nhận biết rằng con trẻ của mình cần được nghe những lời động viên cũng như lợi ích trên con đường của mình.
Hầu hết phụ huynh sẽ thất vọng nếu con không nghe lời. Tuy nhiên, điều quan trọng là thiết lập, duy trì các ranh giới và không đổ cảm xúc của mình lên con.
"Bố mẹ không tin con"
Đôi khi, những câu chuyện của trẻ thiếu thực tế và sẽ bị cha mẹ bác bỏ bằng cách nói rằng "ta không tin con". Nếu bị bố mẹ đáp lại bằng câu nói này, trẻ sẽ tổn thương và cảm thấy không ai có thể lắng nghe các em tâm sự.
Tiến sĩ tâm lý Meghan Marcum khuyên rằng, nếu muốn trẻ cảm thấy thoải mái khi mở lòng, bố mẹ cần tạo lòng tin bằng cách lắng nghe mọi điều trẻ nói ra. Sau khi nghe trẻ nói, bạn có thể bắt đầu đi vào phân tích đúng sai và giúp trẻ tìm cách xử lý cho vấn đề của mình.
Thực tế, trẻ nhỏ vẫn đang rất phụ thuộc vào bố mẹ, khi bố mẹ nói ra lời này trẻ sợ rằng mình sẽ bị bỏ rơi. Từ đó, nội tâm của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nhiều, trở nên nhạy cảm và tự ti, nhiều bé còn chọn cách tệ hơn là bỏ nhà ra đi.
Vì vậy, khi con phạm lỗi hãy kêu con vào phòng kiểm điểm bản thân, còn phụ huynh sẽ chờ đến khi bình tĩnh trở lại và sẽ khuyên nhủ con sau.
Bố mẹ cũng nên suy nghĩ xem lời nói đó có ảnh hưởng xấu đến trẻ hay không, bởi rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời của con cái.
Giải pháp cho bố mẹ là chú ý và hoan nghênh nỗ lực của trẻ chứ không tập trung vào kết quả và sai lầm con mắc phải. Bên cạnh đó, tránh việc dán nhãn bất kể cái nhãn đó là tốt hay xấu.