Có 3 tình huống dễ xảy ra nhất khi bố mẹ nuôi dạy con, hạn chế tiềm năng phát triển.
Bố mẹ có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Hầu hết phụ huynh đều yêu thương, che chở và mong muốn giúp con có một hành trình suôn sẻ trong cuộc sống. Họ thường dành thời gian và tâm huyết để chăm sóc, giáo dục, và tạo ra một môi trường an toàn.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng, đôi khi bố mẹ vô tình làm một số việc không đúng mực, gây trở ngại cho con đường trưởng thành. Những hành vi này thường xuất phát từ những quan niệm, kỳ vọng hoặc áp lực đặt lên con, không nhận ra rằng điều đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng có 3 tình huống dễ xảy ra nhất khi bố mẹ nuôi dạy con, hạn chế tiềm năng phát triển của trẻ.
Trút bỏ cảm xúc tiêu cực lên trẻ
Nhiều phụ huynh trong lúc nóng giận vô tình trút những cảm xúc tiêu cực lên trẻ. Điều này thường xảy ra trong những khoảnh khắc căng thẳng, không kiểm soát được cảm xúc, để những suy nghĩ tiêu cực lấn át lý trí.
Ngay cả khi trẻ đạt được thành tích nào đó, thay vì động viên và khen ngợi, bố mẹ có thói quen kìm nén: "Điều này có gì tuyệt vời đâu? Có rất nhiều người giỏi hơn con," hay "Đừng quá tự hào." Những câu nói này, dù có thể không có ý xấu, nhưng lại mang tính chất phủ nhận và làm giảm giá trị thành tích của trẻ.
Thay vì tự hào về những nỗ lực, trẻ sẽ chỉ thấy bị so sánh với những người khác, và thành tích này trở thành điều không đáng kể. Lâu dài khiến trẻ cảm thấy thất vọng, chán nản và thiếu động lực.
Nếu trẻ ở trong môi trường phủ nhận này lâu ngày, sự tự tin sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ trở nên rụt rè, nhút nhát, và ngại ngần trong việc theo đuổi những gì mình thực sự thích.
Trẻ cảm thấy mình không xứng đáng với thành công và luôn có cảm giác rằng mình không thể làm được gì tốt. Sự thiếu động viên và công nhận khiến trẻ tin rằng mọi nỗ lực đều không đủ tốt, từ đó dẫn đến sự chần chừ và thiếu quyết đoán trong các quyết định.
Trút bỏ cảm xúc tiêu cực lên trẻ.
Yêu cầu trẻ tuân theo mọi sắp xếp của bố mẹ
Một số bậc bố mẹ hoạch định sẵn kế hoạch cuộc đời, cho rằng đây là điều đúng đắn, hiển nhiên. Ví dụ, bố mẹ tin rằng việc chọn lựa một nghề nghiệp ổn định, như trở thành công chức hoặc làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, là lựa chọn tốt nhất cho tương lai.
Đây là những hình mẫu bản thân đã trải qua và cảm thấy an toàn, vì vậy muốn trẻ tiếp nối con đường này. Đây là điều tốt bởi nhiều người hướng tới cuộc sống đơn giản, ổn định.
Tuy nhiên, việc lên sẵn kế hoạch có thể vô tình bỏ qua sở thích và đam mê, trẻ không có sự lựa chọn cho riêng mình.
Khi trẻ bày tỏ ý tưởng khác, chẳng hạn như muốn tham gia nghệ thuật, thể thao, giải trí... nhiều phụ huynh thường phản đối kịch liệt. Bởi quan niệm những nghề nghiệp này không nghiêm túc, không có tương lai, và có thể mang lại rủi ro. Tình huống này dẫn đến việc trẻ mất quyền lựa chọn hướng đi riêng.
Cuộc sống không chỉ đơn thuần là lựa chọn nghề nghiệp, mà còn là hành trình phát triển bản thân, nơi trẻ khám phá những gì thực sự làm bản thân hạnh phúc.
Thay vì ép buộc trẻ đi theo con đường đã được hoạch định sẵn, hãy tạo ra một không gian an toàn để trẻ thể hiện bản thân, khám phá ước mơ và xây dựng tương lai.
Yêu cầu trẻ tuân theo mọi sắp xếp của bố mẹ
Có ít sự hỗ trợ khi trẻ cần
Nhiều phụ huynh biết cách sử dụng các nguồn lực, kết nối để cung cấp nhiều hình thức trợ giúp khác nhau trẻ trong giai đoạn phát triển quan trọng.
Bố mẹ tạo ra một môi trường học tập tốt, chủ động giúp con mở rộng các mối quan hệ xã hội, khi bắt đầu học tập, hay tìm việc làm. Đa phần thường cung cấp sự hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm thực tế, và hướng dẫn cần thiết, giúp trẻ vượt qua những thách thức.
Tuy nhiên, bên cạnh những hỗ trợ tích cực đó, nhiều phụ huynh cũng bỏ qua việc đưa ra lời khuyên hợp lý về lựa chọn trường học và việc làm. Bố mẹ có thể áp đặt những kỳ vọng không thực tế, dẫn đến việc trẻ phải đối mặt với áp lực lớn.
Khi trẻ phải đối diện với rất nhiều khó khăn trên con đường phía trước, sự can thiệp không chính đáng từ phụ huynh vô tình tăng thêm gánh nặng. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị mắc kẹt trong những mong đợi của người lớn, không có cơ hội khám phá bản thân hay phát triển theo cách riêng của mình.
Bố mẹ nên tạo ra một môi trường học tập tốt.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ đôi khi nên nhìn lại hành vi của mình, không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Nhằm trở thành người hướng dẫn tốt, hạn chế cá nhân ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Sự tự nhận thức này rất quan trọng, cho phép phụ huynh điều chỉnh cách thức giao tiếp và hỗ trợ hiệu quả, đồng thời khuyến khích trẻ phát triển tư duy độc lập và khả năng tự quyết định.
Đồng thời, trẻ cũng cần học cách củng cố niềm tin vào bản thân, dũng cảm theo đuổi hạnh phúc và thành công của chính mình, cố gắng vượt qua rào cản từ môi trường xung quanh.