Trẻ thường gửi đi một số tín hiệu thiếu tình yêu thương, nhưng hầu hết các bố mẹ không nhận ra.
Đa phần trẻ lớn lên trong tình yêu thương có tâm hồn thoải mái, tâm thái bình yên, biết cách thể hiện bản thân, chấp nhận những khuyết điểm, giỏi điều tiết cảm xúc và hòa đồng. Giống như mặt trời, mang lại ánh sáng mọi lúc mọi nơi.
Trong khi đó, đứa trẻ thiếu tình yêu thương có một trái tim trống rỗng, rất cần một bến cảng để cập bến khi lo lắng, sợ hãi và bối rối. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng xây dựng một nơi đủ an toàn cho trẻ trưởng thành.
Chuyên gia tâm lý Adler tin rằng, khi không được công nhận, trẻ sẽ tìm cách khác để thu hút sự chú ý của bố mẹ và từ đó sẽ xảy ra những hành vi không phù hợp .
Vì vậy, nếu bố mẹ không nhìn thấy được nhu cầu nội tâm của con, vấn đề sẽ tiếp tục leo thang cho đến khi không thể giải quyết được .
Trên thực tế, trẻ thường gửi đi một số tín hiệu thiếu tình yêu thương, nhưng hầu hết các bố mẹ không nhận ra.
Hành vi của mỗi người đều có mục đích nhất định. Adler chia mục đích đằng sau hành vi sai của trẻ thành năm giai đoạn. Khi bố mẹ nhận ra những tín hiệu trẻ gửi đến, hãy cố gắng điều chỉnh sớm, trao cho con đủ tình yêu thương để lớn lên khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần.
Giai đoạn một: Mong muốn được công nhận
Giai đoạn trẻ muốn được những người xung quanh công nhận và khen ngợi vì đã làm được việc gì đó, đây là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển tâm lý.
Thời điểm này trẻ nhạy cảm với sự đánh giá từ người khác và cần sự khích lệ để củng cố lòng tự tin và cảm giác giá trị bản thân. Những phản hồi tích cực từ bố mẹ khiến trẻ cảm thấy vui vẻ mà còn thúc đẩy nỗ lực hơn.
Nếu những nhu cầu bên trong không được đáp ứng, chẳng hạn như không nhận được phản hồi và lời khen ngợi như mong muốn, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Thời điểm này trẻ nhạy cảm với sự đánh giá từ người khác và cần sự khích lệ.
Giai đoạn hai: Tìm kiếm sự chú ý
Trẻ tuy không thích bị mắng nhưng lại không muốn bị phớt lờ hơn là bị mắng. Trẻ cực kỳ háo hức được yêu thương, chăm sóc và bắt đầu có nhiều hành vi để thu hút sự chú ý của bố mẹ.
Ví dụ, mẹ đang làm việc và trẻ đang vẽ. Thỉnh thoảng, trẻ đá vào bàn bằng chân. Nếu mẹ bảo ngừng đá, trẻ sẽ càng đá mạnh hơn.
Nếu trẻ thường xuyên có những hành vi khiến bố mẹ khó chịu, càng ngăn cản trẻ sẽ càng làm nhiều hơn. Tuy nhiên, khi mẹ tập trung vào trẻ, hành vi không phù hợp đó sẽ dừng lại trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó sẽ quay trở lại cho thấy trẻ đang tìm kiếm sự chú ý.
Trẻ tuy không thích bị mắng nhưng lại không muốn bị phớt lờ hơn là mắng.
Giai đoạn ba: Tìm kiếm quyền lực
Khi trẻ thử nhiều phương pháp khác nhau, vẫn không đạt được kết quả như mong muốn.
Đa phần trẻ nghĩ: “Chỉ cần mình có quyền lực thì mọi người sẽ nể phục”, “Mình chỉ có giá trị khi bố mẹ không kiểm soát được mình”, “Mình là ông chủ và người khác không thể ép buộc mình”. Vì vậy, trẻ sẽ có những hành vi thái quá hơn để chọc tức bố mẹ.
Mục tiêu của trẻ là làm phiền bố mẹ và đạt được cảm giác kiểm soát. Nếu mẹ tiếp tục quát mắng như thường lệ, sẽ rơi vào bẫy. Vì hành vi khẳng định thêm suy nghĩ của trẻ là đúng, trẻ sẽ tự tin hơn khi đi theo hướng này.
Mục tiêu của trẻ là làm phiền bố mẹ và đạt được cảm giác kiểm soát.
Giai đoạn thứ tư: "Nổi loạn"
Một khi đứa trẻ nhận ra rằng mình không thể giành được quyền lực ở giai đoạn thứ ba, sẽ phát triển tâm lý nổi loạn “vì mình không được yêu thích nên muốn người khác nếm mùi vị bị tổn thương” .
"Mẹ không thích con ném đồ chơi, nhưng con nhất quyết muốn ném. Nhìn mẹ tức giận cũng vui."
"Mẹ ghét con vẽ lên tường nên con sẽ vẽ lên đó. Con thích nhìn thấy mẹ tức giận như vậy."
"Mẹ coi trọng điểm số hơn con, nên nếu con trốn học, hãy xem mẹ sẽ làm gì!"
Tóm lại, dù bố mẹ có buồn đến đâu thì chủ đề chính vẫn là tổn thương. Đây là nỗ lực cuối cùng của trẻ để thu hút sự chú ý.
Giai đoạn thứ năm: Thực hiện sự kém cỏi
Khi trẻ không nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn thích hợp ở giai đoạn thứ tư, thiếu cảm giác thân thuộc, bắt đầu từ bỏ bản thân và không mong đợi bất cứ điều gì, “Con không đủ năng lực” Đừng mong đợi bất cứ điều gì từ con." Vì vậy, tiêu phản ứng tiêu cực với mọi thứ.
Chúng ta thấy rằng hành vi lệch lạc của trẻ ngày càng leo thang ngay từ giai đoạn đầu, về sau việc khắc phục vấn đề khó khăn hơn.
Vì vậy, khi phát hiện hành vi không phù hợp ở trẻ, trước tiên bố mẹ nên xác định đang ở giai đoạn nào, hiểu mục đích đằng sau hành vi, đưa ra hướng dẫn phù hợp để đạt được kết quả.
Trẻ thiếu cảm giác thân thuộc, bắt đầu từ bỏ bản thân và không mong đợi bất cứ điều gì.
Cảm giác thuộc về là mục tiêu chính của hành vi con người. Nghĩa là, bản chất của con người là muốn được nhóm của mình chấp nhận, trở thành thành viên của nhóm đó và thực hiện các hành động để đạt được mục tiêu này.
Đối với trẻ, gia đình là nhóm duy nhất thuộc về. Việc được bố mẹ công nhận sẽ khiến trẻ cảm thấy mình là một phần không thể thiếu trong gia đình.
Thực ra, trẻ không thực sự muốn nhiều. Hầu hết trẻ muốn bố mẹ nhận ra và đánh giá cao con người thật của mình. Khi bố mẹ mở rộng tâm trí, nhìn thấy những điều tốt đẹp, trẻ sẽ tự nhiên phát triển khỏe mạnh.