Miệng của người mẹ là phong thủy gia đình, 3 điều mẹ dạy để cả đời con thịnh vượng, sung túc

Thi Thi - Ngày 25/02/2025 14:30 PM (GMT+7)

Mẹ là người nuôi dưỡng, hướng dẫn, bạn đồng hành trong hành trình trưởng thành của trẻ.

Mẹ là người có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Từ những ngày đầu đời, sự hiện diện của mẹ là chăm sóc thể chất, nền tảng cho sự phát triển tâm lý, cảm xúc và xã hội của trẻ.

Vai trò của mẹ trong việc hình thành nhân cách và đức tính tốt cho trẻ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến cách trẻ tương tác với thế giới xung quanh.

Một môi trường ấm áp, đầy tình thương sẽ giúp trẻ hình thành sự tự tin, dễ dàng mở lòng và khám phá thế giới. Ngược lại, nếu trẻ trải qua sự lạnh nhạt hoặc thiếu quan tâm từ mẹ, có thể phát triển những vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm hay thiếu tự tin.

Vì vậy, theo góc nhìn từ các chuyên gia, một người mẹ nên chú tâm nuôi dưỡng bản thân và dạy trẻ trong 3 khía cạnh, đây là nền tảng quan trọng để trẻ hình thành tính cách lành mạnh, thói quen tốt, mục tiêu hướng tới cuộc sống tốt đẹp.

Miệng của người mẹ là phong thủy gia đình, 3 điều mẹ dạy để cả đời con thịnh vượng, sung túc - 1

Miệng của người mẹ là phong thủy gia đình, 3 điều mẹ dạy để cả đời con thịnh vượng, sung túc - 2

Không sợ thiệt thòi, tấm lòng vị tha khiến trẻ trở nên "hấp dẫn"

Lý thuyết trao đổi xã hội nêu rằng mọi người có nhiều khả năng giúp đỡ người khác hơn nếu họ “sẵn lòng cho đi.” Người mẹ muốn con thành công hãy tạo cho con nhiều cơ hội để đóng góp, dần phát triển kỹ năng mới, hiểu sâu về khả năng và giá trị của bản thân. 

Thường xuyên đưa con đi tham gia các hoạt động từ thiện và chia sẻ tài nguyên (như đồ chơi và kiến thức). Những trải nghiệm này giúp trẻ nhận thấy giá trị của việc giúp đỡ người khác và hiểu rằng hành động của mình có thể mang lại sự thay đổi tích cực cho cộng đồng.

Ví dụ, khi lập kế hoạch cho các hoạt động trong lớp, hãy tổ chức một cuộc họp gia đình nhỏ để thảo luận: "Làm thế nào chúng ta có thể giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn đối với người khác?"

Miệng của người mẹ là phong thủy gia đình, 3 điều mẹ dạy để cả đời con thịnh vượng, sung túc - 3

Cho con làm chủ một ngày cuối tuần: Hãy để trẻ chịu trách nhiệm sắp xếp các hoạt động gia đình, từ việc chọn địa điểm đi chơi, lên danh sách những gì cần chuẩn bị. Nhằm trải nghiệm cảm giác chăm sóc người khác, hiểu được ý nghĩa của sự cho đi và trách nhiệm.

Viết ra 3 điều trẻ biết ơn mỗi ngày: Hãy khuyến khích trẻ viết ra 3 điều mà chúng biết ơn hàng ngày, chẳng hạn như "Cảm ơn bạn cùng bàn đã cho mình mượn cục tẩy." 

Xây dựng “ngân hàng kỹ năng” từ nhỏ: Hãy khuyến khích trẻ phát triển một mạng lưới bạn bè có thể giúp đỡ lẫn nhau. Trẻ hàng xóm giỏi tiếng Anh, trẻ nhà mình giỏi Hóa học, hãy khuyến khích các con học hỏi từ nhau, tạo ra những mối quan hệ bền chặt. Đừng đánh giá thấp kiểu “trao đổi” này, vì đây chính là thói quen trẻ cần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

Khuyến khích trẻ tham gia vào các dự án cộng đồng: Hãy để trẻ tham gia vào những dự án như làm vườn cộng đồng, quyên góp thực phẩm hoặc tổ chức các sự kiện từ thiện. 

Miệng của người mẹ là phong thủy gia đình, 3 điều mẹ dạy để cả đời con thịnh vượng, sung túc - 4

Sự đồng cảm mạnh mẽ cho phép trẻ dễ dàng hiểu được nhu cầu của bản thân và người khác 

Sự đồng cảm có thể kích hoạt hệ thống tế bào thần kinh gương của não, giúp hiểu nhanh cảm xúc của bản thân và người khác. Nếu mẹ thường xuyên phân tích động cơ đằng sau hành vi tốt đẹp, trẻ sẽ dễ dàng thấu hiểu và phát triển khả năng đồng cảm. Điều này rất quan trọng, vì đồng cảm giúp trẻ xây dựng mối quan hệ tích cực với người khác, phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết cho cuộc sống sau này.

Mẹ có thể lồng ghép vào cuộc sống hàng ngày để dạy con về lòng đồng cảm. Ví dụ, khi trẻ nhìn thấy một người bạn buồn, mẹ có thể hỏi: "Con nghĩ bạn ấy đang cảm thấy như thế nào? Tại sao bạn ấy lại buồn?" Những câu hỏi như vậy sẽ khuyến khích trẻ suy nghĩ và phân tích cảm xúc của người khác.

Dạy trẻ về sự đồng cảm.

Dạy trẻ về sự đồng cảm.

Mẹ cũng có thể chia sẻ các câu chuyện, phim ảnh hay sách có nhân vật thể hiện sự đồng cảm, từ đó cùng trẻ thảo luận về cảm xúc và hành động của các nhân vật, giúp trẻ nhận ra và hiểu cảm xúc của những người xung quanh.

Hãy rèn luyện khả năng đồng cảm ngay từ khi còn nhỏ, và khi lớn lên, trẻ sẽ tự nhiên có thể hiểu được "tín hiệu nhu cầu" trên khuôn mặt người khác. Mẹ có thể tạo ra các tình huống thực tế để trẻ thực hành, như khuyến khích trẻ giúp đỡ người lớn tuổi qua đường hoặc chia sẻ đồ chơi với bạn bè. 

Ngoài ra, việc học cách thể hiện sự đồng cảm cũng rất quan trọng. Mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách diễn đạt những cảm xúc của mình và cách lắng nghe người khác. Ví dụ, khi trẻ chia sẻ một điều gì đó, mẹ hãy lắng nghe một cách chăm chú và phản hồi lại bằng những câu nói thể hiện sự thấu hiểu, chẳng hạn như "Mẹ hiểu rằng con cảm thấy rất khó khăn khi phải chia sẻ đồ chơi." 

Miệng của người mẹ là phong thủy gia đình, 3 điều mẹ dạy để cả đời con thịnh vượng, sung túc - 6

Giải thích những khó khăn theo cách tích cực và giúp trẻ phát triển tính cách lạc quan, kiên định

Người mẹ phản ứng với những thử thách, khó khăn và thất bại sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cách trẻ nhìn nhận thế giới và bản thân mình. Việc truyền đạt thông điệp tích cực nhằm giúp trẻ hình thành tư duy mạnh mẽ và khả năng phục hồi.

Vì vậy, hạn chế nói:

“Chúng ta không có tiền, nên đừng so sánh mình với người khác.” (Tạo cảm giác tự ti).

“Bố con bất tài, con phải cố gắng hơn bố.” (Gây mâu thuẫn gia đình).

“Ngoài việc học ra, con còn có thể làm gì nữa?” (Chặn các khả năng khác).

Thay vào đó, hãy thay đổi cách nói chuyện, truyền thêm năng lượng và làm gương.

Ví dụ, “Hiện tại mẹ không đủ tiền mua Lego, chúng ta có thể xây lâu đài bằng hộp các tông. Mẹ nghĩ đây là ý tưởng thú vị!” Nhằm khuyến khích sự sáng tạo, giúp trẻ nhận ra rằng điều đơn giản cũng có thể tạo ra niềm vui.

“Mẹ nghĩ phương pháp này chưa hiệu quả lắm. Chúng ta hãy thử cách khác nhé.” Hãy hướng dẫn trẻ tìm kiếm giải pháp phù hợp, thay vì chịu thất bại.

Nuôi dưỡng tính cách lạc quan.

Nuôi dưỡng tính cách lạc quan.

Khả năng phục hồi quyết định liệu trẻ phát triển tích cực và đạt được thành công thực sự hay không. Khi người mẹ cho rằng những thất bại là do các yếu tố tạm thời, bên ngoài (chẳng hạn như “Lần này con làm bài không tốt vì con dùng sai phương pháp”) thay vì đổ lỗi, nhằm nuôi dưỡng khả năng phục hồi.

Trẻ có khả năng phục hồi về mặt tinh thần sẽ nhanh chóng điều chỉnh lại suy nghĩ, phân tích lỗi sai và làm tốt hơn vào lần sau. Mẹ có thể giúp trẻ hình thành thói quen nhìn nhận thất bại như một cơ hội học hỏi, khuyến khích đặt ra mục tiêu mới và phát triển chiến lược để đạt được những mục tiêu đó.

Miệng của người mẹ là phong thủy gia đình, 3 điều mẹ dạy để cả đời con thịnh vượng, sung túc - 8

Trẻ khóc lóc ăn vạ, mẹ nói 7 câu này hiệu quả hơn là quát mắng, phụ huynh nào cũng nên học thuộc
Lời nói tích cực của bố mẹ có thể giúp trẻ kiểm soát cảm xúc, điều chỉnh hành vi tốt hơn.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]25/02/2025 13:20 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời