Giáo dục gia đình có tác động lớn đến tư duy học tập, quá trình hình thành tính cách của trẻ.
Một số trẻ ban đầu có thể không giỏi nhưng theo thời gian trở nên có năng lực, xuất sắc hơn về thói quen học tập, sức bền và khả năng chịu đựng.
Quan sát kỹ những đứa trẻ này, không khó để nhận thấy bố mẹ nhìn chung đều áp dụng 4 đặc điểm trong cách giáo dục gia đình.
Bố mẹ có tâm lý ổn định và bình yên
Trẻ sống trong môi trường gia đình không hòa thuận lâu ngày dễ trở nên cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn. Đôi khi bố mẹ không thể kiềm chế được cảm xúc nóng giận, hay bộc lộ sự bất mãn, lâu dần làm giảm đi cảm giác an toàn bên trong trẻ.
Khi cần phải tốn thêm sức lực để đối phó với “cơn bão” của thế giới bên ngoài, làm sao trẻ có thể toàn tâm toàn ý cho việc học tập và cuộc sống?
Bố mẹ có tâm lý ổn định và bình yên.
Cảm xúc của bố mẹ quyết định tương lai của con. Khi bố mẹ kiềm chế được cơn nóng giận, gia đình tự nhiên ấm êm, hạnh phúc, con cái sẽ trở nên ưu tú hơn. Khi trẻ gặp khó khăn, thử thách trong tương lai, sẽ không nghĩ đến việc giải quyết bằng cách tức giận, bạo lực mà nên bình tĩnh, tiếp tục suy nghĩ, tìm những phương pháp khả thi.
Khi trẻ học cách kiềm chế cơn tức giận, phàn nàn, bất mãn và biết cách thể hiện một cách hợp lý, thì khó khăn dù lớn đến đâu cũng có thể giải quyết dễ dàng.
Chú ý rèn luyện thói quen học tập sớm cho con
Bố mẹ thông thái sẽ không quá lo lắng về kết quả học tập của con. Thay vào đó, sẽ dành thời gian để hình thành thói quen học tập cho con từ trước. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng cần thiết, tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc học tập trong tương lai.
Thay vì chỉ chú trọng đến điểm số, các bậc phụ huynh nên tập trung vào việc xây dựng một môi trường học tập tích cực và khuyến khích sự tò mò.
Như một bà mẹ đã nói: “Chúng tôi đã thống nhất nội quy học tập tốt từ khi các con bắt đầu đi học. Tôi sẽ không làm ‘cái nạng’ cho việc học của các con. Vì học là nhiệm vụ của trẻ, điểm kém có bị lộ ra cũng không sao. Nếu hiểu được thì hãy nhờ thầy cô cho lời khuyên kịp thời.”
Chú ý rèn luyện thói quen học tập sớm cho con.
Câu nói này thể hiện một quan điểm rất đúng đắn trong việc giáo dục trẻ. Bằng cách không can thiệp quá sâu vào việc học, bố mẹ cho phép trẻ tự mình trải nghiệm, học hỏi từ những sai lầm và phát triển tính độc lập.
Trẻ được rèn luyện thói ngay từ đầu, khi học nhiều môn và có khối lượng công việc lớn trong tương lai, có thể tự mình đương đầu và tiến bộ nhờ nỗ lực.
Việc này giúp trẻ phát triển khả năng tự quản lý thời gian, xây dựng tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề. Khi trẻ biết cách lập kế hoạch học tập, phân bổ thời gian hợp lý cho từng môn học, sẽ cảm thấy tự tin hơn khi đối diện với khối lượng công việc lớn.
Sẵn sàng dành thời gian cho con
Trong giai đoạn quan trọng của tuổi dậy thì, sự tham gia và đồng hành của bố mẹ là không thể thiếu. Đây là thời kỳ đầy biến động, khi trẻ không chỉ phải đối mặt với những thay đổi về thể chất, mà còn cả những khía cạnh tâm lý và xã hội. Ở giai đoạn này, sự hỗ trợ từ bố mẹ sẽ giúp trẻ an toàn và tự tin hơn.
So với kết quả học tập và điểm số, sự phát triển tâm lý và hình thành tính cách của trẻ quan trọng hơn. Việc nuôi dưỡng bầu không khí gia đình yêu thương, giao tiếp tình cảm là những điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển lành mạnh. Một gia đình ấm áp, nơi trẻ cảm thấy được yêu thương và chấp nhận, xây dựng khả năng đối diện với những thử thách trong cuộc sống.
Đừng đánh giá thấp thời gian bố mẹ dành cho con. Hãy truyền tải tình yêu thương từng phút giây. Đặc biệt là trẻ ở tuổi vị thành niên, khi gặp bối rối, khó khăn trong cuộc sống và học tập, sự hiện diện của bố mẹ trở nên quan trọng.
Khi trẻ cảm nhận thực sự bản thân lạc lối, mất phương hướng, bố mẹ không bao giờ rời xa. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng, dù có khó khăn đến đâu, vẫn luôn có người ủng hộ và sẵn sàng lắng nghe.
Sẵn sàng dành thời gian cho con.
Ngôi nhà tràn đầy năng lượng tích cực
Một đứa trẻ với tâm trí đầy lo lắng, phàn nàn, bất bình sẽ khó tạo dựng cuộc sống tốt đẹp. Những cảm xúc tiêu cực này ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tâm lý và hành vi, khiến trẻ trở nên thiếu tự tin và khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ với người khác.
Việc trẻ có kỳ vọng vào tương lai, tiến về phía trước dù khó khăn hay không đều phụ thuộc vào sự truyền tải năng lượng tích cực từ bố mẹ. Sự lạc quan và niềm tin vào bản thân là những yếu tố quan trọng giúp trẻ vượt qua thử thách và tìm kiếm cơ hội.
Gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ lớn lên, không khí tích cực giống như một trạm tinh thần, không ngừng bổ sung năng lượng cho trẻ.
Khi trẻ sống trong một gia đình đầy yêu thương, sẽ dễ dàng phát triển tư duy tích cực và khả năng đối diện với khó khăn. Bố mẹ có thể tạo ra bầu không khí này bằng cách thường xuyên giao tiếp, thể hiện tình yêu thương, khuyến khích trẻ bày tỏ cảm xúc của mình.
Ngôi nhà tràn đầy năng lượng tích cực.