Có 4 bí quyết nuôi dạy đứa trẻ tự tin, độc lập, biết làm chủ cuộc sống nhưng vẫn ngoan vâng lời.
Sau khi trẻ được 2 tuổi, sẽ trải qua một giai đoạn quan trọng “Nhạy cảm tự nhận thức”. Lúc này, khả năng tự nhận thức của trẻ bắt đầu nảy mầm, thường sẽ nói “Không” để thể hiện thái độ “Con muốn tự mình đưa ra quyết định”.
Khi trẻ đưa ra quyết định, nếu bố mẹ ngăn cản hoặc chỉ trích, sẽ cảm thấy hụt hẫng, thậm chí nghi ngờ chính mình. Theo thời gian, trẻ sẽ ngại đưa ra quyết định, sợ trách móc, trách nhiệm, hay tin bố mẹ không còn yêu thương mình nữa.
Theo chuyên gia tâm lý Wu Zhihong từng, “Ý nghĩa của cuộc sống nằm ở sự lựa chọn. Chỉ khi liên tục đưa ra những lựa chọn cho cuộc đời mình thì người ta mới được coi là còn sống. Ngược lại, nếu cuộc sống của mình luôn do người khác lựa chọn, thì được xem là sống vô ích."
Vì vậy, có 4 điều quan trọng bố mẹ nên áp dụng để nuôi dạy đứa trẻ tự tin và độc lập.
Để trẻ tự làm việc của riêng mình
Chuyên gia tâm lý khuyên rằng, bố mẹ nên đối xử với trẻ như một cá thể độc lập. Bởi nhiều phụ huynh vô thức cho rằng trẻ yếu đuối, không có khả năng tự mình làm mọi việc. Trên thực tế, nhiều khi khả năng của trẻ sẽ vượt xa sự tưởng tượng.
Vì vậy, bố mẹ hãy đổi hướng suy nghĩ, dù tạm thời trẻ không làm tốt, nhưng sẽ dần nâng cao khả năng, thông qua sự hướng dẫn đúng đắn.
Ví dụ, vì tò mò, trẻ muốn bắt chước cách mẹ giặt tất. Lúc này, nếu mẹ cảm thấy trẻ không thể giặt sạch, nên tự mình giặt thì vô tình tước đi quyền chủ động.
Trẻ sẽ dần mất đi sự chủ động bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt, bắt đầu thiếu ý kiến riêng mình. Điều này thường liên quan chặt chẽ đến những nghi ngờ không đáng có từ bố mẹ về khả năng của con.
Để yêu thương trẻ đúng cách, bố mẹ hãy buông bỏ một cách phù hợp và để trẻ thử sức, làm việc của riêng mình.
Để trẻ tự làm việc của riêng mình.
Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân một cách tự tin
Việc trẻ bày tỏ nhu cầu chứng minh đủ dũng cảm để nói ra suy nghĩ. Đây là một bước quan trọng trong quá trình phát triển cá nhân của trẻ, xây dựng sự tự tin và khả năng giao tiếp. Vào các ngày trong tuần, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ bộc lộ nhu cầu thực sự bên trong.
Trong những tình huống khác nhau, hãy khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm, ý kiến để dần dần tự tin trong cách diễn đạt. Chẳng hạn, khi trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc thảo luận trong lớp học, bố mẹ có thể nhắc nhở trẻ có ý tưởng nào không.
Khi trẻ sẵn sàng cố gắng thể hiện bản thân, bố mẹ khuyến khích và hỗ trợ nhiều hơn. Hãy tạo ra những cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, câu lạc bộ hoặc các buổi thuyết trình, nơi trẻ có thể thực hành kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên.
Ngay cả khi cách diễn đạt của trẻ chưa trôi chảy hoặc chưa phù hợp, hãy đưa ra những nhận xét tích cực để trẻ cảm thấy nỗ lực của mình được ghi nhận. Việc phản hồi tích cực sẽ tạo động lực cho trẻ tiếp tục cố gắng và không ngại ngần khi tham gia vào các cuộc trò chuyện sau này.
Khuyến khích trẻ thể hiện bản thân một cách tự tin.
Cho trẻ những lựa chọn phù hợp
“Trao quyền” cho trẻ để trẻ suy nghĩ độc lập, đưa ra những lựa chọn của riêng mình, từ đó rèn luyện đức tính chủ động, tự tin và có trách nhiệm.
Thông qua việc lựa chọn lặp đi lặp lại, trẻ hiểu được mình thích gì, giỏi gì, đồng thời hiểu rõ hơn về “bản thân mình”.
Trẻ hiểu rằng một số việc vẫn cần phải hoàn thành ngay cả khi không muốn, nhưng trẻ có thể chọn thời gian, phương pháp hoàn thành để quá trình trở nên thú vị hơn, học cách làm mọi việc linh hoạt và chủ động.
Khi một đứa trẻ hiểu được đâu là việc của mình và phải chịu trách nhiệm, đâu là việc của người khác và nằm ngoài tầm kiểm soát, thì sẽ biết ranh giới và ý thức trách nhiệm.
Chính những lựa chọn nhỏ này sẽ tạo nên một đứa trẻ có trách nhiệm, tự tin và chủ động.
Ngay cả khi trẻ lựa chọn sai, vẫn có thể học hỏi từ những sai lầm.
Kiểu trải nghiệm cuộc sống này hiệu quả hơn những gì bố mẹ đã nói hàng trăm lần.
Hãy để trẻ hiểu rằng điều quan trọng là được là chính mình.
Cho trẻ những lựa chọn phù hợp.
Cho phép trẻ tranh luận với bố mẹ
Điều bố mẹ nên làm là tạo ra một môi trường cởi mở để trẻ suy nghĩ, thảo luận, khám phá ý tưởng từ góc nhìn của trẻ. Thảo luận không mang tính phán xét.
Trẻ được phép tranh luận với bố mẹ một cách thích hợp. Trẻ em không vô lý như tưởng tượng. Khi được đối xử tôn trọng và tham gia giải quyết vấn đề, trẻ sẽ thực sự hợp tác tích cực, suy nghĩ về những thông tin do bố mẹ cung cấp, cuối cùng sẽ đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Quá trình này trẻ học cách cân nhắc những ưu và nhược điểm. Càng trải nghiệm nhiều như vậy, trẻ sẽ dần hiểu rõ mình thích, muốn gì, làm rõ được ý định của bản thân.
Bố mẹ nên kiên nhẫn và tin tưởng, bảo vệ con bằng tình yêu thương, để con tham gia quyết định và khuyến khích thể hiện bản thân. Việc hình thành khả năng tư duy độc lập thường cần đến sự trợ giúp từ phụ huynh.
Bằng cách suy nghĩ và dám thể hiện, trẻ sau này mới có chính kiến và không bị lúng túng trước những vấn đề trong cuộc sống.