"Bạn đánh con, con đánh lại hay mách cô hả bố?", câu trả lời của người bố chuẩn như sách

Hạ Mây - Ngày 08/01/2023 18:11 PM (GMT+7)

Trẻ em xảy ra “xung đột” là chuyện không thể tránh khỏi, khi trẻ trưởng thành và bắt đầu có những mối quan hệ xã hội riêng.

amp;#34;Bạn đánh con, con đánh lại hay mách cô hả bố?amp;#34;, câu trả lời của người bố chuẩn như sách - 1

Mỗi ông bố bà mẹ đều xem con cái của mình là “báu vật”, vì thế mà từ khi sinh ra bố mẹ đã luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Trong sự che chở và bảo bọc cẩn thận, mỗi đứa trẻ đều “trộm vía” khôn lớn khỏe mạnh và thông minh.

Thế nhưng khi trẻ càng trưởng thành, bố mẹ hầu như không thể hoàn toàn “siết chặt” được tầm kiểm soát trẻ. Trẻ sẽ dần hình thành sự kết nối với xã hội bằng nhiều mối quan hệ riêng, đặc biệt là bạn bè.

Điều này đã khiến cho những “mối nguy tiềm ẩn” bắt đầu xuất hiện quanh trẻ. Ban đầu có thể chỉ là sự giận hờn, “lời qua tiếng lại” giữa những đứa trẻ vì bất đồng quan điểm. Nhưng trong rất nhiều trường hợp thực tế, xung đột vật lý giữa trẻ đã xảy ra. 

Vấn đề này đã khiến rất nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của con. Bởi vì bố mẹ không thể dành toàn bộ quỹ thời gian để chăm sóc trẻ. Nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy vô cùng hoang mang, vì họ thường dạy con phải biết “khoan dung” với người khác.

Tuy con mình không đánh bạn, nhưng không tránh khỏi bạn bè luôn tác động đến con mình. Điều này đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh phải bối rối, không biết nên xử lý như thế nào là tốt nhất cho trẻ.

Vũ Hạo 4 tuổi, là một câu bé thông minh và hoạt bát. Từ nhỏ đã được bố mẹ giáo dục rất tốt, nên cậu luôn được xem là một đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời trong mắt thầy cô giáo. Đồng thời, Vũ Hạo cũng được rất nhiều bạn bè trong lớp yêu quý. 

Nhưng một ngày nọ, Vũ Hạo mang gương mặt buồn bã và ấm ức trở về nhà sau khi tan trường. Ông bố nhìn thấy sự khác lạ của con trai so với thường ngày nên đã gặng hỏi thăm. Sau đó ông đã đứng hình một lúc vì nhận được câu hỏi từ cậu bé: “Bố ơi, đánh bạn là sai đúng không ạ? Nhưng nếu bạn cứ đánh con, con vẫn không được đánh trả hả bố?”

Ông bố tiếp tục tìm hiểu rõ câu chuyện, thì được cậu bé kể rằng: “Học kỳ này, có một bạn chuyển đến và được sắp xếp chỗ ngồi phía trước con. Bạn rất hung dữ và ngỗ nghịch. Bạn thường giật đồ chơi của con mà không được sự cho phép. Lúc con đòi lại, bạn đã đánh con, nhưng con đã không đánh lại”.

Sau khi tìm hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện, bố Vũ Hạo đã khéo léo chỉ dạy con rằng: “Vũ Hạo của bố là một đứa trẻ ngoan, bố rất tự hào về con. Bố luôn dạy con phải biết bao dung và tha thứ cho sai lầm của người khác.

Nếu con có thể hòa đồng với các bạn, đó là một điều rất tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khi con đã nhường nhịn bạn nhưng bạn vẫn chèn ép con thì lúc ấy con hoàn toàn có lý do chính đáng để phản kháng lại”.

Vì muốn giáo dục con kỹ càng hơn trong vấn đề này, bố của Vũ Hạo tiếp tục khuyên dạy: “Con được phép phản kháng khi thích hợp. Tuy nhiên, Vũ Hạo của bố cần phải hiểu rõ việc sử dụng bạo lực là hoàn toàn sai trái.

Con chỉ nên tác động đến bạn ở những vị trí an toàn và tránh những nơi không được phép. Bởi vì, nếu đụng vào những vị trí đó, con có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Đồng thời, con cũng cần phải biết bảo vệ những bộ phận quan trọng trên cơ thể mình”.

Lời dạy của ông bố đã thể hiện được phương pháp giáo dục con đúng đắn. Dĩ nhiên, ông bố cũng đã báo cáo lại chuyện này với giáo viên và trường học của con, để từ đó có cách xử lý phù hợp.

Trên thực tế, không phải bố mẹ nào cũng sẽ có cách giải quyết vấn đề như ông bố ở trên. Vì mỗi đứa trẻ sẽ có “sơ đồ” phát triển, giáo dục khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất với từng đứa trẻ. Dưới đây là 3 giải pháp mà bố mẹ có thể dạy trẻ, để trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi xảy ra xung đột với bạn bè.

amp;#34;Bạn đánh con, con đánh lại hay mách cô hả bố?amp;#34;, câu trả lời của người bố chuẩn như sách - 2

amp;#34;Bạn đánh con, con đánh lại hay mách cô hả bố?amp;#34;, câu trả lời của người bố chuẩn như sách - 3

Mạnh dạn nhờ người lớn giải quyết

Có nhiều tình huống gây gổ giữa các bé mà tự các bé không thể giải quyết được. Vậy nên tốt nhất là bố mẹ nên dạy trẻ hãy mạnh dạn nói với người lớn, biết cách thu hút sự chú ý của những người xung quanh để nhờ họ giải quyết.

Thực tế, có nhiều đứa trẻ chọn cách im lặng chịu đựng mà không dám nói ra việc bị bạn bè tác động vật lý. Điều này nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời thì sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn gây nên nỗi ám ảnh trong tâm lý của trẻ.

Chính vì hậu quả tiêu cực này mà bố mẹ nên giáo dục trẻ từ sớm về vấn đề phải mạnh dạn nhờ người lớn giúp đỡ khi bị bạn bè “ăn hiếp”.

Có thể lời hăm dọa của bạn bè khiến trẻ sợ hãi, cũng có thể trẻ sợ người lớn sẽ la mắng nên thường lựa chọn giấu diếm vấn đề thay vì giãi bày. Lúc này, bố mẹ cần khéo léo khuyên bảo trẻ một cách nhẹ nhàng, phân tích cho trẻ hiểu. Từ đó, trẻ sẽ tự tin “mở lòng” hơn khi gặp phải tình huống này.   

Trẻ xảy ra xung đột với bạn bè là điều bình thường, nhưng bố mẹ nên dạy con cách tự bảo vệ bản thân.

Trẻ xảy ra xung đột với bạn bè là điều bình thường, nhưng bố mẹ nên dạy con cách tự bảo vệ bản thân.

amp;#34;Bạn đánh con, con đánh lại hay mách cô hả bố?amp;#34;, câu trả lời của người bố chuẩn như sách - 5

Biết tự vệ chính đáng

Trước khi dạy trẻ cách tự vệ để bảo vệ bản thân. Bố mẹ nên giáo dục trẻ tính trung thực trong vấn đề này. Thay vì “đổi trắng thay đen”, trẻ cần phải biết thành thật để phân biệt đúng sai.

Nếu trong trường hợp bạn chỉ vô tình “đụng” nhẹ đến trẻ và trẻ cố tình ăn vạ, “chuyện bé xé ra to” thì điều này thực sự không tốt cho quá trình phát triển hành vi của trẻ.

Bố mẹ cần dạy bé biết như thế nào là tự vệ chính đáng. Nếu bản thân phạm lỗi trước với bạn, trẻ nên biết  nói lời xin lỗi. Nếu bản thân bị bạn bè phạm lỗi trước thì bố mẹ hãy khuyên dạy trẻ biết bao dung.

Và chỉ khi bạn bè có những hành động thực sự quá đáng, ép trẻ đến “đường cùng”, lúc này bố mẹ hãy dạy trẻ mạnh dạn phản kháng lại. 

Thầy cô, bố mẹ nên có phương pháp giáo dục phù hợp, nhằm hạn chế tình trạng trẻ bị bạn bè bắt nạt.

Thầy cô, bố mẹ nên có phương pháp giáo dục phù hợp, nhằm hạn chế tình trạng trẻ bị bạn bè bắt nạt.

amp;#34;Bạn đánh con, con đánh lại hay mách cô hả bố?amp;#34;, câu trả lời của người bố chuẩn như sách - 7

Đừng rụt rè, hãy tự tin  

Trên thực tế, trẻ em thường có xu hướng ức hiếp những người bạn mà trẻ nghĩ rằng “yếu thế” hơn mình. Vì vậy, để tránh việc con trở thành đối tượng được bạn bè để ý và lựa chọn để thực hiện những hành vi sai trái, bố mẹ cần dạy con cách trở nên tự tin và bản lĩnh hơn.

Khi trẻ có thể xây dựng cho bản thân một lớp “vỏ bọc” chắc chắn, mạnh mẽ thì sẽ không còn chuyện “kẻ mạnh lấn át kẻ yếu”. 

Cụ thể, bố mẹ cần dạy trẻ “xóa bỏ” ngay hình tượng rụt rè, yếu đuối. Thay vào đó là dạy trẻ cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách hiệu quả.

Từ lời nói, ánh mắt, cử chỉ, hành động,... tất cả đều cần phải toát lên vẻ tự tin và mạnh mẽ. Chỉ khi như thế, trẻ mới có thể tự bảo vệ được chính mình, tránh được sự ức hiếp từ người khác. 

Những đứa trẻ tự tin thường học được cách bảo vệ được chính mình, tránh được sự ức hiếp từ người khác.

Những đứa trẻ tự tin thường học được cách bảo vệ được chính mình, tránh được sự ức hiếp từ người khác. 

Con gái 7 tuổi bị đau bụng, sau khi khám xong BS nói với bố mẹ: Hãy ly hôn đi
Nếu bố mẹ bất hòa có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm sinh lý của con cái.

Trẻ tiểu học

Theo Hạ Mây Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic