Theo các chuyên gia tâm lý, có 2 bí quyết độc đáo để nuôi dưỡng những đứa trẻ thành đạt.
Nhiều trẻ gặp phải những điều nhỏ, thực tế là do thiếu khả năng kiểm soát. Khi trẻ có ý thức làm chủ, sẽ bớt lo lắng và vui vẻ hơn trong cuộc sống và học tập. Vì vậy, một trong những cách tốt nhất để trẻ phát triển tốt là phát triển ý thức kiểm soát ngay từ khi còn nhỏ.
Thói quen nhỏ, tác động lớn. Cốt lõi của việc cải thiện khả năng tự chủ của trẻ là nuôi dưỡng những thói quen có lợi cho sự độc lập, tiến bộ mỗi ngày để trở thành phiên bản tốt hơn.
Giảm phụ thuộc, nuôi dưỡng sự độc lập
Đó có nghĩa là tách biệt những thứ trẻ có thể kiểm soát, không vượt quá giới hạn để can thiệp vào người khác. Đây là một khái niệm được đề xuất bởi nhà tâm lý học nổi tiếng Alfred Adler, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo ra một không gian cho trẻ tự do phát triển và học hỏi từ những trải nghiệm của chính mình.
"Nhiệm vụ" được đề cập ở đây là vấn đề trẻ đang gặp phải vào lúc này hoặc đang cố gắng giải quyết. Đối với bố mẹ, công việc, việc nhà và chăm sóc con cái là những nhiệm vụ không thể tránh khỏi. Mỗi đứa trẻ đều phải đối mặt với nhiều thử thách khác nhau khi lớn lên, chẳng hạn như ăn mặc, giải quyết xung đột và học cách hợp tác với người khác.
Để đỡ rắc rối, nhiều bậc bố mẹ thích làm thay con mọi việc, tuy nhiên điều này khiến trẻ không thể giải quyết được các vấn đề của chính mình. Khi bố mẹ can thiệp quá mức, trẻ không có cơ hội học hỏi từ sai lầm hoặc khó khăn phải đối mặt. Thay vì phát triển khả năng tư duy độc lập, trẻ có thể trở nên phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người lớn, thiếu tự tin vào khả năng của bản thân.
Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy, cần suy nghĩ nhiều hơn về việc “ai đã sai và ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này?” Nhằm nuôi dưỡng đứa trẻ có ý thức độc lập, tự lập suy nghĩ và hành động độc lập, đồng thời có khả năng giải quyết các vấn đề. Trẻ cần phải hiểu rằng hành động của mình có hậu quả và phải chịu trách nhiệm về những quyết định.
Ví dụ, nếu trẻ 3, 4 tuổi chưa biết đi giày, hãy có thể hướng dẫn và động viên bằng lời nói, đồng thời điều chỉnh tùy theo môi trường và khả năng, thay vì trực tiếp mang giày vào cho trẻ.
Bằng cách này, giúp trẻ phát triển kỹ năng tự lập, khuyến khích sự tự tin và khả năng giải quyết vấn đề. Hãy tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ để trẻ có thể thử nghiệm và học hỏi từ những sai lầm.
Giảm phụ thuộc, nuôi dưỡng sự độc lập.
Rèn luyện kỹ năng tự quyết
Trong hành trình cuộc sống, chúng ta phải liên tục đưa ra những lựa chọn khác nhau. Nếu có thể đưa ra những quyết định hợp lý và đúng đắn cho mỗi lựa chọn, thì chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến một nơi tốt đẹp hơn và đạt được kết quả như mong muốn .
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng con người cần đưa ra 35.000 quyết định mỗi ngày. Khả năng ra quyết định của trẻ được rèn luyện thông qua những lựa chọn nhỏ hàng ngày như “Hôm nay chơi gì, xếp Lego hay vẽ?” “Uống sữa sáng tươi hay sữa đậu nành?”
Khả năng tự quyết phát triển khi trẻ khoảng 3-4 tuổi. Lúc này, khả năng tự nhận thức cũng dần tăng lên và hiểu rõ ràng hơn về những gì mình thích làm. Vì vậy, bốmẹ nên tạo nhiều cơ hội hơn và để con tự quyết định:
“Hôm nay con nên mặc gì đây?”
“Con nên ăn món phụ nào trước?”
"Con nên chơi trước hay làm bài tập về nhà?"
Lưu ý rằng trẻ có kinh nghiệm hạn chế và sẽ có gánh nặng tâm lý rất lớn khi đứng trước nhiều lựa chọn. Hãy hướng dẫn trẻ đưa ra quyết định trong số 3 phương án. Nếu trẻ vẫn không làm được, hãy đưa ra một câu trả lời mơ hồ và thử hỏi xem con nghĩ gì, chẳng hạn như "Con nghĩ gì về điều này?", "Tại sao con lại nghĩ vậy?"
Rèn luyện kỹ năng tự quyết cho trẻ.
Thực tế, mục tiêu của chúng ta là giúp trẻ làm sáng tỏ cảm xúc, suy nghĩ bên trong, nhìn rõ giá trị của bản thân. Vì vậy, dù trẻ có trả lời thế nào cũng đừng vội phủ nhận, hãy coi trẻ như một cá thể độc lập, đưa ra quyết định thoải mái hơn. Đây cũng chính là quá trình rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy độc lập.
Khi trẻ có thể đưa ra những phán đoán và quyết định hợp lý về các sự kiện khác nhau xảy ra trong cuộc sống mà không bị người khác can thiệp, sẽ có thể cảm nhận được ý thức trách nhiệm do lựa chọn đó mang lại, thực hiện hành động đến cùng. Về sau dễ dàng trở thành người có khả năng tự nhận thức và hành động một cách tự tin.
Những đứa trẻ biết cách tự lập và giải quyết vấn đề sẽ trở thành những người trưởng thành có trách nhiệm, đối mặt với thay đổi và thử thách trong cuộc sống với sự bình tĩnh và tự tin. Chính vì thế, việc hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành những kỹ năng này là nhiệm vụ quan trọng nhất đối với bố mẹ.
Những kỹ năng này rất quan trọng trong việc hình thành các mối quan hệ xã hội bền vững và là nền tảng cho sự thành công trong cuộc sống.