Chuyên gia tâm lý: Khác biệt tính cách giữa trẻ ngủ cùng và không ngủ với bố mẹ khi lớn

Thi Thi - Ngày 23/01/2023 18:42 PM (GMT+7)

Các chuyên gia liệt kê ra 3 điều bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc giấc ngủ cho con, tránh ảnh hưởng đến phát triển tính cách về sau.

Theo các chuyên gia, ngoài việc chăm sóc về mặt thể chất, quá trình trưởng thành thời thơ ấu của trẻ cũng đòi hỏi bố mẹ phải "hỗ trợ" về tâm lý cho trẻ. Thời kỳ thơ ấu là thời điểm tốt nhất để trẻ thiết lập mối quan hệ sâu sắc với bố mẹ và con cái. Nếu bỏ lỡ, sẽ rất khó để thiết lập sự gần gũi, thân thiết với con khi trưởng thành.

Trong đó, buổi tối trước khi đi ngủ là thời điểm quan trọng để tương tác với con, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường thiếu cảm giác an toàn, vì vậy bố mẹ cần tăng cường tương tác, chăm sóc trẻ trước, trong và sau giấc ngủ, điều này rất quan trọng đối với quá trình phát triển tính cách ở trẻ.

Các chuyên gia liệt kê ra 3 điều bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc giấc ngủ cho con, tránh ảnh hưởng đến phát triển tính cách về sau.

Chuyên gia tâm lý: Khác biệt tính cách giữa trẻ ngủ cùng và không ngủ với bố mẹ khi lớn - 2

Mẹ ngủ cùng trẻ, trẻ yên tâm hơn

Trẻ em có bản năng phụ thuộc vào mẹ một cách tự nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có thể chơi với các thành viên khác trong gia đình vào ban ngày nhưng ban đêm sẽ bám lấy mẹ, và khóc khi không được nhìn thấy mẹ.

Bố mẹ cho con ngủ cùng là lựa chọn tốt, trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi ở bên bố mẹ, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái cũng thêm gắn kết.

Theo tiến sỹ Jay Gordon, tác giả cuốn sách "Good Nights: The Happy Parents Guide to the Family Bed" nhận định, một đứa trẻ thường xuyên được ngủ cùng với bố mẹ, sẽ nhận được ôm ấp, vỗ về nên ít có biểu hiện mút tay, cũng không cần những đồ vật trấn an tâm lý.

Trẻ sơ sinh được ngủ cùng mẹ sẽ cảm thấy an toàn hơn.

Trẻ sơ sinh được ngủ cùng mẹ sẽ cảm thấy an toàn hơn.

Sự gần gũi này có lợi cho sự trưởng thành tính cách của trẻ, tình yêu thương của bố mẹ sẽ khiến trẻ tràn đầy tự tin và mạnh mẽ trẻ sẽ vui vẻ hoạt bát, sẽ trở thành một đứa trẻ tích cực.

Trẻ ở giai đoạn sơ sinh ngủ cùng bố mẹ sẽ có cảm giác an toàn hơn, do đó sẽ ít gặp phải các hành vi, áp lực tâm lý và hài lòng hơn với cuộc sống, ít có khả năng bị rối loạn căng thẳng so với những trẻ không ngủ cùng bố mẹ.

Chuyên gia tâm lý: Khác biệt tính cách giữa trẻ ngủ cùng và không ngủ với bố mẹ khi lớn - 4

Trẻ em ngủ một mình có thể gây ảnh hưởng tâm lý

Một số bà mẹ cho rằng muốn con rèn luyện tính tự lập trong cuộc sống thì nên cho con ngủ riêng trong phòng ngay từ nhỏ.

Đây là cách làm của nhiều bậc bố mẹ hiện nay, họ cho con ngủ riêng trong cũi ở phòng riêng sau khi chào đời. Cũng có một số mẹ cho con ngủ riêng phòng vì một số lý do đặc biệt.

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh còn quá nhỏ, vẫn nên được ở cùng với bố mẹ, nếu đứa trẻ ngủ trong phòng một mình từ khi còn nhỏ, cảm xúc của đứa trẻ sẽ tương đối thờ ơ và nó sẽ nghi ngờ tình cảm của bố mẹ dành cho mình. 

Tính cách của trẻ có thể tương đối độc lập, nhưng thế giới tình cảm chưa đủ phong phú, trẻ có thể tương đối thu mình và hướng nội. Vì vậy, bố mẹ nên đồng hành cùng con ở giai đoạn sơ sinh, và lựa chọn độ tuổi phù hợp để cho trẻ ngủ riêng.

Bố mẹ nên đồng hành cùng con ở giai đoạn sơ sinh, và lựa chọn độ tuổi phù hợp để cho trẻ ngủ riêng.

Bố mẹ nên đồng hành cùng con ở giai đoạn sơ sinh, và lựa chọn độ tuổi phù hợp để cho trẻ ngủ riêng.

Chuyên gia tâm lý: Khác biệt tính cách giữa trẻ ngủ cùng và không ngủ với bố mẹ khi lớn - 6

Trẻ ngủ phòng riêng nên chọn đúng độ tuổi

Độ tuổi thích hợp hơn để cho trẻ ngủ riêng phòng là khoảng 3-5 tuổi, tính tự lập của trẻ đã phần nào phát triển.

Nhiều người thường nói “3 tuổi chia giường, 5 tuổi chia phòng”, việc tách con và mẹ nên diễn ra từ từ, có thể để trẻ ngủ riêng giường trước, sau đó mới ngủ riêng phòng. tự họ làm. 

Trẻ vừa mới ngủ ở phòng riêng, mẹ có thể ở cùng trẻ một thời gian trước khi đi ngủ, sau khi trẻ ngủ say mới rời đi để tạo cho trẻ cảm giác an toàn, để trẻ yên tâm ngủ một cách độc lập.

Nếu thử vài lần, trẻ vẫn không muốn ngủ riêng và còn có một số phản ứng bất lợi khác, bố mẹ có thể tạm dừng việc cho trẻ ngủ riêng phòng.

Cái ăn, cái mặc, giấc ngủ của trẻ dù ở phương diện nào cũng là một phần trong công cuộc giáo dục bố mẹ, đồng hành, chia sẻ cùng con là phương pháp hữu hiệu và lâu dài mà bố mẹ nên áp dụng, giúp trẻ hình thành thói quen, tính cách tốt về sau.

Bố mẹ cũng không nên ép nếu trẻ chưa sẵn sàng ngủ riêng.

Bố mẹ cũng không nên ép nếu trẻ chưa sẵn sàng ngủ riêng.

Trước 2 tuổi trẻ có 5 biểu hiện này chứng tỏ thông minh như thần đồng
Bố mẹ có thể căn cứ vào một số hành vi sau đây để đánh giá mức độ IQ của con.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 1-3 tuổi