Cố ép con tha thứ khi bạn gây lỗi có phải là thượng sách? Chuyên gia mách 5 cách bé tự giải quyết xung đột với bạn

Thi Thi - Ngày 01/11/2024 15:00 PM (GMT+7)

Tha thứ là một quá trình, và trẻ cần có thời gian và không gian để học hỏi và phát triển kỹ năng này.

Trong cuộc sống hàng ngày, xung đột giữa trẻ em là điều không thể tránh khỏi. Những mâu thuẫn nhỏ như tranh giành đồ chơi, bất đồng ý kiến, hay cảm xúc bị tổn thương có thể xảy ra thường xuyên. Để giải quyết những tình huống này, nhiều bậc phụ huynh thường cảm thấy cần thiết phải can thiệp, đôi khi dẫn đến việc ép trẻ phải tha thứ cho bạn bè hoặc người khác khi xảy ra xung đột. Tuy nhiên, việc này có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.

Khi xảy ra xung đột, trẻ \\ thường trải qua nhiều cảm xúc khác nhau như tức giận, buồn bã hoặc thất vọng. Ép trẻ phải tha thứ ngay lập tức làm giảm, khiến trẻ cảm thấy không được lắng nghe hay tôn trọng. 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Việc ép trẻ phải tha thứ có thể ngăn cản trẻ học cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả. Bởi đây là một quá trình mà trẻ cần thời gian để suy nghĩ và cảm nhận. 

Một trong những cách hiệu quả nhất để giúp trẻ học được giá trị của sự tha thứ là tạo ra một môi trường an toàn và hỗ trợ. Khi trẻ cảm thấy an toàn để bày tỏ cảm xúc, việc tha thứ sẽ trở nên tự nhiên hơn, học được cách cân bằng trọng trong các mối quan hệ.

Tha thứ là một quá trình, và trẻ cần có thời gian và không gian để học hỏi và phát triển kỹ năng này. Với sự hướng dẫn và hỗ trợ đúng cách, trẻ sẽ trở thành những người biết xây dựng các mối quan hệ lành mạnh trong tương lai. Về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui cũng gợi ý đến bố mẹ những phương cách xử lý phù hợp.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Đặt tình huống. Trẻ kể: "Hôm nay con cãi nhau với bạn vì bạn ấy làm hỏng đô chơi mới của con"; "Bạn trong lớp nói xấu con, con rất giận nên đã ném tập vào mặt bạn ấy!"...

Bố mẹ: "Lần tới con nhớ nói với bạn không sao đâu, đừng làm mọi chuyện phức tạp, phải biết nhường nhịn và hòa đồng với các bạn".

Cố ép con tha thứ khi bạn gây lỗi có phải là thượng sách? Chuyên gia mách 5 cách bé tự giải quyết xung đột với bạn - 3

Từ tình huống trên, chuyên gia nghĩ thế nào về quan điểm bố mẹ đang cố ép con tha thứ? 

Trong tình huống này chúng ta có thể xem xét theo hai hướng. Một là bố mẹ đang cố ép con tha thứ. Hai là bố mẹ theo phương án cầu hòa. Thực tế, đây là quan điểm không hoàn toàn sai, nhưng gây ra hệ lụy đối với trẻ.

Nếu bố mẹ áp dụng phương pháp thứ hai quá độc đoán, bảo thủ, yêu cầu trẻ biết nhường nhịn, làm hòa trong mọi chuyện, dễ nảy sinh cảm giác bất công, trẻ cho rằng bố mẹ thiếu thấu hiểu mình.

Vì vậy, trước tình huống trên, bố mẹ cần xem xét lại việc yêu cầu con tha thứ, trong trường hợp đặc biệt khi trẻ không làm sai.

Cố ép con tha thứ khi bạn gây lỗi có phải là thượng sách? Chuyên gia mách 5 cách bé tự giải quyết xung đột với bạn - 4

Việc ép trẻ luôn tha thứ cho người khác sẽ ảnh thế nào đến phát triển tính cách, tâm lý và mối quan hệ xung quanh?

Nếu nhìn theo góc độ tích cực, điều đầu tiên là giúp trẻ hình thành quan điểm mọi việc đều có thể giải quyết tốt khi chúng ta học cách tôn trọng, quan tâm đến người khác. Tuy nhiên, ảnh hưởng tích cực này không phải xuất hiện thường xuyên, mà tùy thuộc vào đặc thù tính cách của từng trẻ.

Vậy đối với những trẻ cá tính mạnh thông thường trẻ sẽ không thấy mình sai (thực tế nếu xét từ tình huống trên thì trẻ không làm điều gì sai), nhưng bố mẹ luôn yêu cầu con tha thứ.

Đầu tiên, sẽ khiến cho trẻ có niềm tin rằng bố mẹ không thấu hiểu, lắng nghe và đứng về phía mình, từ đó tạo cho trẻ suy nghĩ không nên tương tác với bố mẹ nữa, khi có việc cần tự bản thân sẽ giải quyết bởi bố mẹ sẽ yêu cầu trẻ đi theo cách mà trẻ không đồng ý. Về lâu dài, sẽ xuất hiện tính cách tự ti.

Mặc khác, việc ép trẻ luôn tha thứ có thể nảy sinh hành vi hung tính, bởi sự uất ức bên trong trẻ chưa được giải tỏa. Đặc biệt, ở giai đoạn đầu tuổi dậy thì, khi nhận thức của trẻ thay đổi nhanh.

Xét về các mối quan hệ xung quanh cũng xuất hiện hai mặt. Đầu tiên, trẻ dùng sự nhượng bộ để phát triển mối quan hệ, nhắc nhở bản thân phải luôn nghe lời bố mẹ, biết hòa đồng. Trường hợp khác, khi trẻ bị ép buộc phải tha thứ, dần nhận thấy những mối quan hệ xung quanh thật phiền toái, bởi phải luôn nhường nhịn. Từ đó, trẻ tự tách rời các mối quan hệ.

Cố ép con tha thứ khi bạn gây lỗi có phải là thượng sách? Chuyên gia mách 5 cách bé tự giải quyết xung đột với bạn - 5

Làm thế nào để bố mẹ có thể khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng giải ổn thỏa tình huống trên mà không ép buộc trẻ phải tha thứ?

Bố mẹ nên giúp trẻ hiểu rằng, tha thứ trước hết là dành cho chính mình, tốt cho bản thân. Bởi, khoa học nghiên cứu và chứng mình rằng, nếu chúng ta giữ sực tức giận bên trong trước khi mặt trời lặn, sẽ gây ra những vấn đề về cơ thể. 

Hãy dạy trẻ những cách để giải quyết ổn thỏa. Thông thường trong tình huống căng thẳng, gây xung đột sẽ có 5 phương cách.

- Né tránh (biểu tượng con rùa): Trẻ lờ đi, xem như không có chuyện gì xảy ra.

- Nhượng bộ (biểu tượng con gấu bông): Trẻ luôn nhường nhịn.

- Đàn áp (Con cá mập): Khi vấn đề xảy ra, trẻ luôn giành phần thắng.

- Hợp tác (Con cú mèo): Khi có xung đột, trẻ biết cách tận dụng cơ hội để biến xung đột thành hợp tác.

- Thỏa hiệp (Con cáo): Giúp trẻ biết cách hướng dẫn hai bên làm hòa, nhường nhịn nhau, bớt đi quyền lợi để đảm bảo mọi thứ được thỏa hiệp và kiểm soát tốt.

Vậy bố mẹ có nhiệm vụ nhận diện ra trẻ có đối mặt với xung đột như thế nào, khi xét theo 5 phương cách trên. Từ đó, giúp trẻ cân bằng, không nhượng bộ quá mức, hay tranh giành. Đồng thời, hướng dẫn trẻ xác định rõ tình huống giữa sai và đúng. Sau đó, trẻ sẽ biết cách đưa ra lựa chọn nào phù hợp.

Cố ép con tha thứ khi bạn gây lỗi có phải là thượng sách? Chuyên gia mách 5 cách bé tự giải quyết xung đột với bạn - 6

Khi trẻ cảm thấy bất công hoặc bị tổn thương, bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ tìm kiếm cách giải quyết thay vì chỉ đơn giản là "tha thứ cho bạn" như thế nào?

Như ở trên đã nói, bố mẹ có thể xem xét 5 phương cách cơ bản. 

Nếu sau khi xem xét kỹ lưỡng, trẻ quyết định dừng lại mối quan hệ bạn bè, bố mẹ cũng nên tôn trọng sự lựa chọn của con.

Trường hợp khác, trẻ chấp nhận thỏa thuận làm hòa với bạn, đây là hướng tích cực trẻ giữ được tình bạn, và cam kết không để tình huống tương tự xảy ra. Lúc này, bố mẹ có thể tạo điều kiện giúp con tìm không gian an toàn để làm hòa, ví dụ sau giờ học có thể mời bạn đến nhà để vui chơi cùng nhau.

Thực tế, nhiều vấn đề xuất phát từ việc trẻ hiểu lầm nhau. Vì vậy, bố mẹ hướng dẫn trẻ cách tương tác, trò chuyện tích cực, tôn trọng sự khác biệt, từ đó tăng cường giao tiếp hiệu quả hơn.

Tiếp theo, hướng dẫn trẻ và bạn đưa ra phương án giải quyết vấn đề. Cuối cùng, cả hai bên cùng nhau thực hiện phương án đó.

Khi có bố mẹ đồng hành và hướng dẫn, trẻ sẽ hiểu rằng bố mẹ quan tâm và đứng về phía mình. 

Trẻ cũng nhận ra rằng, việc xây dựng mối quan hệ tốt giúp trẻ học được nhiều điều, giải quyết được thay vi đánh nhau, tranh cãi với bạn. Đây cũng là nền tảng tốt để trẻ có thêm kinh nghiệm giải quyết xung đột với các mối quan hệ khác trong tương lai. 

Cố ép con tha thứ khi bạn gây lỗi có phải là thượng sách? Chuyên gia mách 5 cách bé tự giải quyết xung đột với bạn - 7

Trẻ nói Mẹ ơi, mất đồ chơi con buồn lắm! chuyên gia gợi ý cách trả lời giúp con vượt qua cảm giác mất mát
Dạy trẻ đối mặt với cảm giác mất mát là một phần quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con tình cảm