Việc cải thiện trí tuệ cảm xúc và phát triển IQ của trẻ sơ sinh là rất quan trọng.
Sau khi trẻ chào đời, bố mẹ không chỉ quan tâm đến cuộc sống hàng ngày và chế độ ăn uống lành mạnh mà còn chú ý đến sự phát triển trí tuệ và trí tuệ cảm xúc của con. Chuyên gia cho biết, cải thiện trí tuệ cảm xúc và sự phát triển IQ của trẻ sơ sinh là rất quan trọng.
Trước tiên bố mẹ cần nhận biết một số dấu hiệu trẻ thông minh, từ đó lựa chọn phương pháp nuôi dưỡng phù hợp, đây là bài học đầu tiên của trẻ, mẹ phải dẫn dắt để đặt nền tảng vững chắc cho con phát triển trí não tốt về sau.
Những dấu hiệu trẻ sơ sinh thông minh, bố mẹ nên biết
Trẻ rất thích ở gần mẹ
Nhiều trẻ thông minh thường nhận ra mẹ sớm, thích nằm trên ngực mẹ, nằm sát rạt bên mẹ, miễn bé có thể chạm vào mẹ là được. Bầu sữa mẹ, sự ấm áp của mẹ... sẽ giúp bé điều chỉnh nhịp thở và nhịp đập trái tim mình. Việc có mẹ ở bên cạnh sẽ khiến bé có cảm giác an toàn.
Môt dấu hiệu trẻ thông minh khác mà mẹ cần biết, đó là bé không thể ngủ mà không có mẹ và bé thích nhất là được chìm vào giấc ngủ khi đang bú sữa.
Bộc lộ nhiều cảm xúc
Trẻ thông minh thường biểu hiện mãnh liệt về mặt cảm xúc, trẻ sẽ cảm nhận được cả cảm xúc tích cực, tiêu cực, đồng thời có suy nghĩ phức tạp, trưởng thành hơn so với các bé cùng lứa tuổi.
Bố mẹ có thể quan sát cách trẻ kết nối với mọi người, vật nuôi để nhận biết trí thông minh cảm xúc (EQ) của con. Những đứa trẻ như vậy cần được khuyến khích bộc lộ, nói lên suy nghĩ của mình.
Phản ứng nhanh
Phần lớn thời gian thức của trẻ sơ sinh dành để quan sát môi trường xung quanh, con người, các chuyển động khác nhau. Một em bé thông minh sẽ giao tiếp bằng mắt với người đang bế hoặc nói chuyện với mình. Trẻ có thể quay đầu về phía ai đó, phản ứng với âm thanh hoặc một hành động ngay lập tức.
Điều này cho thấy bé có thể rất nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào trong môi trường, chứng tỏ mức độ nhận thức cao. Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy trí thông minh ở trẻ sơ sinh.
Thích nghe nhiều giọng nói khác nhau
Sự nhạy cảm về ngôn ngữ cũng là dấu hiệu cho thấy trí não trẻ đang phát triển tốt. Đặc biệt, khi bé được nghe giọng của bố, mẹ hoặc người thân sẽ càng thích thú hơn.
Nếu bố mẹ thông thạo nhiều ngôn ngữ, hãy thử nói chuyện với con bằng nhiều loại tiếng nhất có thể. Bằng cách này, bố mẹ đang khuyến khích quá trình phát triển trí não nhanh hơn ở trẻ. Những em bé được nuôi dưỡng trong gia đình có bố mẹ biết nhiều hơn một ngôn ngữ, IQ thường sẽ phát triển tốt hơn.
Cách rèn luyện cho trẻ dưới 1 tuổi, giúp con phát triển thể chất và trí tuệ tốt hơn
Trẻ dưới 1 tuổi được xem là giai đoạn quan trọng phát triển thể chất lẫn trí tuệ, thời điểm này bố mẹ có thể áp dụng một số cách rèn luyện theo từng tháng tuổi, nhằm giúp con phát triển lành mạnh hơn.
Trẻ 0-1 tháng
Đối với bài tập thể chất, phương pháp huấn luyện nằm ngửa và ngẩng cao đầu được áp dụng. Mỗi lần tập 1-2 phút, lưu ý không để đầu của trẻ úp xuống mà phải quay đầu sang một bên. Đặt tay dưới nách bé và dùng ngón tay nâng nhẹ cằm bé lên.
Trẻ 1-3 tháng
Tời điểm này, thay vì dùng khăn xô lót đầu cho con, có thể sử dụng một chiếc gối thấp mỏng để con gối đầu.
Mẹ có thể cho con đến các trung tâm bơi thủy liệu để bé phát triển hệ thống miễn dịch, tăng dung tích phổi, giúp con tự tin và không đánh mất bản năng bơi lội bẩm sinh trong cơ thể.
Chú ý không nên cho trẻ nhìn vào màn hình TV hoặc điện thoại quá 3 phút vì những tia bức xạ sẽ ảnh hưởng không tốt tới mắt trẻ.
Mẹ hãy thường xuyên trò chuyện và cười đùa với trẻ. Lúc này con có thể đã biết bi bô tương tác với người đối diện mình, dễ thương lắm đó.
Trẻ 4-6 tháng
Lúc này, trẻ có thể phát ra những âm thanh bập bẹ khi được 4 tháng và những âm tiết đơn giản khi được 5-6 tháng. Trẻ đã có khả năng phân biệt lời khen và lời chỉ trích.
Trẻ có thể chủ động lật người, có thể ngồi và đứng khi có người đỡ, và có thể nhảy lên nhảy xuống khi có người đỡ, khoảng 4 tháng biết cầm đồ vật, 5 tháng biết đổi tay cầm đồ vật, tĩnh vật, 6 tháng biết chuyền đồ vật.
Đồ chơi phù hợp cho trẻ ở giai đoạn này có thể cốc có tay cầm, khối legog nhỏ... Mỗi ngày xem 4-5 bức tranh, mỗi lần 1-2 phút để bé học hỏi những điều, kiến thức trong cuộc sống. Chơi trò trốn tìm với bé và tập cho bé cười.
Trẻ 7-9 tháng
Trẻ 7-9 tháng đã có thể bò và khả năng bò ngược cũng nên được rèn luyện. Trong giai đoạn này, cần rèn luyện khả năng ngồi và đứng độc lập của bé.
Hãy cho trẻ nghe một số bài đồng dao để bé sớm hiểu kiến thức, thường xuyên chơi với con để rèn luyện sự tự tin.
Trẻ 9-10 tháng
Giai đoạn 9 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có những sự phát triển mới mẻ về nhận thức và hoạt động. Mẹ hãy mở cửa sổ để trẻ nhìn thấy lá cây vẫy trong gió, những chiếc chuông gió và âm thanh vui nhộn mỗi khi gió thổi qua.
Đưa trẻ đến công viên để trẻ thấy nhiều người đang vui chơi. Trên đường đến công viên, về nhà, mẹ giải thích và nói chuyện về những gì trẻ nhìn thấy, hoặc bế con trong vòng tay và đi bộ xung quanh. Khi trẻ được gần gũi cha mẹ hàng ngày, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và sớm trở thành đứa trẻ thông minh.
Hãy để trẻ quan sát và vui chơi với điện thoại di động nhựa nhiều hơn. Lắc chiếc lục lạc đồ chơi ở các vị trí khác nhau để giúp thị giác của trẻ linh hoạt.
Trẻ 11-12 tháng
Khi được 12 tháng tuổi trẻ có thể hiểu những gì bố mẹ nói, bắt chước các hành động đơn giản và thể hiện cảm xúc nhiều hơn. Lúc này, âm nhạc chính là công cụ tuyệt vời để giúp con phát triển về cảm xúc, đồng thời kích thích não bộ của con.
Hãy làm mẫu và nói về cảm xúc mình đang thể hiện cho trẻ nghe. Qua đó trẻ sẽ dần hiểu được khi nào bố mẹ vui, buồn, tức giận,... và bắt chước theo người lớn.
Mẹ nên mua các đồ chơi có thể kích thích tư duy của trẻ, ví dụ đồ chơi xếp hình, lego, flashcard,... và cùng chơi với trẻ. Như vậy con và mẹ sẽ có nhiều tương tác giúp bé phát triển toàn din. Đồ chơi thông minh giúp con phát triển tốt các giác quan, ngày càng thông minh, nhanh nhạy.
Khi trẻ 1 tuổi, con đã có thể bắt đầu tự ngồi, tự bám, vịn lấy vật xung quanh để đứng dậy và thậm chí là bước đi. Hãy cho con đi lại bằng chân trần sẽ giúp trẻ vững vàng hơn và phát triển xúc giác ở chân, rèn luyện khả năng miễn dịch.