Làm việc này thường xuyên mẹ vô tình khiến con ngày càng "yếu đuối", trí tuệ bị "đánh cắp"

Thi Thi - Ngày 10/12/2022 14:34 PM (GMT+7)

Các chuyên gia cho rằng, một số hành động của bố mẹ tưởng tốt nhưng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển tâm lý ở trẻ.

Làm việc này thường xuyên mẹ vô tình khiến con ngày càng amp;#34;yếu đuốiamp;#34;, trí tuệ bị amp;#34;đánh cắpamp;#34; - 1

Một số bố mẹ cảm thấy con yếu ớt, nhưng đó đôi khi chưa hẳn là do cơ thể trẻ không cung cấp đủ dinh dưỡng dẫn đến các vấn đề về thể chất. Thực tế cho thấy, đôi khi trẻ bị suy nhược về thể chất không chỉ do dinh dưỡng mà còn do tâm lý.

Vì vậy, cách bố mẹ và con cái tương tác trong cuộc sống hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển thể chất và tâm lý của trẻ. Các chuyên gia cho rằng, một số hành động của bố mẹ tưởng tốt nhưng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ, đặc biệt là ở góc độ tâm lý.

Làm việc này thường xuyên mẹ vô tình khiến con ngày càng amp;#34;yếu đuốiamp;#34;, trí tuệ bị amp;#34;đánh cắpamp;#34; - 2

Bố mẹ thường làm hai điều này sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ 

Bố mẹ kìm nén cảm xúc của chính mình

Nhiều trẻ nhỏ rất tinh tế có thể cảm nhận được niềm vui, nỗi buồn và sự mệt mỏi của bố mẹ. Khi bố mẹ xúc động hoặc căng thẳng, họ có thể không muốn con mình cảm nhận được điều đó, họ cảm thấy chỉ cần mình kìm nén không bộc lộ ra ngoài thì con cái sẽ không cảm nhận được.

Mặc dù đôi khi bố mẹ kìm nén cảm xúc của mình, nhưng trẻ có thể cảm nhận được điều đó khi tương tác với con. Nếu bố mẹ không thể diễn đạt cảm xúc, tình cảm của mình một cách chính xác, trẻ sẽ nghĩ rằng cách làm này là đúng.

Mặc dù đôi khi bố mẹ kìm nén cảm xúc của mình, nhưng trẻ có thể cảm nhận được điều đó khi tương tác với con.

Mặc dù đôi khi bố mẹ kìm nén cảm xúc của mình, nhưng trẻ có thể cảm nhận được điều đó khi tương tác với con. 

Trẻ em dần dần chịu ảnh hưởng của bố mẹ, và học cách nhẫn nhịn khi gặp vấn đề nào đó hoặc có cảm xúc tệ. Tâm trạng tốt là điều kiện tiên quyết để có một cơ thể khỏe mạnh, nếu tâm trạng không tốt cả ngày thì cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vì vậy, một số trẻ lúc đầu hoạt bát, vui vẻ nhưng bố mẹ luôn đồng hành cùng trẻ với cảm xúc chán nản, trẻ cũng sẽ làm như vậy, lâu dần sẽ khiến trẻ trở nên “yếu đuối”.

Trút cay đắng vào trẻ

Một số phụ huynh thực sự là những người thẳng thắn, cho dù họ là người ngoài hay con cái của họ, họ luôn nói bất cứ điều gì bản thân muốn. Đôi khi điều này vô tình truyền lại cho bọn trẻ là những cảm xúc tiêu cực. 

Đặc biệt nếu bố mẹ trút giận trước mặt con cái. Trẻ sẽ cảm thấy đặc biệt sợ hãi khi nhìn thấy bố mẹ mình trong tình trạng này, lâu dần tâm trạng dễ bị ảnh hưởng, tâm lý dễ tổn thương trực tiếp dẫn đến suy nhược cơ thể.

Bởi vậy, trong cuộc sống có những việc bố mẹ tưởng chừng như vô tình nhưng tác hại đối với con cái là có thật.

Trước sự trưởng thành của con cái, bố mẹ nên gạt bỏ những vấn đề của bản thân và cố gắng trở thành một người "khỏe mạnh" trước mặt con. Chỉ khi bố mẹ khỏe mạnh bên trong thì con cái mới có thể mạnh mẽ về thể chất và tinh thần.

Nếu bố mẹ trút giận trước mặt con cái, trẻ sẽ cảm thấy đặc biệt sợ hãi khi nhìn thấy bố mẹ mình trong tình trạng này, lâu dần tâm lý dễ bị ảnh hưởng.

Nếu bố mẹ trút giận trước mặt con cái, trẻ sẽ cảm thấy đặc biệt sợ hãi khi nhìn thấy bố mẹ mình trong tình trạng này, lâu dần tâm lý dễ bị ảnh hưởng.

Làm việc này thường xuyên mẹ vô tình khiến con ngày càng amp;#34;yếu đuốiamp;#34;, trí tuệ bị amp;#34;đánh cắpamp;#34; - 5

Bố mẹ nên làm gì trong cuộc sống hàng ngày để giúp ích cho sự phát triển của trẻ?

Làm việc này thường xuyên mẹ vô tình khiến con ngày càng amp;#34;yếu đuốiamp;#34;, trí tuệ bị amp;#34;đánh cắpamp;#34; - 6

Hãy là một người trung thực

Thực tế, hiện nay có rất nhiều bố mẹ phớt lờ ảnh hưởng của chính mình đối với con cái. Nhiều chuyên gia nhắc nhở rằng, bố mẹ không cần phải ép mình lúc nào cũng luôn đúng, hãy thành thật với con nếu làm sai điều gì đó.

Nói cho đứa trẻ biết cảm giác của mình, sự thẳng thắn này sẽ giúp trẻ dần hiểu ra bố mẹ cũng đang cần có không gian để điều chỉnh bản thân.

Sự thẳng thắn của bố mẹ sẽ cho con cái biết mình là một người hòa nhập cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi trẻ gặp phải vấn đề trong tương lai, trẻ cũng sẽ biết cách thể hiện cảm xúc và cảm xúc của mình một cách chính xác. Khi cảm xúc của một người thông suốt, cơ thể sẽ tự nhiên khỏe mạnh.

Trở thành người "chữa bệnh"

Con người trên đời không ai hoàn hảo, và bố mẹ cũng vậy. Nhưng sự khác biệt là bố mẹ có khả năng tự chữa lành vết thương trước mặt con cái, khi không vui hoặc căng thẳng, họ có thể nhanh chóng điều chỉnh vấn đề của mình.

Các chuyên gia khuyên rằng, khi ở cùng với các con, bố mẹ hãy để bản thân trở về ban đầu, đồng hành cùng trẻ mang đến cho trẻ phản ứng tích cực và cảm giác an toàn.

Bố mẹ hãy giúp con học cách chữa lành những cảm xúc tiêu cực hoặc hành vi sai. Khi đứa trẻ có khả năng tự chữa lành, sữa sai đúng cách, con sẽ có trách nhiệm hơn với cuộc sống, cũng như biết cách điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình cho phù hợp.

Bố mẹ hãy đồng hành cùng trẻ mang đến cho trẻ phản ứng tích cực và cảm giác an toàn.

Bố mẹ hãy đồng hành cùng trẻ mang đến cho trẻ phản ứng tích cực và cảm giác an toàn.

Nói "Không" đúng lúc

Đôi khi việc đáp ứng tất cả yêu cầu của con cái là không tốt, và bố mẹ cũng chỉ nên làm theo khả năng của mình. Khi phụ huynh không kiện tốt để đáp ứng những nhu cầu đó, hãy biết cách nói "Không".

Sự từ chối có thể khiến đứa trẻ thực sự cảm thấy rằng vấn đề hiện tại không phải là thứ mà mình có thể đạt được bằng cách khóc lóc và gây rắc rối. Và sự từ chối của bố mẹ sẽ khiến trẻ nhận biết bản thân mình rõ ràng hơn.

Tất nhiên, sau khi cha mẹ từ chối thì phải giải thích hợp lý cho trẻ, để trẻ hiểu lý do từ chối. Đôi khi trẻ có thể không hiểu trong một thời gian, nhưng sự giãi bày của bố mẹ là điều cần thiết. 

Trò chuyện với con nhiều hơn

Đại học Stanford, Mỹ cho biết những trẻ thường xuyên được giao tiếp với bố mẹ có xu hướng giao tiếp với bạn bè tốt hơn, tính cách cũng vui vẻ và lạc quan hơn so với những đứa trẻ ít hoặc không được giao tiếp với bố mẹ. 

Nếu trẻ và bố mẹ có thể trò chuyện nhiều hơn ở nhà, con sẽ nói nhiều hơn ở trường và có động lực để trò chuyện nhiều hơn với bạn cùng lớp. Những đứa trẻ này đương nhiên cũng sẽ hòa đồng hơn với người khác.

Mặt khác, trẻ cũng cần người khác lắng nghe những suy nghĩ bên trong của mình và muốn có một người có thể chia sẻ về những gì đã xảy ra hôm nay. Do đó, trò chuyện với thường xuyên sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy hạnh phúc và được yêu thương.

Những trẻ thường xuyên được giao tiếp với bố mẹ có xu hướng vui vẻ và lạc quan hơn.

Những trẻ thường xuyên được giao tiếp với bố mẹ có xu hướng vui vẻ và lạc quan hơn.

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con