Đứa trẻ thường xuyên nói những câu sau đây, được dự đoán có chỉ số EQ cao.
Trẻ có trí tuệ cảm xúc (EQ) cao không chỉ khéo léo, giao tiếp giỏi mà còn có khả năng kiểm soát được cảm xúc, ý thức vững vàng, nghiêm túc, tự tin và những phẩm chất tốt đẹp khác.
Đặc biệt, kiểu trẻ này có thể diễn tả một cách chính xác những cảm xúc mà mình đang trải qua, như vui mừng, buồn bã, lo lắng hay tức giận.
Khi trò chuyện, trẻ thường có sự nhạy bén và thấu hiểu, đặt mình vào vị trí của người nghe và thể hiện sự thông cảm và tình cảm. Theo các chuyên gia nhận định, trẻ EQ cao thường xuyên nói những lời sau đây.
"Con chào cô chú, mời ngồi ạ!"
Bố mẹ có thể quan sát rằng trẻ có EQ cao thường lịch sự và biết lễ phép trong các tình huống. Ví dụ, khi có khách tới nhà, trẻ chủ động chào hỏi và biết hỏi khách muốn uống gì.
Hành động này cho thấy khả năng tự nhận biết và thể hiện tình cảm một cách tự nhiên, cũng như bộc lộ sự quan tâm, sẵn lòng chăm sóc người khác.
Trẻ hiểu rằng việc chào hỏi, hay quan tâm đến nhu cầu của người khác là cách để thể hiện sự tôn trọng. Bằng cách thể hiện sự lễ phép, trẻ cũng tạo được ấn tượng tích cực và được mọi người yêu mến dù ở bất cứ nơi đâu.
Biết lễ phép không chỉ là kỹ năng xã hội quan trọng, mà còn là cơ sở để xây dựng mối quan hệ và tạo dựng lòng tin với người khác.
"Mẹ ơi hãy tin con, lần sau sẽ tốt hơn"
Trường hợp trẻ biết rằng bản thân yếu kém ở lĩnh vực nào đó và chủ động nói: "Mẹ ơi hãy tin con, lần sau con sẽ tốt hơn." Điều này cho thấy trẻ có khả năng nhận thức rõ về điểm yếu của mình và có ý thức về việc tự cải thiện. Hành động này là một minh chứng cho EQ cao, bởi nó phản ánh sự nhạy bén, khả năng tự đánh giá mình một cách chính xác.
Những đứa trẻ EQ cao có khả năng tự suy ngẫm, nhìn nhận những thất bại, xem đây là cơ hội để rèn luyện và phát triển bản thân. Thay vì bi quan và buồn rầu, trẻ sẽ tự tin rằng bản thân có thể vượt qua khó khăn và trở nên tốt hơn trong tương lai.
Bằng cách này, trẻ có thể xử lý thất bại một cách tích cực, làm động lực để phấn đấu và đạt được thành công tích tốt hơn.
"Mình có thể giúp gì được cho bạn không?"
Trong trường hợp này, trẻ có khả năng quan sát xem điều gì không ổn với những người xung quanh, sẵn lòng giúp đỡ và chia sẻ. Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ cũng có trái tim ấm áp, biết kính trọng người già và yêu thương người thân.
Những hành động này là những biểu hiện rõ ràng của kỹ năng giao tiếp tốt giữa các cá nhân. Trẻ cũng hiểu phi ngôn ngữ, nhìn thấu những cảm xúc và nhu cầu của người khác, từ đó đưa ra những hành động thích hợp để giúp đỡ và an ủi.
Việc trẻ biết đồng cảm, chia sẻ góp phần tạo ra một môi trường xã hội đáng sống, mối quan hệ tình cảm, tạo niềm tin và tạo ra sự hỗ trợ cho nhau trong cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra, trẻ có EQ cao sẽ biết cách thiết lập và duy trì một môi trường giao tiếp tích cực, tránh xung đột, giỏi lắng nghe, thấy hiểu và tôn trọng ý kiến của người khác.
“Con cảm ơn”
Trẻ thường nói lời cảm ơn đến thân trong gia đình, bạn học, người lạ, đặc biệt là nhân viên phục vụ khi đi mua sắm, hay bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình.
Những động này cho thấy trẻ có một tấm lòng biết ơn và tôn trọng người khác. Bên cạnh đó, trẻ cũng sử dụng những từ ngữ lịch sự như "làm ơn" và "xin lỗi", đây là biểu hiện rõ nhất của EQ cao.
Quan trọng hơn, trí tuệ cảm xúc không phải là một khía cạnh bẩm sinh, cũng không thể được cải thiện được ngay lập tức. Trẻ cần có thời gian rèn luyện và phát triển thông qua cuộc sống hàng
Trẻ thích bắt chước, bố mẹ nên làm gương, truyền năng lượng tích cực, dạy con sống lạc quan thông qua lời nói và việc làm.
Nếu trẻ sống nội tâm, yếu đuối, bố mẹ có thể cho trẻ chơi nhiều hơn với những đứa trẻ dũng cảm, hoạt bát, để trẻ học hỏi điểm mạnh, cải thiện điểm yếu của nhau. Đồng thời, bố mẹ cũng nên thường xuyên động viên, khen ngợi, tạo cho con sự tự tin trong cuộc sống.