Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách

Hạ Mây - Ngày 25/04/2021 16:41 PM (GMT+7)

Nhiều người thường nói “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, thế nhưng với một số trẻ nhỏ, có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé không hề muốn đi học.

Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách - 1

Trẻ không thích đi học ở trường là một vấn đề vô cùng phổ biến trong các gia đình, đặc biệt là những gia đình có con tuổi mẫu giáo tiểu học. Nhiều cha mẹ vẫn đau đầu và thất vọng khi trẻ nói: “Con không muốn đi học nữa”, “Con muốn ở nhà chơi”, “Con ghét đi học”... 

Vậy trong trường hợp trẻ nói "Con ghét đi học" cha mẹ nên làm gì? 

Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách - 2

Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không chịu đi học

Có rất nhiều lý do một đứa trẻ không thích đến trường, do đó điều đầu tiên là cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ không muốn đi học, chỉ khi biết được nguyên nhân mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề.

Trẻ ở lứa tuổi này vẫn thích vui chơi nhiều hơn, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, đồng thời hệ thống nhận thức của trẻ chưa được hoàn thiện như người lớn nên khả năng diễn đạt của các con tương đối hạn chế, có thể trẻ không nói được chính xác những gì mình muốn nên cha mẹ cần phải lắng nghe con nhiều hơn.

Khi con sử dụng những từ ngữ nặng nề để mô tả việc đi học như: “Đi học chán lắm”, “con ghét học”... Thông thường phản ứng của cha mẹ sẽ là: “Không, con không nên”, thay vào đó, cha mẹ cần tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại nói ra những lời như vậy.

Để xoa dịu những cảm xúc hỗn động lúc này của con, cha mẹ có thể nói với con những câu nói mang tính chất động viên. “Cha mẹ biết con đang rất khó chịu”, “Điều này thật tệ, phải không con?”... Sau đó cha mẹ nên lắng nghe cho đến khi trẻ kể hết sự tình.

Nếu trẻ không muốn nói, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ ghi chép hoặc vẽ lại cảm xúc của mình về trường học. Điều này sẽ giúp con có thể giải tỏa cảm xúc và tự chủ hơn.

Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách - 3

Khi trẻ không muốn đi học, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ chán học.

Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách - 4

Lắng nghe tích cực và phản hồi có chủ đích với con

Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân của việc chán học của con thì cha mẹ có thể giải quyết ngay, đó cũng là cách tốt nhất để cha mẹ giúp con gỡ rối và lấy lại hứng thú với việc học.

Sự đồng cảm của cha mẹ sẽ giúp trẻ thoải mái chia sẻ những cảm xúc tiêu cực. Việc cha mẹ cần làm là phân tích cảm xúc của trẻ để con bình tĩnh hơn, không nên nhầm lẫn đồng cảm với “thêm dầu vào lửa”, khuyến khích sự tiêu cực trong con.

Cha mẹ nên thể hiện thái độ càng tích cực càng tốt để trẻ cảm thấy được sự tự chủ trong việc giải quyết các vấn đề của mình. Cha mẹ cũng có thể hướng dẫn để con có hứng thú học tập hơn. Khi tâm lý ổn định trở lại, tinh thần tích cực thì trẻ sẽ tự có động lực học tập.

Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách - 5

Thay vì la mắng và trách phạt, cha mẹ nên chia sẻ và lắng nghe trẻ nhiều hơn khi con gặp áp lực học tập.

Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách - 6

Thạc sĩ Tâm lý Lã Linh Nga.

Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách - 7

Vì sao trẻ con thường ghét đi học?

Mô hình chung người ta sẽ phân tích và dựa trên 3 yếu tố: Thứ nhất là bản thân trẻ, thứ hai là gia đình và thứ ba là môi trường trường học.

Đầu tiên phải xem xét bản thân đứa trẻ, có rất nhiều trẻ gặp khó khăn ở các môn học tại lớp, ví dụ bé thấy khó quá. Bản thân nhận thức của trẻ còn hạn chế nên có rất nhiều trẻ nói năng nghe thì lanh lợi lắm. Nhưng khi đến trung tâm kiểm tra IQ và nhận thức thì thấy hóa ra là con nhận thức chậm. Vì vậy bé gặp khó khăn khi học bài, khi tiếp thu kiến thức.

Thứ hai có một số trẻ gặp các vấn đề ví dụ như mất tập trung, khó ngồi yên một chỗ, các vấn đề về tăng động giảm chú ý. Bản thân đứa trẻ này sẽ thích học kiểu vui vẻ hơn là ngồi nghe nhiều. Tức là có một số bạn thích được tương tác, được nói, được thể hiện bản thân nhiều hơn so với việc cứ ngồi im. Các bạn sẽ có xu hướng thích được “chơi mà học, học mà chơi”, việc cứ phải nghe thì các bạn sẽ bị chán.

Các yếu tố cá nhân có thể liên quan đến năng lực nhận thức của bạn, rồi liên quan đến phong cách học của bạn. Một số vấn đề tâm lý mà bé có thể gặp phải có thể làm bé gặp khó khăn trong học tập, khiến bé không thích học, thậm chí là sợ học.

Những bạn nhỏ ghét học và sợ học thì thường liên quan rất nhiều đến cha mẹ. Có rất nhiều cha mẹ ép con học quá nhiều, quá sớm. Ví dụ có những bạn chưa vào lớp 1 thôi là đã phải đi học rất nhiều rồi, và đi học như vậy làm các bé cảm thấy không còn được chơi nhiều nữa nên rất chán.

Có nhiều phụ huynh cho con học quá nhiều, 1 tuần mà học đến 2 buổi tiếng Anh, 2 buổi toán, 2 buổi tập viết tiếng Việt, rồi học kỹ năng vẽ, đàn, học bơi... Cha mẹ đang bị cuốn vào cái vòng cho con đi học thêm quá nhiều. Một số bạn khi học quá sớm thì sẽ biết sớm, và khi biết hết kiến thức trên lớp thì con ngồi nghe sẽ bị chán.

Một trong những vấn đề đáng lưu tâm nữa là sự so sánh con nhỏ. Cha mẹ thường so sánh con với các bạn khác theo kiểu “đứa nọ đứa kia học giỏi thế mà con chỉ lại được thế này thôi à”. Sự so sánh này vô tình làm đứa trẻ sẽ bị chán, thấy bản thân kém cỏi không được bố mẹ ghi nhận. Thay vì truyền cảm hứng cho con, giáo dục con, xem các vấn đề của con trong việc học như thế nào cho hợp lý thì cha mẹ lại đang áp lực con.

Vấn đề của Nhà trường và xã hội nói chung khiến trẻ ghét học đa phần là do thầy cô giáo. Tức là khi trẻ đi học, thầy cô giáo mắng con, nhắc nhở con trước lớp, phạt con...tự dưng con sẽ thấy sợ và ghét học. Ngoài ra con trẻ không muốn đi học có thể do bạn bè bắt nạt, cô độc, không chơi với ai, không biết làm sao để hòa nhập với mọi người. Thế nên cha mẹ phải tìm hiểu về mối quan hệ liên quan đến trường lớp của con.

Theo nhiều nghiên cứu, người ta thấy sự gắn kết trường học có ảnh hưởng rất lớn đến chuyện đứa trẻ có muốn đến trường hay không, có muốn học tập hay không. Sự gắn kết trường học sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ với bạn bè, thầy cô. Nếu như có một bầu không khí gắn kết, ấm áp thì con sẽ rất yêu thích việc đến trường. Nhưng nếu trẻ cảm thấy không thuộc về trường lớp đó, con không được quan tâm hoặc bị phê bình thì con sẽ không muốn học.

Đôi khi một số thầy cô khá là cứng nhắc trong việc dạy trẻ. Một vài trường hợp trẻ hơi hiếu động hoặc có một số trẻ hơi nhút nhát. Lúc này thầy cô phải làm thế nào để trẻ mạnh dạn hơn, hợp tác, phối hợp tốt hơn. Điều này đòi hỏi các thầy cô phải tâm lý một tí, nếu thầy cô nghiêm khắc quá thì đứa trẻ cũng rất dễ chán học.

Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách - 8

Một số cha mẹ thường nói "Nhà mình nghèo lắm, cha mẹ không có tiền cho con đi học nữa, cho con nghỉ luôn nhé" để dọa khi trẻ lười đi học thì có nên không?

Ở đây có 2 vấn đề. Thứ nhất, khi con không muốn đi học, phụ huynh thường đem ra câu chuyện “không cho con đi học nữa” để dọa. Việc làm này the tôi là một sai lầm rất lớn. Chưa cần nói đến lý do nhà mình nghèo lắm có đúng sự thật hay không thì việc cứ hăm dọa không cho con đi học sẽ làm con không coi trọng việc học đó nữa.

Mình cứ nghĩ việc mình dọa con sẽ không vấn đề gì. Nhưng thật ra với những ai làm cha làm mẹ thì luôn luôn mong muốn, tìm cách để con cảm thấy việc đến trường là niềm vui. Đó không phải là chuyện con đến trường phải đạt được thành tích thế này thế kia. Mà trước tiên, con cũng sẽ thấy đến trường cũng có những niềm vui, sự thích thú cho riêng mình. Và cha mẹ chính là người phải khuyến khích để con tìm thấy được những niềm vui đó.

Khi cha mẹ đem việc đến trường, đến lớp như một hình phạt thì vô hình chung cha mẹ đang đóng lại cánh cửa đi học của con. Tôi có tư vấn cho một bạn học sinh đang học cấp 2. Từ xưa đến nay, hễ mà thấy con cứ ấm ớ, làm không đúng một điều gì đó là cha mẹ ấy lại cho con nghỉ ở nhà. Xong rồi nói với con là Nhà trường đình chỉ học bởi vì con hư thế. Điều này đã khiến bạn nhỏ không cảm thấy được rằng việc đến trường là quan trọng hay có những điều thú vị.

Vì thế cha mẹ khi đem chuyện “nhà mình nghèo lắm, không có tiền...” ý là muốn con đi học thì phải tử tế đến nơi đến chốn vì tốn nhiều tiền rồi. Đúng là đi học thì tốn tiền thật, nhưng mà khi phụ huynh nói như vậy thì điều đầu tiên có khi mình đang nói dối con. Thật ra đừng nghĩ trẻ con còn bé không biết gì, con sẽ biết rất rõ việc mình có tiền hay không. Để gắn cái việc nghèo không có tiền và việc đi học thì rõ ràng là điều không nên trong giáo dục.

Thực tế, làm cha làm mẹ ai cũng muốn cho con đi học để tốt cho tương lai. Ai cũng khuyến khích con vâng lời thầy cô, học giỏi. Vậy mà bây giờ lại nói vậy thì thành ra logic vấn đề theo chiều hướng sai lệch mất rồiúc này dường như mọi thứ đóng sập lại, không có lối đi nào cho con. Câu nói trên thường được xuất hiện khi cha mẹ đang tức giận và nói không kiểm soát được. Vô tình điều này sẽ làm cho con trẻ tổn thương, thậm chí là thấy việc học là một điều gì đó rất áp lực, rất kinh khủng.

Trẻ nói “Con ghét đi học”, câu đáp của cha mẹ quyết định tương lai bé: Chuyên gia mách cách - 9

Lời khuyên hữu ích cho cha mẹ khi trẻ không muốn đi học?

Nếu con sợ đi học thì đầu tiên cha mẹ phải hỏi chuyện, lắng nghe. Thay vì việc chưa chi đã quát, đã mắng, đã nhắc nhở và ép con phải đi học, giải thích với con “mày không đi học thì thế nọ thế kia”. Những lời chỉ trích này thật ra quá vội vàng và khiến con tổn thương thêm nữa.

Cha mẹ phải bình tĩnh lắng nghe con, hỏi han con để tìm hiểu nguyên nhân vì sao con không muốn đi học. Có thể con không muốn đi học vì bài vở khó quá, con không thích đi học vì gặp vấn đề với cô này cô kia, hoặc gặp vấn đề với bạn bè. Mình phải tìm hiểu được các nguyên nhân có thể liên quan đến chuyện mà con không muốn đi học.

Khi biết được nguyên nhân như thế nào thì từ đó mình mới có những cách giải quyết phù hợp. Thực tế hỏi chuyện con chỉ là một khía cạnh nhỏ thôi vì có một số bạn còn đang rất bé. Nên là cha mẹ nên kết hợp hỏi thêm cô giáo của con. Các thông tin từ thầy cô giáo rất quan trọng. Nên gia đình cần phối hợp với giáo viên để lắng nghe và biết được nguyên nhân như thế nào và trợ giúp con.

Ngoài ra khi thấy con có những khó khăn rõ ràng kéo dài thì rất nên tìm đến nhà tâm lý. Bởi vì đến thăm khám tâm lý bao giờ cũng có thể tìm hiểu và đánh giá đầy đủ nhất những khó khăn của con. Nhất là các vấn đề liên quan đến phong cách học, cách rèn luyện tập trung chú ý hơn. Hoặc làm thế nào để con thích ứng tốt hơn, con cũng có thể được khuyến khích, được hướng dẫn để tự tin, hòa nhập tốt hơn.

Con muốn lên mạng: Rối loạn ăn uống ở trẻ nguyên nhân chẳng đâu xa, chính do TV điện thoại
Vừa ăn, vừa xem điện thoại hay tivi khiến trẻ mất tập trung và không kiểm soát được việc ăn uống.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh