Giáo sư tâm lý: Nuôi con hạnh phúc và thành công không khó, hãy nắm bắt nhanh 3 thời điểm

Thi Thi - Ngày 08/10/2024 19:00 PM (GMT+7)

Theo giáo sư Li Meijin, bố mẹ nuôi dạy con cần sự thấu hiểu và áp dụng theo các phương pháp phù hợp với lứa tuổi.

Giáo sư Li Meijin, một chuyên gia tâm lý nổi tiếng, cho rằng hành vi và tâm lý của một người khi trưởng thành là sự phản ánh trải nghiệm trong quá khứ, có liên quan mật thiết đến cách nuôi dạy của gia đình thời thơ ấu. 

Một số bậc bố mẹ không khỏi thắc mắc, làm thế nào để nuôi dưỡng đứa trẻ hạnh phúc và thành công? Giáo sư Li Meijin đưa ra một số phương pháp nuôi dạy con ở các giai đoạn khác nhau, bố mẹ có thể tham khảo.

Giáo sư tâm lý: Nuôi con hạnh phúc và thành công không khó, hãy nắm bắt nhanh 3 thời điểm - 1

Trẻ 0-3 tuổi: Điều quan trọng nhất là hỗ trợ tình thần, cảm giác an toàn 

Độ tuổi 0-3 là giai đoạn trẻ hình thành mối quan hệ gắn bó một-một với các thành viên trong gia đình,  sự gắn bó này sẽ tiếp tục tích lũy cho đến năm 12 tuổi.

Sự gắn bó là nguồn gốc của cảm xúc. Khi một đứa trẻ hình thành mối quan hệ gắn bó với ai đó, sẽ cảm thấy hạnh phúc khi ở bên người đó; khi buồn, trẻ sẽ chỉ cảm thấy được an ủi khi có sự hiện diện của hình ảnh gắn bó. Khi sự gắn bó được thỏa mãn, tâm trạng thường trở nên thoải mái, thư giãn và hạnh phúc.

Điều quan trọng nhất là hỗ trợ tình thần, cảm giác an toàn.

Điều quan trọng nhất là hỗ trợ tình thần, cảm giác an toàn.

“Phương pháp miễn nhiễm tiếng khóc” có nguồn gốc từ Hoa Kỳ đã từng phổ biến trên toàn thế giới, có nghĩa khi trẻ khóc bố mẹ sẽ phớt lờ. Điều này sẽ giúp hình thành thói quen ngủ độc lập và tránh quấy khóc.

Tuy nhiên, giáo sư Li Meijin không đồng tình với quan điểm này. Bà cho rằng, trong giai đoạn trẻ chưa đủ năng lực tự chăm sóc bản thân, chỉ có thể khóc để bày tỏ nhu cầu, bố mẹ nên bế trẻ ngay để an ủi.

Trẻ không được an ủi trong thời gian dài sẽ hình thành những ký ức quá căng thẳng trong hệ thần kinh tự chủ bên trong, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính khí.

Giáo sư tâm lý: Nuôi con hạnh phúc và thành công không khó, hãy nắm bắt nhanh 3 thời điểm - 3

Trẻ 3 đến 12 tuổi: Rèn luyện thói quen tốt, nền tảng đứa trẻ độc lập, có trách nhiệm

Từ 3 tuổi, trẻ dần phát triển khả năng hiểu và thể hiện bản thân. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc “đặt ra các quy tắc” cho trẻ.

- Khi lên 3 tuổi, cha mẹ phải học cách nói “không” với con.

- Khi được 4 tuổi, bố mẹ dạy con biết chờ đợi và có tính tự giác.

- Khi được 5 tuổi, bố mẹ nên dạy con học cách tự quản lý trong quá trình rèn luyện trước cám dỗ, đồng thời làm gương về cách chia sẻ với người khác.

- Khi lên 6 tuổi, trẻ học được tinh thần chăm chỉ, chịu khó trong thể thao.

Rèn luyện thói quen tốt, nền tảng đứa trẻ độc lập, có trách nhiệm.

Rèn luyện thói quen tốt, nền tảng đứa trẻ độc lập, có trách nhiệm.

Khoảng 3 tuổi, tiếng khóc của trẻ không còn là nhu cầu sinh lý nữa mà là nhu cầu tâm lý. Vậy làm thế nào để bé ngừng khóc vô cớ? Hãy tham khảo cách của giáo sư Li Meijin.

Ví dụ, nếu trẻ khóc ở nhà vì không có điện thoại di động hoặc không xem phim hoạt hình, bố mẹ nên đưa trẻ vào phòng ngủ và nhìn trẻ khóc một mình với một nụ cười.

Đến khi trẻ khóc mệt, bố mẹ mới có thể đứng dậy đi lấy khăn lau mặt, để trẻ cảm nhận được tình yêu bố mẹ dành cho mình. Sau khi tâm trạng của trẻ ổn định, bố mẹ có thể bình tĩnh giải thích.

Li Meijin nhắc nhở các bậc bố mẹ nên thực hiện “bốn điều không nên” khi giáo dục con: Không quát mắng, không đánh, không lý lẽ khi trẻ khóc và không bỏ rơi.

Cần khuyến khích trẻ học cách bày tỏ ý kiến ​​của mình, lắng nghe ý kiến ​​và thiết lập mô hình giao tiếp dân chủ. Nếu nuôi dạy không nhịp nhàng trong những năm đầu đời sẽ dẫn đến việc thiếu kiểm soát bản thân khi trưởng thành.

Giáo sư tâm lý: Nuôi con hạnh phúc và thành công không khó, hãy nắm bắt nhanh 3 thời điểm - 5

Trẻ 12-18 tuổi: Tầm quan trọng giáo dục giới tính, hiểu về tình yêu, biết quý trọng và yêu thương bản thân

Từ 12 tuổi đối với bé gái và 14 tuổi đối với bé trai, các đặc điểm sinh dục thứ cấp bắt đầu phát triển và trẻ bước vào tuổi dậy thì.

Vì vậy, phụ huynh nên giúp con trưởng thành và tôn trọng quyền lựa chọn của con. Ví dụ, sau khi trẻ vào lớp hai trung học cơ sở, bố mẹ có thể thảo luận với trẻ về định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Hướng dẫn quá trình lựa chọn thay vì “quản lý” một cách đại khái.

Con gái của giáo sư Li Meijin học kém môn toán ở trường trung học, nên bà đã tìm được một giáo viên xuất sắc để dạy kèm. Tuy nhiên, con gái bà thẳng thắn nói rằng không có hứng thú với môn toán, và xin mẹ dành tiền học tiếng Anh và lịch sử.

Vì tôn trọng ý kiến ​​của con gái, giáo sư Li đã tập trung dạy kèm tiếng Anh và lịch sử. Cuối cùng, điểm tiếng Anh đã cải thiện hơn trong kỳ thi tuyển sinh đại học.

Trẻ có nhận thức rõ ràng nhất về bản thân nên phải được tạo cơ hội để thể hiện bản thân và tôn trọng nhịp điệu của mình.

Tầm quan trọng giáo dục giới tính, hiểu về tình yêu, biết quý trọng và yêu thương bản thân.

Tầm quan trọng giáo dục giới tính, hiểu về tình yêu, biết quý trọng và yêu thương bản thân.

Chọn quần áo cũng giống như tìm bạn đời

Khi con gái học cấp hai, Li Meijin đã dùng trường hợp chọn quần áo để dạy con cách thiết lập quan điểm đúng đắn về tình yêu.

Một lần, hai mẹ con đang chọn quần áo ở trung tâm thương mại. Khi bước vào cửa hàng đầu tiên, con gái cô rất thích một bộ quần áo. Lúc này, giáo sư Li đã khuyến khích con đi xem các cửa hàng khác. Khi tiếp tục dạo quanh các cửa hàng, cô bé phát hiện ra những lựa chọn khác thuận lợi hơn.

Li Meijin nhân cơ hội này nói: "Tìm bạn đời cũng giống như chọn quần áo. Trường cấp hai là cửa hàng đầu tiên. Nếu yêu sớm ở trường cấp hai, sau này có thể sẽ không gặp được chàng trai nào tốt hơn."  Điều này nhắc nhở trẻ tình yêu là cảm xúc tự nhiên vốn có, nhưng nên phù hợp với từng lứa tuổi.

Trẻ đang trong quá trình trưởng thành, việc có quan niệm tình yêu, khoảng cách bạn bè đúng đắn, sẽ biết cách bảo vệ bản thân, kết nối các mối quan hệ lành mạnh.

Ngoài công việc, cuộc sống của trẻ còn cần có một cơ thể khỏe mạnh, gia đình hòa thuận và những mối quan hệ tốt đẹp. Trẻ có cảm xúc phong phú sẽ hạnh phúc hơn. Vì vậy, giáo sư Li khuyên bố mẹ đừng ép trẻ phải thành công.

Nuôi dạy con là một khoản đầu tư vào tâm lý và khoản đầu tư này là vô giá. Thông qua sự đầu tư, trẻ có thể nhớ được giọng nói, hình dáng, mùi hương của người chăm sóc và hình thành nên gắn bó. Đây là một loại vốn tâm lý vô hình, tài sản vô cùng to lớn đối với trẻ trong cuộc sống sau này.

Giáo sư tâm lý: Nuôi con hạnh phúc và thành công không khó, hãy nắm bắt nhanh 3 thời điểm - 7

Không phải tiền bạc, đây mới là điều vô giá bố mẹ nên trao cho con
Có bố mẹ đồng hành từ giai đoạn thơ ấu, sẽ là nền tảng vững chắc để trẻ phát triển tính cách tốt.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ tuổi dậy thì