Để nuôi dạy đứa trẻ hạnh phúc, có 5 điều mà bố mẹ nên tạo dựng trong cuộc sống gia đình.
Thực tế, thỏa mãn và thích nghi với mọi thứ dường như đang truyền "chất dinh dưỡng" cho sự phát triển của trẻ. Trên thực tế, "dinh dưỡng" mà trẻ thực sự cần không phải là điều kiện sống tốt như thế nào hay có thể nhận được bao nhiêu thứ.
Việc trẻ nhận đủ "chất dinh dưỡng lành mạnh" hay không còn phụ thuộc vào sức mạnh bên trong của trẻ. Trong đó, 5 điều sau đây là "dưỡng chất" mà trẻ cần nhất để phát triển.
Cảm giác an toàn
Cảm giác an toàn chính là nền tảng vững chắc để trẻ có thể phát triển toàn diện, cả về thể chất lẫn tinh thần.
Khi trẻ cảm thấy an toàn, sẽ tự tin hơn để vươn lên, khám phá thế giới xung quanh, quyết định đương đầu với những thách thức. Ngược lại, nếu trẻ luôn phải sống trong sợ hãi và bất an, khả năng đương đầu với khó khăn sẽ bị hạn chế.
Bố mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo dựng cảm giác an toàn cho con. Dù bố mẹ là ai, ở bất cứ hoàn cảnh nào, việc bảo vệ an toàn và chăm sóc con chu đáo chính là nghĩa vụ cao cả nhất.
Giáo dục không chỉ là một việc làm một lần, mà là quá trình cả đời bố mẹ đồng hành cùng con. Và điểm khởi đầu cho quá trình này chính là tạo cho con cảm giác an toàn tốt. Từ đó, trẻ sẽ càng ngày càng tự tin, dám thử thách bản thân.
Cảm giác hiện diện
Bố mẹ là trụ cột tinh thần vững chắc mà mỗi đứa trẻ đều cần có. Đối với trẻ, bố mẹ chính là người che chở, là nguồn an ủi và hy vọng khi gặp những khó khăn trong cuộc sống.
Đặc biệt trong những lúc trẻ cảm thấy buồn bã, bất lực hay bối rối, sự quan tâm, chia sẻ và ôm ấp của bố mẹ càng trở nên quý giá. Các bậc phụ huynh nên lưu ý và dành thời gian lắng nghe, hiểu những cảm xúc đang diễn ra bên trong con.
Khi những nhu cầu tình cảm của trẻ được đáp ứng một cách chu đáo và trân trọng, trẻ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về tình yêu thương vô điều kiện mà bố mẹ dành cho mình. Từ đó, trẻ càng tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ mọi điều trong lòng, cả những điều trân quý nhất.
Cảm giác thành tựu
Nếu muốn nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc, tự tin và tích cực, việc sử dụng những từ ngữ phản ánh cảm giác thành đạt của con là vô cùng quan trọng. Những từ như "Con đã cố gắng rất nhiều", “Con có thể làm được”, “Con có thể làm tốt hơn”… sẽ giúp tăng cường lòng tự tin của trẻ.
Khi được bố mẹ liên tục khích lệ và truyền cảm hứng bằng những lời khen ngợi chân thành, trẻ sẽ cảm nhận được giá trị của bản thân, cảm thấyyêu thương và công nhận.
Ngược lại, nếu bố mẹ chỉ chú trọng đến những điều con làm chưa tốt, trẻ sẽ dễ rơi vào tình trạng tự ti, thất vọng và mất động lực. Vì vậy, việc cân bằng giữa lời khuyên và lời khen, giữa chỉ ra điểm cần cải thiện và tôn vinh những thành tựu của con là vô cùng quan trọng.
Tạo dựng niềm hạnh phúc
Trẻ em cần được trải nghiệm niềm vui, hạnh phúc và cảm giác yêu thương để phát triển một nền tảng tâm lý lành mạnh. Những trải nghiệm này sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách tích cực, biết cách quản lý cảm xúc và vượt qua những thách thức.
Đây cũng sẽ trở thành nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy trẻ không ngừng học hỏi, phát triển và đạt được những thành tựu mới. Điều này góp phần rèn luyện ý chí, khả năng kiên nhẫn và tính kiên cường.
Những cảm xúc tích cực như hạnh phúc, vui vẻ cũng có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Đồng thời, trẻ biết cách thiết lập và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè,.. giúp hòa nhập tốt hơn với môi trường xung quanh.
Tôn trọng lễ nghi
Sự tồn tại của lễ nghi là để nhắc nhở trẻ hãy trân trọng những người mình yêu thương và những người yêu thương mình.
Ý thức về sự tôn trọng của người bố đối với mẹ là điều mà đứa trẻ nhìn thấy trong mắt, học hỏi trong lòng và cũng sẽ yêu mẹ mình theo cách tương tự.
Những hành động, lời nói và cách đối xử của bố mẹ với nhau chính là những bài học sống động về tình yêu, sự tôn trọng và trân quý mà trẻ tập nhận thức từ rất sớm.
Khi trẻ được lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, ấm áp, nơi bố mẹ thể hiện sự tôn trọng và yêu thương lẫn nhau, trẻ sẽ tiếp thu những giá trị đó một cách tự nhiên.Trẻ học cách quan tâm, chăm sóc và ủng hộ những người thân yêu, cũng như tạo dựng những mối quan hệ lành mạnh, bền vững trong tương lai.