Không phải canxi, "chất vàng" này mới là yếu tố giúp chiều cao và trí thông minh trẻ tăng vọt

Kiều Trang - Ngày 31/05/2023 09:07 AM (GMT+7)

Bổ sung kẽm vào mùa hè cho trẻ là vô cùng quan trọng, dưỡng chất này cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển về cả chiều cao lẫn trí tuệ của trẻ.

Canxi, sắt và kẽm là những dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Ba dưỡng chất này đối với cơ thể con người không thể tự tổng hợp trực tiếp, nên nếu không được bổ sung đầy đủ trong suốt quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ thì sẽ dễ gặp các vấn đề do thiếu canxi, sắt và kẽm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Trong thực tế, canxi là dưỡng chất được nhiều bố mẹ quan tâm nhiều nhất để bổ sung vào mỗi bữa ăn của trẻ hàng ngày. Tuy nhiên ngoài canxi thì nếu thiếu kẽm - "chất vàng" cho cơ thể, bé cũng sẽ bị hạn chế trong quá trình phát triển chiều cao và trí thông minh. Vậy nên, ngoài canxi thì bố mẹ cũng cần chú trọng cung cấp đầy đủ lượng kẽm cần thiết cho cơ thể trẻ, nhất là trong thời điểm mùa hè nắng nóng như thế này.

Không phải canxi, amp;#34;chất vàngamp;#34; này mới là yếu tố giúp chiều cao và trí thông minh trẻ tăng vọt - 2

Tại sao nên ủng hộ việc bổ sung kẽm cho trẻ trong mùa hè?

Kẽm dễ bị mất đi vào mùa hè

Kẽm trong cơ thể dễ bị mất đi vào mùa hè hơn các mùa khác. Do mùa hè nóng nực, trẻ ra nhiều mồ hôi, nguyên tố kẽm sẽ bị mất đi theo quá trình đổ mồ hôi của cơ thể và dịch thể, dẫn đến nguyên tố kẽm giảm đi nhanh chóng.

Đặc biệt là khi trẻ vận động nhiều hoặc đang tham gia các hoạt động ngoài trời. Vì vậy bổ sung kẽm là cần thiết để đảm bảo cân bằng khoáng chất trong cơ thể của trẻ em.

Mùa hè nắng nóng, cơ thể trẻ dễ ra mồ hôi, nguyên tố kẽm cũng mất đi trong quá trình bài tiết.

Mùa hè nắng nóng, cơ thể trẻ dễ ra mồ hôi, nguyên tố kẽm cũng mất đi trong quá trình bài tiết.

Lượng kẽm có thể bị giảm

Vào mùa hè nóng nực, hầu hết mọi người đều có thể ăn không ngon miệng, đặc biệt là đối với trẻ em. Nếu trẻ có biểu hiện kén ăn, biếng ăn vào ngày thường thì vào mùa hè, nếu không chú ý bổ sung kẽm, lượng kẽm hấp thụ vào cơ thể sẽ ít đi, dẫn đến tình trạng thiếu kẽm ở trẻ càng trầm trọng hơn.

Mùa hè tiêu chảy nhiều dẫn đến mất kẽm nhanh hơn

Mùa hè ai cũng thích ăn đồ lạnh và kem, nhưng trẻ em dạ dày yếu, ăn quá nhiều đồ sống và lạnh dễ dẫn đến các bệnh về dạ dày, tiêu chảy.

Khi trẻ bị tiêu chảy thường xuyên thì sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm tăng khả năng mất kẽm, dẫn đến tình trạng thiếu kẽm ở trẻ.

Tiêu chảy cũng là bệnh dễ khiến cơ thể trẻ mất kẽm, dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt kẽm.

Tiêu chảy cũng là bệnh dễ khiến cơ thể trẻ mất kẽm, dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt kẽm.

Mùa hè là mùa tăng trưởng chiều cao, nhu cầu kẽm cũng tăng cao

Mùa hè là mùa tăng trưởng chiều cao của trẻ em, vì vậy nhu cầu khoáng chất cần thiết như kẽm cũng tăng cao. Kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường, đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phân chia tế bào và hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch, trao đổi chất, và hệ thần kinh.

Trong quá trình tăng trưởng chiều cao, trẻ em cần nhiều lượng protein và khoáng chất hơn để xây dựng và duy trì các tế bào, mô và cấu trúc của cơ thể. 

Không phải canxi, amp;#34;chất vàngamp;#34; này mới là yếu tố giúp chiều cao và trí thông minh trẻ tăng vọt - 5

Làm thế nào bố mẹ có thể đánh giá con mình có bị thiếu kẽm hay không?

Việc bổ sung dinh dưỡng cần phải được thực hiện hợp lý, nếu bổ sung quá nhiều kẽm thì cơ thể trẻ không hấp thụ được, đồng thời có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể trẻ.

Vì vậy, bố mẹ muốn bổ sung kẽm cho trẻ hiệu quả thì trước hết phải nắm bắt kịp thời tình trạng dinh dưỡng của cơ thể trẻ, xác định chính xác trẻ có bị thiếu kẽm hay không, từ đó mới có thể bổ sung kẽm cho trẻ vào thời điểm tốt nhất và với lượng phù hợp nhất. Muốn kiểm tra con có thiếu kẽm hay không, bố mẹ có thể đánh giá qua các khía cạnh sau.

Không phải canxi, amp;#34;chất vàngamp;#34; này mới là yếu tố giúp chiều cao và trí thông minh trẻ tăng vọt - 6

Chậm phát triển thể chất

Có nhiều nguyên nhân khiến thể chất của trẻ chậm phát triển, thiếu kẽm cũng là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng này. Vì vậy, muốn hiểu rõ hơn về việc con mình có chậm lớn và phát triển tốt hay không, bố mẹ cần luôn chú ý đến tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ ở mọi thời điểm, sau đó so sánh với chuẩn bình thường để hiểu rõ hơn về tình trạng của con mình.

Khi trẻ phát triển chiều cao thấp hơn chuẩn bình thường từ 3-6cm, và phát triển cân nặng thấp hơn chuẩn bình thường từ 4-6 ký thì có thể trẻ đang gặp phải tình trạng chậm tăng trưởng và phát triển. Bố mẹ lúc này phải kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung dưỡng chất thiếu hụt của trẻ, để con nhanh chóng lấy lại sự cân bằng.

Chán ăn

Khi trẻ có biểu hiện kén ăn, biếng ăn, ăn uống thất thường, bên cạnh nguyên nhân liên quan đến vấn đề thời tiết nắng nóng vào những ngày mùa hè này thì mặt khác, nếu trẻ có biểu hiện như thế nhiều ngày liền thì bố mẹ cần xem xét có phải là do trẻ bị ốm không, hay có thể trẻ đang gặp vấn đề về thiếu kẽm dẫn đến tình trạng ăn uống bất ổn định.

Dễ bị ốm 

Kẽm là một khoáng chất quan trọng cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể phòng chống các bệnh nhiễm trùng. Khi trẻ thiếu kẽm, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị suy yếu, khiến trẻ rất dễ ốm vặt, thường xuyên bị cảm, sốt, dễ đổ mồ hôi khi ngủ… 

Móng tay, chân giòn và dễ gãy

Khi thiếu kẽm, cơ thể sẽ không đủ nguyên liệu để tạo ra các tế bào và mô liên quan đến móng tay và chân, bao gồm cả các tế bào sừng và tế bào của tuyến mồ hôi. Các tế bào này làm cho móng tay và chân trở nên chắc khỏe và chịu được áp lực. Thiếu kẽm có thể làm giảm sức mạnh và độ bền của các tế bào này, dẫn đến móng tay, chân trẻ giòn và dễ gãy.

Ngoài ra, kẽm còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và bảo vệ collagen, một loại protein quan trọng trong cấu trúc của móng tay và chân. Thiếu kẽm có thể làm giảm độ đàn hồi của collagen, dẫn đến móng tay và chân trở nên yếu và dễ gãy hơn.

Bên cạnh đó, ngón tay còn xuất hiện các đốm trắng, nếu thỉnh thoảng xảy ra thì có thể không vấn đề gì, nhưng nếu xảy ra thường xuyên thì bố mẹ cần phải xem xét đến việc bổ sung kẽm ngay cho trẻ.

Thường xuyên loét miệng 

Khi miệng xuất hiện vết lở loét, nhiều người có thể nghĩ là do cơ thể nóng, nhưng thực tế không phải vậy, phần lớn trường hợp là do thiếu kẽm. 

Loét miệng là một vấn đề phổ biến ở trẻ em. Khi thiếu kẽm, cơ thể sẽ không đủ nguyên liệu để sản xuất các tế bào mô, bao gồm cả tế bào niêm mạc trong miệng. Các tế bào niêm mạc trong miệng bị ảnh hưởng, dẫn đến sự suy giảm chức năng bảo vệ miệng và tăng nguy cơ bị tổn thương.

Loét miệng là một trong những biểu hiện phổ biến báo hiệu cơ thể trẻ cần bổ sung kẽm.

Loét miệng là một trong những biểu hiện phổ biến báo hiệu cơ thể trẻ cần bổ sung kẽm.

Việc này làm giảm khả năng miệng chống lại các tác nhân gây tổn thương như vi khuẩn, virus, nấm và các chất kích thích khác. Các tổn thương này có thể gây ra các vết loét hoặc nứt trên niêm mạc miệng, gây ra cảm giác đau và khó chịu cho trẻ.

Ngoài ra, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất nước bọt, một chất lỏng giúp giữ ẩm cho miệng và giúp giữ cho niêm mạc miệng được bôi trơn. Khi thiếu kẽm, nước bọt sẽ giảm, dẫn đến sự khô miệng và dễ bị loét miệng.

Nếu trẻ có nhiều hơn 3 biểu hiện trên cùng một lúc thì bố mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khám và làm theo lời khuyên của bác sĩ, để tránh sức khỏe của trẻ gặp vấn đề dẫn đến phát triển châm do thiếu kẽm.

Không phải canxi, amp;#34;chất vàngamp;#34; này mới là yếu tố giúp chiều cao và trí thông minh trẻ tăng vọt - 8

Bổ sung kẽm cho trẻ mùa hè như thế nào cho khoa học?

Để bổ sung kẽm cho trẻ trong mùa hè, bố mẹ có thể thường xuyên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu kẽm và dễ hấp thu sau đây.

Hải sản

Các loại hải sản như hàu, sò điệp là một trong những lựa chọn tốt nhất để bổ sung kẽm, các loại hải sản này có hàm lượng kẽm cao và cơ thể dễ hấp thụ.

Nhưng cần lưu ý, mặc dù đồ hải sản tốt nhưng một số trẻ có thể bị dị ứng với hải sản, vì vậy bố mẹ nên đặc biệt cẩn trọng trong việc lựa chọn hải sản để bổ sung kẽm cho trẻ.

Các sản phẩm từ đậu nành

Các sản phẩm từ đậu nành tuy không chứa nhiều kẽm, nhưng các axit thực vật trong đậu giúp cơ thể hấp thụ kẽm. Vậy nên khi bổ sung kẽm cho trẻ, bố mẹ cũng nên cho trẻ ăn thường xuyên các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành để cải thiện khả năng hấp thụ của cơ thể trẻ và nâng cao tác dụng của việc bổ sung kẽm.

Gan động vật

Gan động vật cũng là thực phẩm có hàm lượng kẽm cao, đồng thời cũng rất giàu chất sắt, thường xuyên cho trẻ ăn gan động vật không chỉ giúp trẻ bổ sung kẽm mà còn thúc đẩy quá trình bổ sung sắt, phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.

Ngoài ra, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, đậu phộng cũng như các loại rau như bông cải xanh, cần tây, nấm cũng là những nguyên liệu giàu kẽm, ăn thường xuyên cũng có tác dụng bổ sung kẽm rất tốt. Mặc dù tác dụng bổ sung kẽm của các thực phẩm trên là rất tốt, nhưng không phải trẻ nào cũng thích ăn. Vì vậy việc chế biến món ăn bổ sung kẽm phù hợp với khẩu vị của trẻ là đặc biệt quan trọng.

Các chuyên gia, bác sĩ khuyến cáo bố mẹ không nên ép con ăn những thực phẩm giàu kẽm nêu trên, mà nên trau dồi kỹ năng nấu nướng nhằm mục đích khiến trẻ say mê ăn uống và ăn một cách có ý thức. Nếu trẻ có vấn đề thiếu kẽm nghiêm trọng thì phải đưa trẻ đi khám kịp thời, cho trẻ uống thuốc bổ sung kẽm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu kẽm là cách hiệu quả để bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể trẻ.

Chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu kẽm là cách hiệu quả để bổ sung dưỡng chất này cho cơ thể trẻ.

Trẻ sơ sinh sớm thành thạo 4 kỹ năng này, chúc mừng bố mẹ đã sinh một em bé thông minh, lanh lợi
Trong vòng 100 ngày đầu tiên sau khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ phát triển 4 kỹ năng mà bố mẹ cần nắm vững để kiểm tra tốc độ tăng trưởng của em bé.

Dạy con 0-6 tháng

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe trẻ sơ sinh