"Đứa trẻ bị cướp đồ chơi có nên dạy trẻ giật lại", chuyên gia Việt mách cách cao tay bố mẹ dạy con đối phó

Kiều Trang - Ngày 30/05/2023 05:00 AM (GMT+7)

Chuyên gia Tâm lý Quang Thị Mộng Chi mách bố mẹ cách hay dạy con xử lý tình huống khéo léo khi bị bạn bè giật đồ chơi.

amp;#34;Đứa trẻ bị cướp đồ chơi có nên dạy trẻ giật lạiamp;#34;, chuyên gia Việt mách cách cao tay bố mẹ dạy con đối phó - 1

Trong quá trình nuôi dạy con cái, hầu như bố mẹ nào cũng sẽ từng gặp phải tình huống như vậy, con mình đang vui chơi thì bất ngờ bị một đứa trẻ khác lại gần rồi giật đồ chơi trên tay khiến con khóc thét. Mỗi khi như vậy bố mẹ sẽ xử lý như thế nào? 

Một số người cho rằng tốt hơn hết là người lớn không nên tham gia vào những trò chơi giữa trẻ con với nhau, và để trẻ tự giải quyết vấn đề, như là một cơ hội để giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống. Một số người cho rằng trẻ em nên được dạy cách khiêm tốn, và nhường nhịn... Hoặc ở một nhóm ý kiến khác thì bố mẹ cho rằng nên dạy con cách tự bảo vệ quyền lợi, đồ vật cá nhân của mình.

Mỗi bố mẹ đều có quan điểm khác nhau về vấn đề này, và giáo dục con theo những cách riêng. Tuy nhiên, dù là phương pháp dạy con như thế nào trong tình huống này thì bố mẹ cũng nên xem xét kỹ để phù hợp với mỗi đứa trẻ. Như vậy thì con cái mới không bị ảnh hưởng tiêu cực, đồng thời còn biết cách "đối nhân xử thế" khéo léo.

Một bà mẹ từng chia sẻ câu chuyện của cô con gái nhỏ về vấn đề này rằng, một lần khi chị đưa con đi chơi ở công viên giải trí, tại thời điểm đó, ngoài cô con gái nhỏ của chị thì còn có một cậu bé nhỏ tuổi hơn một chút. Lúc đầu hai đứa trở thành bạn rồi cùng chơi với nhau rất vui vẻ, từ xích đu đến cầu trượt.

Chơi chán, hai đứa trẻ rủ nhau ra hố cát ngồi chơi. Trong lúc chơi, con gái chị tìm thấy một chiếc xẻng nhỏ có vẽ hoa văn, sau khi cậu bé đó cũng nhìn thấy thì muốn dành lấy cái xẻng. Thế là cậu bé đã cố hết sức giật lấy chiếc xẻng nhỏ trên tay con gái, nhìn tuổi còn nhỏ vậy nhưng cậu lại khá khỏe. Tuy nhiên vì con gái cũng không chịu thua kém nên đã cố hết sức giữ chặt chiếc xẻng. 

Trẻ nhỏ tranh giành đồ chơi là chuyện bình thường, nhưng bố mẹ nên dạy con cách xử lý phù hợp (Ảnh minh hoạ Internet).

Trẻ nhỏ tranh giành đồ chơi là chuyện bình thường, nhưng bố mẹ nên dạy con cách xử lý phù hợp (Ảnh minh hoạ Internet).

Lúc này, mẹ của cậu bé nhìn thấy sự việc mới lên tiếng nói với cô con gái nhỏ của chị rằng: “Chị làm chị, chị lớn hơn em nên có thể đưa cái xẻng cho em trai chơi một lúc được không?”

Con gái do dự một lúc rồi lại nhìn mẹ, nhưng cuối cùng vẫn chủ động đưa xẻng cho cậu bé, trong khi chị còn đang cảm kích trước hành động của con gái thì cậu bé kia đã giật lấy món đồ chơi khiến con gái chị xìu mặt buồn rầu.

Nhìn cảnh này, chị cảm thấy mình đã giáo dục con sai. Trong cuộc sống hàng ngày, đứa trẻ luôn được dạy phải khiêm tốn, không được ngang ngược,… nhưng làm như vậy có thực sự tốt cho con khi rơi vào tình huống bị đứa trẻ khác giật đồ chơi?

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi chia sẻ, khi một đứa trẻ chỉ biết nhún nhường thì đôi khi trẻ sẽ tự hiểu, tự mặc định là vì mình luôn sai. Trong khi đó, rõ ràng là người khác sai nhưng lại phải chiều lòng họ, sợ đối phương tức giận, không vui, không chơi với mình nữa... Từ đó, đứa trẻ dễ hình thành một loại tính cách dễ chịu, điều này tưởng chừng như đơn giản, nhưng tác hại lại không hề nhỏ. Vì vậy, bố mẹ không chỉ nên dạy trẻ biết khiêm tốn mà còn phải dạy trẻ biết cách từ chối, hai điều này không hề mâu thuẫn với nhau.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

amp;#34;Đứa trẻ bị cướp đồ chơi có nên dạy trẻ giật lạiamp;#34;, chuyên gia Việt mách cách cao tay bố mẹ dạy con đối phó - 4

Trên thực tế, có nhiều bố mẹ sẽ phản ứng khi thấy con bị giật đồ chơi theo 2 kiểu: 1 kiểu bênh con và 1 kiểu mắng con ích kỷ, theo quan điểm của chuyên gia có sự khác nhau như thế nào giữa 2 phản ứng này (đối với bố mẹ và với tâm lý của trẻ)?

Trẻ con, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi thường sẽ đáp ứng nhu cầu của mình là ưu tiên hàng đầu, thấy đồ chơi nào thích thì giành để chơi, mặc dù có thể đó không phải là đồ của mình. Khi đó, những đứa trẻ bị tranh giành đồ chơi thường có 2 kiểu hành xử của phụ huynh: một là bênh con, không muốn trẻ khác lấy đồ chơi của con mình, ngược lại có kiểu phụ huynh khắt khe với con, thể hiện qua việc la mắng trẻ ích kỷ, bắt con nhường đồ chơi cho bạn.

Với những trẻ nhỏ khi bị mắng vì muốn giữ món đồ của mình, trẻ sẽ tỏ ra khó hiểu và ấm ức vì bị la mắng và tức giận khi mất đi món đồ yêu thích, thậm chí mất khả năng tự vệ khi bị bắt nạt sau này. Với trẻ được ba mẹ bênh vực, không chia sẻ món đồ chơi với bạn thì có thể khó hoà nhập với mọi người vì chỉ biết giữ của riêng. Như vậy, cách nào cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến con, và cũng khó xử cho cha mẹ.

amp;#34;Đứa trẻ bị cướp đồ chơi có nên dạy trẻ giật lạiamp;#34;, chuyên gia Việt mách cách cao tay bố mẹ dạy con đối phó - 5

Hành vi giật đồ chơi ở một mức độ nhất định nào đó cũng thể hiện EQ và tính cách của trẻ. Chuyên gia có thể nêu một số biểu hiện và hành vi khác nhau của những đứa trẻ khi bị tranh giành đồ chơi?

Đồ chơi là thứ mà trẻ yêu thích, rất có khả năng trẻ muốn chiếm làm của riêng ngay cả khi nó không là của mình. Tuy nhiên, cùng với sự lớn dần về tuổi tác, trẻ sẽ học được rằng không phải thứ gì mình muốn cũng có được, đặc biệt là những thứ đang là của người khác.

Trẻ sẽ hiểu được cần trì hoãn mong muốn và/hoặc tìm chiến lược phù hợp để có thể có được (mặc dù chỉ là tạm thời) món đồ đó. Nếu không làm được như vậy, trẻ ngoài việc không hiểu về những nguyên tắc sống thì còn chưa có khả năng hiểu cảm xúc của người khác, đây là một biểu hiện của EQ chưa cao.

Ngược lại, ở vị trí của những đứa trẻ bị tranh giành đồ chơi, trẻ có thể nhường món đồ cho bạn (có thể có trao đổi qua lại), hoặc đấu tranh để giữ bằng được món đồ của mình, nó cũng thể hiện quan điểm và cách sống, giá trị sống của trẻ.

amp;#34;Đứa trẻ bị cướp đồ chơi có nên dạy trẻ giật lạiamp;#34;, chuyên gia Việt mách cách cao tay bố mẹ dạy con đối phó - 6

Chuyên gia đã gặp trường hợp nào 2 đứa trẻ tranh giành đồ chơi? Phản ứng của trẻ và bố mẹ lúc đó như thế nào?

Tranh giành đồ chơi rất thường xuyên xảy ra ở khu vui chơi cho trẻ, tại lớp học hoặc tại nhà. Khi trẻ bắt gặp một món đồ mà trẻ thích thì sẽ lại gần, sờ vào món đồ, muốn mượn để chơi, ở một số bé quen được đáp ứng mọi thứ mà trẻ muốn ngay lập tức thì có thể sẽ giật món đồ đó để chơi.

Một số ba mẹ vì muốn chiều con nên sẽ thay lời con mà nói với bạn nhường cho con mình, thậm chí la mắng trẻ khác khi không nhường. Một số khác thì dắt con đi chỗ khác để con không còn muốn chơi món đồ đó nữa. 

Tôi đã chứng kiến cảnh một bé gái vì thích xe đẩy của bạn ở sân chơi, mà bố mẹ năn nỉ bạn không được nên đã dắt con đi chỗ khác, nhưng bé nhất định không đi và nằm lăn ra đất khóc lóc ăn vạ, bố mẹ vô cùng lúng túng mà không biết xử lý như thế nào với con. Sau đó, vì ngại mới mọi người, người bố đã bế sốc con lên, vỗ vào mông bé 2 cái rồi đưa đi. Rút cuộc thì nó lại trở thành một kết cục rất buồn.

amp;#34;Đứa trẻ bị cướp đồ chơi có nên dạy trẻ giật lạiamp;#34;, chuyên gia Việt mách cách cao tay bố mẹ dạy con đối phó - 7

Trong vấn đề này, khi nào thì bố mẹ nên dạy con biết nhường nhịn và khi nào thì dạy con biết từ chối, quyết liệt hơn để bảo vệ quyền lợi của mình? Chuyên gia có lời khuyên nào cho bố mẹ để giáo dục con cái đúng đắn khi rơi vào tình huống tranh giành đồ chơi với đứa trẻ khác?

Để tránh trường hợp con giành đồ chơi với người khác thì ba mẹ nên dạy con về chủ đề sở hữu. Dạy cho con biết tôn trọng sở hữu của người khác, đồng thời, dạy cho con biết về cảm xúc của người khác khi bị lấy đi mất món đồ yêu thích thì sẽ buồn như thế nào. Dạy con biết yêu thương mọi người, đồng cảm với họ.

Đồng thời cũng dạy trẻ cách trì hoãn sự ham muốn, kỹ năng đàm phán, thuyết phục để có thể “năn nỉ” hay “thương thuyết” để mượn/đổi đồ chơi với bạn. Để giúp con có thể thiết lập mối quan hệ với mọi người và sống hoà đồng thì cần biết chia sẻ và cho đi, biết nhường nhịn và hỗ trợ người khác.

Đồng thời, bố mẹ cũng sẽ dạy trẻ đâu là giới hạn của làm việc tốt, giúp đỡ mọi người, đâu là việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình để trẻ không bị lợi dụng, biết bảo vệ bản thân khỏi bị bắt nạt, bảo vệ cái tôi và món đồ sở hữu của mình.

Đùa trẻ con đến phát khóc rồi nói Chỉ trêu thôi mà, câu nói có thể phá huỷ một đứa trẻ
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui nhắc nhở người lớn hãy dừng ngay những trò trêu đùa trẻ quá trớn, nếu không sẽ để lại "vết sẹo" khó lành trong tâm...

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con