Bé sơ sinh sốc nhiệt tím tái vì đi trời nắng về gia đình cho con vào ngay phòng điều hoà

Kiều Trang - Ngày 27/05/2023 07:02 AM (GMT+7)

Sử dụng điều hoà không đúng cách là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh vào mùa hè, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp.

Mùa hè là mùa nóng nhất trong năm với nhiệt độ cao ngất ngưởng. Nhiều người lớn không "ngại" mùa hè vì cho rằng chỉ cần ở trong phòng điều hòa thì sẽ không cảm nhận được cái nóng bên ngoài. Nhưng đối với trẻ nhỏ thì khác, dù điều hòa có thể mang lại cho trẻ cảm giác mát mẻ, dễ chịu nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì có thể khiến bé dễ bị ốm. Bởi vì sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ nhỏ còn tương đối yếu, không thể chống chọi lại những nhân tố gây nguy hại đến sức khoẻ của bản thân.

Theo báo chí Trung Quốc đưa tin, vài ngày trước, bố mẹ đã đưa Huahua (tên giả) 2 tuổi đến công viên của khu dân cư chơi, mặc dù trời đã về chiều nhưng nhiệt độ vẫn rất cao. Sau khi chơi trong 1 giờ, đứa trẻ ướt đẫm mồ hôi. Lúc này ngay khi trở về nhà, bố mẹ liền cho con vào phòng điều hòa để hạ nhiệt, nhưng khi bật điều hòa được một lúc thì đứa trẻ có biểu hiện môi tím tái, ho liên tục khiến bố mẹ vô cùng hoảng sợ, vội vàng đưa đứa trẻ đến bệnh viện.

Khi Huahua đến bệnh viện, tình trạng của cô bé đã nghiêm trọng đến mức "báo động đỏ". Bác sĩ chẩn đoán Huahua bị viêm thanh quản cấp ở trẻ em, các bác sĩ ở cả 3 khoa Hồi sức tích cực, Tai mũi họng, Nhi phải lập tức cấp cứu tích cực mới khiến cho tình trạng của cô bé thuyên giảm.

Được biết, Huahua đã bị sổ mũi trước khi ra ngoài nhưng bố mẹ cô bé không để ý. Sau khi con chơi xong, bố mẹ cho con bật điều hòa mà không làm khô mồ hôi trên người trước, đồng thời lúc này nhiệt độ điều hòa trong phòng bật quá thấp nên đã khiến cho đứa trẻ đổ bệnh đột ngột.

Theo các bác sĩ Nhi, phù thanh quản cấp do viêm thanh quản cấp dễ gây tắc thanh môn, gây khó thở, có thể tử vong trong khoảng nửa giờ. Khi bắt đầu cấp tính viêm thanh quản ở trẻ em, ngoài sốt, ho, chảy nước mũi, khàn giọng và các triệu chứng khác, còn có "ba chỗ lõm" rõ ràng: đó là hố thượng đòn, hố trên xương ức và hõm liên sườn. Khi những triệu chứng này xuất hiện, bố mẹ hãy nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời trước khi quá muộn, khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Bé sơ sinh sốc nhiệt tím tái vì đi trời nắng về gia đình cho con vào ngay phòng điều hoà - 2

Những căn bệnh trẻ em dễ mắc phải khi dùng điều hoà sai cách

Bé sơ sinh sốc nhiệt tím tái vì đi trời nắng về gia đình cho con vào ngay phòng điều hoà - 3

Viêm thanh quản

Nhiều trường hợp khi bật điều hòa, bố mẹ sẽ đóng chặt cửa sổ, khiến không khí không được lưu thông, trong nhà sẽ sinh sôi một lượng lớn vi rút, vi khuẩn xâm nhập vào phế quản của trẻ, gây ra bệnh viêm họng, viêm thanh quản.

Ngoài ra, khi điều hoà được dùng không đúng cách có thể làm giảm độ ẩm trong không khí. Khi độ ẩm trong không khí quá thấp, màng nhầy trong niêm mạc họng và thanh quản của trẻ sẽ bị khô, dễ bị tổn thương và trở nên dễ bị nhiễm trùng.

Cảm lạnh

Vì nhiệt độ trong phòng điều hòa thực tế tương đối thấp, thuộc môi trường không khí lạnh, thời gian này các mao mạch của trẻ sẽ co lại, tuyến mồ hôi đóng, sức đề kháng của trẻ vốn đã yếu và khả năng điều hòa thân nhiệt tương đối kém, nên lúc này rất dễ bị cảm lạnh.

Trẻ nhỏ dễ bị ốm vặt nếu bố mẹ cho bé dùng điều hoà không đúng cách.

Trẻ nhỏ dễ bị ốm vặt nếu bố mẹ cho bé dùng điều hoà không đúng cách.

Phong thấp (Viêm khớp)

Một số bậc bố mẹ sẽ thấy khó tin khi nhìn thấy từ bệnh viêm khớp. Làm thế nào mà một đứa trẻ có thể bị bệnh này? Trên thực tế, điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong nhà có sự chênh lệch khá lớn, chẳng hạn như ngoài trời khoảng 40°C nhưng nhiệt độ trong nhà chỉ khoảng 20°C. 

Trong môi trường nhiệt độ giảm nhanh như vậy, cơ thể trẻ không kịp thích nghi, dễ dẫn đến phát sinh bệnh viêm khớp. Cụ thể là cơ thể sẽ dễ bị co bóp, làm giảm lưu thông máu và năng lượng, gây ra các triệu chứng như đau lưng, đau khớp, mỏi cơ, tê liệt và giảm sức đề kháng.

Hội chứng khô mắt

Nếu trẻ ở trong phòng điều hòa lâu và máy điều hoà thổi không khí trực tiếp vào mặt trẻ, độ ẩm trong mắt sẽ nhanh chóng bị bay hơi. Các triệu chứng khô mắt là kết quả của việc giảm sản xuất nước mắt trong một khoảng thời gian dài. 

Bên cạnh đó, khi trẻ nằm trong phòng có điều hoà, thường sẽ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và không khí tươi mát, dễ gây ra các vấn đề về mắt cho trẻ.

Xuất hiện bệnh hen suyễn, viêm phổi

Vào mùa hè, bụi tương đối nhiều, khi bật điều hòa sẽ có một ít bụi bẩn trong điều hòa, những bụi này sẽ bị luồng gió lạnh của điều hoà thổi ra không khí, lúc này trẻ em có thể dễ dàng hít chúng vào đường hô hấp, gây ra bệnh hen suyễn.

Bên cạnh đó, người lớn cũng đừng coi thường hơi lạnh do điều hòa thổi ra, hơi lạnh từ điều hòa có thể xâm nhập trực tiếp vào phổi qua da và tóc của cơ thể con người. Hơn nữa, nếu không vệ sinh điều hòa thường xuyên thì sẽ tạo nhiều cơ hội hơn để vi khuẩn, virus xâm nhập vào phổi, từ đó có thể dễ dàng gây ra các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm amidan, ho, viêm phổi...

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ cũng sẽ liên quan đến việc sử dụng điều hoà.

Các bệnh về đường hô hấp ở trẻ cũng sẽ liên quan đến việc sử dụng điều hoà.

Bé sơ sinh sốc nhiệt tím tái vì đi trời nắng về gia đình cho con vào ngay phòng điều hoà - 6

Chú ý 4 điểm khi sử dụng điều hoà cho trẻ vào mùa hè

Là một thiết bị gia dụng được sử dụng rất phổ biến hiện nay, có thể nói điều hòa tồn tại như một "phao cứu sinh” trong thời điểm những ngày mùa hè nóng bức này. Nhưng đối với những gia đình có trẻ nhỏ, để bảo vệ tốt sức khoẻ của trẻ thì người lớn chỉ cần chú ý hơn 4 điều sau khi sử dụng điều hòa.

Máy điều hòa có thể làm mát, nhưng không thích hợp để chạy trong thời gian dài

Mục đích ban đầu của nhiều người khi sử dụng điều hòa là để có thể giải nhiệt, nhất là khi thời tiết rất nóng, nhưng dù thời tiết có nóng đến đâu cũng không nên bật điều hòa trong thời gian dài. Bởi vì bật điều hòa lâu sẽ không chỉ khiến người lớn mà đặc biệt là trẻ nhỏ dễ mắc bệnh. Lúc này không khí sẽ tương đối khô, không được trong lành tự nhiên như không khí ngoài trời nên nó sẽ không có lợi cho sức khỏe của trẻ.

Hơn nữa, nếu chất lượng điều hòa không tốt, bật điều hòa trong thời gian dài sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng, như vậy thì hóa đơn tiền điện cũng sẽ khiến nhiều ông bố bà mẹ cảm thấy choáng ngợp.

Đó là lý do mà khi sử dụng điều hòa, bố mẹ cũng nên tắt mở vào những thời điểm phù hợp, ví dụ như buổi sáng và tối khi nhiệt độ xuống thấp, bố mẹ có thể tắt điều hòa và mở cửa sổ để thông gió cho căn phòng, giúp trẻ hít thở không khí tự nhiên càng nhiều sẽ càng tốt cho sức khoẻ của trẻ.

Dù thời tiết có nóng đến đâu cũng không nên điều chỉnh nhiệt độ quá thấp

Thời tiết mùa hè tương đối nóng, nhiều bố mẹ sẽ thích hạ thấp nhiệt độ trong nhà, lúc này chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời rất lớn. Nếu chênh lệch nhiệt độ giữa trong nhà và ngoài trời quá lớn, bé sẽ khó làm quen khi ra vào.

Trên thực tế, trẻ nhỏ vốn đã rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài, kiểu kích thích nóng lạnh này càng khiến trẻ khó chịu, dễ bị cảm lạnh và các bệnh khác...

Vì bảo vệ lợi ích của sức khoẻ trẻ nhỏ, dù có bật điều hòa trong nhà thì tốt nhất nhiệt độ trong nhà và ngoài trời không nên chênh lệch quá 10 độ, trong nhà nên giữ ở mức khoảng 26-28 độ là phù hợp nhất.

Nhiệt độ trong phòng điều hoà nên điều chỉnh phù hợp, không nên quá chênh lệch với bên ngoài.

Nhiệt độ trong phòng điều hoà nên điều chỉnh phù hợp, không nên quá chênh lệch với bên ngoài.

Không nên để điều hòa thổi thẳng vào người trẻ nhỏ

Nhiều người thích được thổi điều hòa trực tiếp vào người khi mới từ bên ngoài bước vào phòng, vì điều này có thể mang lại cảm giác mát lạnh, dễ chịu, nhất là khi đổ mồ hôi.

Đây thực chất là một thói quen rất xấu, nhiệt độ giảm đột ngột rất dễ khiến mạch máu co lại, từ đó ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất.

Người lớn càng không nên làm như vậy, huống chi là trẻ nhỏ thì lại càng không nên thổi trực tiếp điều hòa vào cơ thể, nhất là không thổi vào đầu, nếu không trẻ rất dễ bị cảm lạnh, ốm vặt... Vì vậy, cách tốt nhất là cần một tấm chắn gió điều hòa để ngăn gió lạnh thổi trực tiếp vào người bé.

Những ngày nắng nóng, nằm phòng điều hòa cũng nên giữ ấm cho trẻ

Bật điều hòa có thể khiến nhiệt độ trong phòng thấp hơn so với ngoài trời, vì vậy trong khi hạ nhiệt độ, để tránh trẻ nhỏ bị cảm lạnh, bố mẹ cũng nên giữ ấm cho bé đúng cách.

Trong đó bụng, lưng và đầu của trẻ là những bộ phận cần được chú ý, 3 bộ phận này nếu bị nhiễm lạnh sẽ dễ khiến trẻ bị bệnh, không có lợi cho sức khoẻ của trẻ.

Sức đề kháng của trẻ còn yếu, dù ở trong phòng máy lạnh nhưng bố mẹ cũng nên giữ ấm những bộ phận quan trọng.

Sức đề kháng của trẻ còn yếu, dù ở trong phòng máy lạnh nhưng bố mẹ cũng nên giữ ấm những bộ phận quan trọng.

Mùa hè nắng gắt, bác sĩ Nhi mách mẹ cách chống nắng cho trẻ để có làn da trắng trẻo
Cái nắng khắc nghiệt của mùa hè khiến làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương. Những cách chống nắng sau có thể giúp bảo vệ làn da của trẻ.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ