Không phải điểm số, đây mới là mới là "vũ khí thần kỳ" giúp trẻ nhanh chóng có cuộc sống thành công

Thi Thi - Ngày 09/11/2024 20:47 PM (GMT+7)

Việc nuôi dưỡng sự nhạy cảm của trẻ không đòi hỏi bất kỳ kỹ năng nào, điều quan trọng là đưa ra hướng dẫn thích hợp.

Mong ước của bố mẹ rất đơn giản, con lớn lên có cuộc sống hạnh phúc, thành công. Tuy nhiên, trong thời đại thay đồi nhanh chóng, trình độ học vấn ngày càng bị "mất giá", nếu muốn trẻ kiên cường hơn, cần phải nuôi dưỡng những phẩm chất quan trọng.

Trong đó sự nhạy cảm là sợi dây liên kết giữa trẻ và thế giới. Nếu không có nó, trẻ không nhận ra điều gì là thú vị, cảm động và sẽ dần dần trở thành một người ích kỷ và thờ ơ. 

Không phải điểm số, đây mới là mới là amp;#34;vũ khí thần kỳamp;#34; giúp trẻ nhanh chóng có cuộc sống thành công - 1

Không phải điểm số, đây mới là mới là amp;#34;vũ khí thần kỳamp;#34; giúp trẻ nhanh chóng có cuộc sống thành công - 2

3 biểu hiện đứa trẻ có nhận thức nhạy bén

Khả năng quan sát tinh tế

Một đứa trẻ với khả năng nhận thức nhạy bén có thể nhận biết nhiều thông tin khác nhau từ một sự vật (hoặc sự kiện) duy nhất.

Ví dụ, khi nhìn lên bầu trời xanh, trẻ không chỉ nhìn thấy bầu trời xanh, mà có cả mây trắng và ánh nắng, nghe thấy tiếng ve kêu trong buổi chiều hè và nghĩ đến vùng biển bao la dưới bầu trời, và cảm giác sảng khoái dưới bầu trời xanh.

Khả năng đồng cảm mạnh mẽ này giúp trẻ phát triển tầm nhìn rộng. Trẻ có thể nhìn mọi thứ từ nhiều chiều và nhanh chóng nhìn thấu bản chất của sự vật.

Nó giống như việc đi trong mê cung. Những đứa trẻ bình thường dễ va vào tường trước khi nhận ra rằng mình đang đi sai đường. Tuy nhiên, những đứa trẻ có nhận thức nhạy cảm sẽ nhìn thấy toàn bộ từ trên xuống dưới và có trực giác về điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. 

Không định kiến ​​và dễ dàng chấp nhận cái mới

Đứa trẻ cảm xúc mạnh mẽ có quan điểm đa chiều, trí tưởng tượng phong phú và sẽ không dễ bị ràng buộc bởi những ý tưởng cố định.

Sự linh hoạt trong tư duy, nhạy bén nhận thức cho phép trẻ chủ động tiếp thu những ý tưởng mới, điều mới trong thời gian ngắn, đồng thời ngay lập tức tham gia tìm tòi, hình thành khả năng tự nhận thức.

Giỏi khám phá những hạnh phúc nhỏ

Hệ thống thần kinh rất nhạy cảm cho phép trẻ xử lý thông tin sâu sắc và tinh tế hơn. Vì vậy, trẻ có thể tìm thấy nhiều niềm vui nhỏ hơn trong cuộc sống, cảm nhận được niềm hạnh phúc lớn hơn từ những điều bình dị.

Giỏi khám phá những hạnh phúc nhỏ.

Giỏi khám phá những hạnh phúc nhỏ.

Khi ngửi thấy mùi thơm của hoa, không chỉ cảm thấy hương hoa sảng khoái mà còn cảm nhận được sự phù du và hy vọng từ vẻ đẹp này, từ đó tạo nên một khung cảnh thời gian tĩnh lặng, mùa xuân và khung cảnh tươi sáng trong tâm trí.

Nói tóm lại, sự nhạy cảm nhạy bén cho phép trẻ tiếp nhận những thông tin thú vị hơn, đắm mình sâu sắc vào đó và khiến cuộc sống tràn đầy hạnh phúc .

Đồng thời, góc nhìn rộng khiến trẻ sẵn sàng nhận thấy mặt tích cực của sự việc, nên dù cuộc sống có khó khăn, trẻ cũng sẽ biết cách vượt qua.

Không phải điểm số, đây mới là mới là amp;#34;vũ khí thần kỳamp;#34; giúp trẻ nhanh chóng có cuộc sống thành công - 4

Vậy làm thế nào giúp trẻ phát triển sự nhạy cảm giác quan đúng hướng?

Sự nhạy cảm của trẻ có thể được chia thành các đặc điểm bẩm sinh và ảnh hưởng từ môi trường sống. Trong đó, thông qua việc rèn luyện có chủ đích, sự nhạy cảm ngày càng trở nên mạnh mẽ và tích cực hơn.

Kết nối với thiên nhiên

Nhà giáo dục mầm non Montessori đã nói: “Không có gì đến từ trí tuệ mà không đến từ giác quan”.

Trẻ nhận thức thế giới bên ngoài thông qua bộ não và dần dần bắt đầu hiểu được bản thân. Làn da mềm mại ấm áp của mẹ, khuôn ngực rộng của bố, hương hoa ngoài vườn, gió, nắng, lá và mùi đất thay đổi theo mùa...

Trước 6 tuổi, bộ não của trẻ giống như một cỗ máy chuyển động không ngừng, chạy hết tốc lực mỗi ngày và chuyển hóa thông tin đầu vào vào não từ năm giác quan thành kiến ​​thức, trí nhớ và tiềm thức.

Kết nối với thiên nhiên.

Kết nối với thiên nhiên.

Vì vậy, việc nuôi dưỡng sự nhạy cảm của trẻ không đòi hỏi bất kỳ kỹ năng nào. Chỉ cần để trẻ kết nối nhiều hơn với thiên nhiên và đưa ra hướng dẫn khi thích hợp.

Ví dụ, nếu trẻ nhặt một chiếc lá vừa rơi xuống đất, hãy dừng lại và quan sát cùng quan sát đàn kiến ​​đang di chuyển, hãy cùng nhau suy nghĩ và tìm ra câu trả lời.

Khi trẻ có thể bình tĩnh quan sát, suy nghĩ, khám phá mọi thứ mà mình hứng thú, trẻ sẽ dần nhìn thấy được những điều mà người khác không thấy, nghĩ được những điều người khác không nghĩ tới, phát triển tư duy linh hoạt.

Đồng cảm hơn trong các cuộc trò chuyện

Khi trẻ đi học mẫu giáo về, theo phản xạ tự nhiên bố mẹ thường hỏi: “Hôm nay con đi học có vui không? Con có nghe lời cô giáo không?”

Tan làm về thấy con đang ngồi chơi dưới sàn “Con làm xong bài tập chưa?”.

Khi một ý tưởng (ý thức) xuất hiện trong đầu, cần được thể hiện (bao gồm nói, viết, vẽ và các phương pháp xuất ra khác) trước khi bộ não có thể thực hiện tính toán và trình bày dưới dạng trực quan.

Ví dụ, nếu trẻ nói với rằng cây hoa giấy trước trường đang nở hoa và trong khi trẻ đang thể hiện điều này, não của trẻ phải huy động các thông tin liên quan để tái hiện lại cảnh trẻ nhìn thấy cây hoa giấy nở hoa.

Đồng cảm hơn trong các cuộc trò chuyện.

Đồng cảm hơn trong các cuộc trò chuyện.

Nếu trẻ bị phớt lờ, phàn nàn mỗi khi bày tỏ ý tưởng của mình, trẻ sẽ mất đi ham muốn thể hiện, các mạch thần kinh liên quan đến sự sáng tạo cũng sẽ ngừng hoạt động.

Vì vậy, khi nói chuyện với trẻ, bố mẹ nên cảm thông hơn, để trẻ nói về những điều quan trọng một cách hồn nhiên và bày tỏ những nhận định, quan điểm về mọi việc một cách thoải mái.

Khi trẻ khám phá những điều mới, nảy ra những ý tưởng mới, gặp phải những điều thú vị hay tức giận, có thể chia sẻ với bố mẹ mà không ngần ngại, khi đó trái tim sẽ tự do và tràn đầy tin tưởng.

Không phải điểm số, đây mới là mới là amp;#34;vũ khí thần kỳamp;#34; giúp trẻ nhanh chóng có cuộc sống thành công - 7

Bố mẹ cùng con làm 4 điều nhỏ nhưng mang đến niềm vui lớn, trí thông minh phát triển nhanh
Có 4 cách kích thích trí tò mò, hệ thống khoái cảm của não, giúp trẻ phát triển tinh thần lành mạnh.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi