Trẻ nói "Điểm con thấp hơn bạn, con học dốt", chuyên gia gợi ý cách mẹ phản ứng đúng, tạo thêm động lực cho con

Thi Thi - Ngày 08/11/2024 14:52 PM (GMT+7)

Bố mẹ nên dạy con cách đối mặt với cảm xúc thất bại, đặc biệt là khi nhận thấy bản thân thua kém bạn bè.

Trong hành trình trưởng thành, trẻ không thể tránh khỏi đôi lúc cảm thấy thất bại và thua kém bạn bè. Những tình huống này có thể xảy ra trong học tập, thể thao hoặc các hoạt động xã hội, và hường là những trải nghiệm khó khăn nhưng cũng rất cần thiết để trẻ học hỏi và phát triển.

Cảm giác này cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như khi trẻ không đạt được điểm số mong muốn trong lớp học, không thể vượt qua một bài kiểm tra, hoặc không được chọn vào đội bóng mà trẻ yêu thích. Những trải nghiệm này có thể gây ra sự tự ti và cảm giác cô đơn, khiến trẻ cảm thấy mình không đủ tốt so với bạn bè.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vì vậy, việc bố mẹ dạy con cách đối mặt với những cảm xúc này là một phần quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ. Trẻ cần được trang bị kỹ năng để nhận diện và quản lý cảm xúc, từ đó có thể biến những cảm xúc tiêu cực thành động lực để phấn đấu hơn.

Thực tế, ai cũng có thể cảm thấy buồn bã, thất vọng hoặc ghen tị, và việc thừa nhận những cảm xúc này là bước đầu tiên để vượt qua. Khi trẻ nhận ra rằng cảm xúc của mình là tự nhiên và hợp lý,  sẽ dễ dàng hơn trong việc mở lòng chia sẻ với cha mẹ hoặc người thân về những gì đang diễn ra trong tâm trí mình.

Thất bại không phải là dấu chấm hết mà là một cơ hội để học hỏi và phát triển. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc học một môn nào đó hoặc không đạt được thành tích mong muốn, hãy khuyến khích trẻ xem xét nguyên nhân của sự thất bại và tìm cách cải thiện. Về vấn đề này, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng chi có những phân tích sâu sắc, cũng như gợi ý phương pháp cụ thể giúp trẻ vượt qua.

Trẻ nói amp;#34;Điểm con thấp hơn bạn, con học dốtamp;#34;, chuyên gia gợi ý cách mẹ phản ứng đúng, tạo thêm động lực cho con - 2

Trẻ nói amp;#34;Điểm con thấp hơn bạn, con học dốtamp;#34;, chuyên gia gợi ý cách mẹ phản ứng đúng, tạo thêm động lực cho con - 3

Trong bối cảnh phát triển tâm lý, cảm giác thất bại, thua kém bạn cùng lớp có thể ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của trẻ như thế nào? 

Trong bối cảnh phát triển tâm lý, cảm giác thất bại hoặc thua kém bạn cùng lớp có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nhân cách của trẻ, đặc biệt khi các trải nghiệm này xảy ra thường xuyên hoặc không được hỗ trợ đúng cách. Những ảnh hưởng của cảm giác thất bại như: tự ti và giảm lòng tự trọng và khả năng đương đầu với thách thức.  Khi trẻ liên tục cảm thấy mình kém cỏi so với bạn bè, các con có thể hình thành cảm giác tự ti và giảm lòng tự trọng.

Trẻ dễ bị tác động tiêu cực và cảm thấy không đủ tốt, không xứng đáng, hoặc thiếu khả năng. Lòng tự trọng thấp có thể khiến trẻ tự giới hạn bản thân, né tránh thử thách mới và thu mình trong những hoạt động có ít khả năng thất bại. Để đối phó với cảm giác thua kém, trẻ có thể phát triển các cơ chế phòng vệ như đổ lỗi cho người khác, né tránh, hoặc từ chối tham gia các hoạt động đòi hỏi sự cạnh tranh.

Các cơ chế này giúp trẻ tránh cảm giác thất bại ngay lập tức nhưng lại ngăn cản các em học hỏi từ khó khăn và phát triển năng lực vượt qua thử thách. Khi trưởng thành, những cá nhân này có thể gặp khó khăn khi đối mặt với thử thách, thiếu tự tin vào khả năng của bản thân và có xu hướng từ bỏ khi gặp trở ngại.

Ngoài ra, cảm giác thất bại có thể khiến trẻ phát triển các cơ chế phòng vệ không lành mạnh, sợ hãi thất bại và giảm động lực học tập hay hình thành thái độ tiêu cực với học tập và các mối quan hệ xã hội. Những đứa trẻ sợ thất bại thường tránh né các hoạt động mà chúng cho rằng mình sẽ không làm tốt, dẫn đến việc hạn chế phát triển kỹ năng và trải nghiệm cần thiết. Tâm lý sợ hãi này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, ảnh hưởng đến sự nghiệp và khả năng tự phát triển.  

Thêm vào đó, khi không đạt thành tích tốt trong học tập, trẻ có thể cho rằng mình “không hợp” hoặc “không giỏi” trong học tập, dẫn đến sự chán nản và thiếu hứng thú. Đồng thời, trẻ có thể phát triển thái độ tiêu cực với bạn bè và người khác, cảm thấy ghen tị hoặc không tin tưởng, điều này có thể làm suy yếu các mối quan hệ xã hội.

Lâu dài hơn, cảm giác thất bại và thua kém bạn cùng lớp còn khiến trẻ định hình nhân cách với khuynh hướng phòng thủ hoặc phụ thuộc. Trẻ gặp khó khăn trong việc chấp nhận thất bại có thể trở nên phòng thủ và dễ bị tổn thương, luôn phải tìm kiếm sự khẳng định từ người khác để cảm thấy đủ tốt. Trong khi đó, một số trẻ có thể phát triển tính cách phụ thuộc vào sự công nhận từ người khác, dẫn đến việc thiếu sự độc lập trong suy nghĩ và hành động.

Trẻ nói amp;#34;Điểm con thấp hơn bạn, con học dốtamp;#34;, chuyên gia gợi ý cách mẹ phản ứng đúng, tạo thêm động lực cho con - 4

Có những yếu tố nào trong gia đình hoặc môi trường học tập làm gia tăng cảm giác kém cỏi ở trẻ, và cách nào để giảm thiểu những yếu tố đó? 

Có nhiều yếu tố trong gia đình và môi trường học tập có thể làm gia tăng cảm giác kém cỏi ở trẻ. Một số yếu tố có thể kể đến như: Phụ huynh hoặc giáo viên thường xuyên so sánh trẻ với bạn bè hoặc anh chị em, trẻ dễ cảm thấy mình kém cỏi, nhất là khi sự so sánh này khiến trẻ cảm thấy không đủ tốt.

Hay việc cha mẹ và giáo viên có kỳ vọng cao đôi khi vô tình tạo ra áp lực cho trẻ. Khi trẻ không đạt được kỳ vọng, chúng có thể cảm thấy thất vọng và kém cỏi. Hoặc việc trẻ không nhận được sự khen ngợi hay công nhận cho những nỗ lực và thành tựu của mình, trẻ có thể cảm thấy mình không xứng đáng hoặc không giỏi giang.

Môi trường học tập có tính cạnh tranh cao cũng là yếu tố khiến trẻ dễ cảm thấy áp lực khi không đạt được thành tích bằng bạn bè. Cảm giác này dễ dẫn đến tự ti và áp lực phải luôn đứng đầu. Một số cha mẹ và thầy cô giáo cũng thường xuyên bị phê bình khi trẻ làm sai mà không có bất kỳ sự hướng dẫn cụ thể nào cho các con thì có thể dẫn đến cảm giác vô dụng hoặc không thể cải thiện ở trẻ.

Ngoài ra, việc trẻ gặp khó khăn trong học tập hoặc cảm xúc nhưng không nhận được sự hỗ trợ kịp thời cũng dễ dẫn đến cảm giác lạc lõng và kém cỏi. Sự thiếu hụt này có thể đến từ việc cha mẹ không hiểu được tình trạng của trẻ hoặc giáo viên không phát hiện sớm các vấn đề. Thêm một yếu tố nữa có thể kể đến ở đây là việc trẻ không có người lớn để học hỏi cách vượt qua khó khăn, tự tin vào bản thân, hoặc thiếu hình mẫu tích cực để noi theo cũng có thể hình thành cảm giác kém cỏi ở trẻ.

Để giảm thiểu những tác động tiêu cực của các yếu tố này thì cha mẹ và thầy cô giáo nên thực hiện một số lưu ý như sau:

- Thay vì so sánh, cha mẹ và giáo viên nên nhấn mạnh sự tiến bộ cá nhân của trẻ, tập trung khen ngợi những nỗ lực và kỹ năng đặc biệt của trẻ. Điều này giúp trẻ tự tin vào bản thân và giảm cảm giác tự ti.

- Xác định mục tiêu thực tế, phù hợp với khả năng của từng trẻ và khuyến khích quá trình học hỏi thay vì chỉ nhấn mạnh kết quả. Hãy nhấn mạnh rằng mỗi người có tiến độ và cách học khác nhau, giúp trẻ cảm thấy được chấp nhận và khích lệ trong khả năng của mình.

- Nên khen ngợi các thành tích và nỗ lực của trẻ, ngay cả khi đó chỉ là tiến bộ nhỏ. Điều này giúp trẻ cảm thấy được đánh giá cao và tự tin hơn vào khả năng của mình.

- Tạo ra môi trường học tập thân thiện, nơi trẻ được khuyến khích học hỏi theo tốc độ và khả năng riêng của mình. Thay vì cạnh tranh, giáo viên nên tạo cơ hội để trẻ hợp tác và giúp đỡ nhau, từ đó giảm bớt sự áp lực từ việc so sánh thành tích.

- Thay vì chỉ trích lỗi sai của trẻ, phụ huynh và giáo viên nên đưa ra những phản hồi mang tính xây dựng, nhấn mạnh vào việc làm thế nào để cải thiện và khuyến khích nỗ lực của trẻ. Cách tiếp cận tích cực này giúp trẻ hiểu rằng sai lầm là một phần của quá trình học hỏi.

- Cha mẹ và giáo viên nên lắng nghe và tạo điều kiện cho trẻ chia sẻ các vấn đề khó khăn. Hỗ trợ tâm lý kịp thời, đồng thời cung cấp các kỹ năng quản lý cảm xúc cho trẻ giúp các em vượt qua trở ngại và cảm thấy được quan tâm.

- Cha mẹ và giáo viên cần làm gương về cách đối mặt với khó khăn và thể hiện sự kiên nhẫn. Hãy chia sẻ với trẻ về những khó khăn mà chính mình từng trải qua và cách vượt qua để trẻ có thể hiểu rằng thất bại là một phần tự nhiên và có thể vượt qua.

 - Tạo điều kiện để trẻ phát triển nhiều mặt, bao gồm cả thể thao, nghệ thuật, và kỹ năng xã hội. Việc khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động khác nhau không chỉ giúp các em tự tin mà còn giúp phát triển toàn diện.

Tóm lại, việc giảm thiểu cảm giác kém cỏi ở trẻ cần sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Khi trẻ được sống trong môi trường khuyến khích, nhận được sự công nhận và hỗ trợ đúng lúc, trẻ có khả năng phát triển nhân cách tự tin, mạnh mẽ và tích cực hơn. Hãy tập trung vào sự tiến bộ và phát triển của trẻ thay vì chỉ vào kết quả cuối cùng, giúp trẻ hiểu rằng thất bại là một phần của quá trình trưởng thành và học hỏi.

Trẻ nói amp;#34;Điểm con thấp hơn bạn, con học dốtamp;#34;, chuyên gia gợi ý cách mẹ phản ứng đúng, tạo thêm động lực cho con - 5

Trường hợp, trẻ không tự tin, bị áp lực từ bạn bè "Điểm con thấp hơn bạn, không muốn đi học nữa" bố mẹ nên phản ứng và hỗ trợ thế nào? 

Khi trẻ cảm thấy tự ti và áp lực bởi việc so sánh với bạn bè, điều quan trọng là bố mẹ cần có phản ứng nhạy cảm, hỗ trợ và khích lệ đúng cách để giúp trẻ lấy lại tự tin và yêu thích việc học. Một số cách mà bố mẹ nên thực hiện để hỗ trợ tích cực cho con:

- Bố mẹ nên dành thời gian lắng nghe trẻ chia sẻ những cảm xúc, lo lắng và trải nghiệm của mình. Đừng vội bác bỏ cảm xúc của trẻ hoặc cố gắng thay đổi suy nghĩ của trẻ ngay lập tức. Hãy cho trẻ thấy rằng bố mẹ hiểu cảm giác khó chịu và thất vọng của con. 

- Bố mẹ khuyến khích trẻ tập trung vào những điểm mạnh của bản thân thay vì chỉ tập trung vào so sánh với bạn bè. Cùng trẻ liệt kê những thành tích hoặc kỹ năng mà trẻ làm tốt, dù nhỏ. 

- Bố mẹ có thể chia sẻ rằng mỗi người học hỏi theo một tốc độ khác nhau và rằng điều quan trọng nhất là sự tiến bộ của con so với chính mình, chứ không phải với người khác. Giải thích rằng thất bại chỉ là một phần của quá trình học tập và phát triển. 

- Thay vì đặt mục tiêu quá cao khiến trẻ cảm thấy quá sức, bố mẹ nên giúp con đặt ra những mục tiêu nhỏ, dễ đạt để trẻ cảm nhận sự tiến bộ dần dần. Chia nhỏ các nhiệm vụ học tập và đưa ra các bước đơn giản để trẻ có thể thực hiện. 

- Tránh so sánh trẻ với anh chị em hoặc các bạn khác trong mọi hoàn cảnh. Thay vào đó, hãy tập trung vào sự tiến bộ của trẻ và ghi nhận nỗ lực của con. Đừng nhắc đến việc trẻ “thua bạn” hay “phải cố gắng để giỏi như ai đó”. 

- Tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động hoặc sở thích mà trẻ yêu thích để trẻ có thể tự tin và tìm thấy niềm vui ngoài việc học. Điều này giúp trẻ thấy giá trị của bản thân và giảm bớt áp lực từ việc học. 

- Bố mẹ nên dạy trẻ rằng thất bại là điều bình thường và là một phần của quá trình trưởng thành. Đồng thời, bố mẹ cũng chia sẻ những trải nghiệm của chính bố mẹ về thất bại và cách mà mình đã vượt qua để giúp trẻ hiểu rằng ai cũng từng gặp khó khăn cũng như có hình mẫu để noi theo. 

- Trong trường hợp trẻ gặp khó khăn với môn học cụ thể, hãy dành thời gian cùng học và hỗ trợ trẻ. Khi có bố mẹ đồng hành, trẻ sẽ cảm thấy an tâm và có động lực hơn để học hỏi. 

- Nếu cảm giác tự ti và áp lực của trẻ trở nên quá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý hoặc học tập, bố mẹ nên cân nhắc việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý hoặc giáo viên. 

Tóm lại, cảm giác tự ti và áp lực từ bạn bè là vấn đề mà nhiều trẻ gặp phải, và với sự hỗ trợ đúng cách từ bố mẹ, trẻ có thể vượt qua và lấy lại sự tự tin. Điều quan trọng là bố mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe, đồng hành, và khuyến khích trẻ học hỏi và phát triển theo cách riêng của mình mà không bị so sánh.

Trẻ nói amp;#34;Điểm con thấp hơn bạn, con học dốtamp;#34;, chuyên gia gợi ý cách mẹ phản ứng đúng, tạo thêm động lực cho con - 6

Theo chuyên gia, làm thế nào để trẻ có thể phát triển khả năng tự đánh giá một cách tích cực mà không rơi vào bẫy so sánh với bạn bè?

Khả năng tự đánh giá của trẻ bị ảnh hưởng bởi những đánh giá, nhận xét và tương tác của cha mẹ, thầy cô, bạn bè và những người xung quanh rất nhiều.

Để giúp trẻ phát triển khả năng tự đánh giá tích cực mà không rơi vào bẫy so sánh với bạn bè, bố mẹ và giáo viên cần hỗ trợ trẻ hình thành tư duy phản biện và khuyến khích trẻ tập trung vào sự phát triển cá nhân. Những cách thức được trình bày ở trên cũng là cách hỗ trợ trẻ có được khả năng đánh giá tích cực về chính mình.

Ngoài ra, bố mẹ có thể áp dụng thêm một vài cách khác nữa để giúp con hình thành khả năng tự đánh giá tích cực như:

- Hướng dẫn trẻ đặt các mục tiêu nhỏ, thực tế và phù hợp với khả năng của mình. Thay vì cố gắng đạt được những gì bạn bè có, trẻ nên tập trung vào việc hoàn thành các mục tiêu riêng và theo dõi sự tiến bộ của chính mình.

- Khuyến khích trẻ ghi lại các thành tích nhỏ hoặc những điều mà trẻ cảm thấy tự hào trong quá trình học tập và phát triển cá nhân, có thể là việc hiểu thêm một bài học, hoàn thành một bài tập khó, hoặc giúp đỡ bạn bè.

- Hướng dẫn trẻ cách tự đánh giá bằng cách đặt câu hỏi cho bản thân, chẳng hạn như “Hôm nay mình đã làm gì tốt?” hoặc “Mình có thể làm gì để cải thiện hơn lần sau?” Từ đó, trẻ có thể nhận thức về thành tựu cá nhân mà không cần phải so sánh với người khác.

- Dạy trẻ rằng mỗi người đều có điểm mạnh và phong cách học tập khác nhau, và không ai hoàn toàn giống ai. Điều này giúp trẻ hiểu rằng không cần thiết phải đạt được những gì người khác đạt, mà chỉ cần phát huy tốt những gì mình có.

- Tạo thói quen cho trẻ tự nhận xét tích cực về mình, ví dụ như “Mình đã học giỏi hơn trong môn toán” hoặc “Mình đã cố gắng hết sức trong bài kiểm tra này.” Điều này giúp trẻ tập trung vào những điều tốt đẹp mà mình đạt được mà không so sánh với người khác.

- Tạo cơ hội cho trẻ làm việc theo nhóm để trẻ thấy rằng mọi người đều đóng góp theo khả năng riêng. Điều này giúp trẻ học cách đánh giá bản thân dựa trên sự đóng góp của mình thay vì so sánh với bạn.

Tóm lại, để giúp trẻ phát triển khả năng tự đánh giá tích cực, điều quan trọng là bố mẹ và giáo viên cần tạo ra một môi trường khuyến khích và không có sự so sánh. Tập trung vào việc xây dựng nhận thức cá nhân và giúp trẻ cảm thấy tự tin vào khả năng của mình sẽ giúp trẻ học được cách tự đánh giá dựa trên những gì bản thân đạt được, thay vì liên tục so sánh với bạn bè.

Trẻ nói amp;#34;Điểm con thấp hơn bạn, con học dốtamp;#34;, chuyên gia gợi ý cách mẹ phản ứng đúng, tạo thêm động lực cho con - 7

Chuyên gia tâm lý: Điều tạo nên tương lai thành công của đứa trẻ, không phải bố mẹ giàu có hay IQ cao mà là 4 điều này
Bố mẹ yêu thương con đúng cách là tạo ra nền tảng vững chắc về tính tự lập, kỷ luật tự giác, trách nhiệm cao...

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia