Trẻ khi lớn lên không còn gần gũi với bố mẹ, phần lớn đều được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình này

Kiều Trang - Ngày 30/10/2023 19:07 PM (GMT+7)

Thực tế chứng minh, đứa trẻ được nuôi dạy trong 3 kiểu gia đình này, sau khi lớn sẽ ngày càng xa cách bố mẹ.

Tình yêu và sự quan tâm của bố mẹ dành cho con cái mang đến giá trị lớn lao, không có bất kỳ thứ gì trên đời có thể đặt lên bàn cân để so sánh. Mỗi ông bố bà mẹ sẽ có cách thể hiện yêu thương, quan điểm nuôi dạy con cái theo cách riêng của mình. Điều này có thể phụ thuộc vào nhận thức và tình hình của từng gia đình. Tuy nhiên, là bố mẹ thì ai cũng đều mong muốn đem đến cho con những điều tốt đẹp nhất. 

Có một sự thật mà nhiều bậc phụ huynh nên chấp nhận rằng, khi con dần lớn lên, một số trẻ có xu hướng muốn tách rời khỏi bố mẹ, không muốn ở bên bố mẹ chút nào, cảm thấy không thoải mái khi sống cùng bố mẹ. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái càng ngày càng xa cách. 

Sự rạn nứt này không phải tự nhiên sinh ra, mà đằng sau luôn tồn tại một số nguyên nhân, tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng biết. Theo các chuyên gia, bác sĩ tâm lý, nhiều đứa trẻ khi trưởng thành không còn gần gũi với bố mẹ nữa, phần lớn đều được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình này, bố mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Trẻ khi lớn lên không còn gần gũi với bố mẹ, phần lớn đều được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình này - 2

Trẻ khi lớn lên không còn gần gũi với bố mẹ, phần lớn đều được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình này - 3

Bố mẹ quá nghiêm khắc và độc đoán

Nhiều bậc bố mẹ tin rằng, việc dạy con bằng sự nghiêm khắc sẽ khiến con trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và vâng lời. Trong một giới hạn phù hợp thì quan điểm giáo dục này là cần thiết. Tuy nhiên, nếu trẻ trưởng thành trong một môi trường gia đình mà bố mẹ áp dụng phương pháp nuôi dạy một cách quá nghiêm khắc và độc đoán, thì sẽ không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của con.

Điều này có thể tạo ra một không gian gia đình ngột ngạt và căng thẳng cho trẻ. Bởi bố mẹ quá nghiêm khắc và độc đoán thường có xu hướng kiểm soát và giới hạn quyền tự do của con cái, không cho phép trẻ tự do thể hiện bản thân và phát triển theo ý muốn riêng.

Trong môi trường này, bố mẹ sẽ áp đặt những quy tắc và quyền lực của bản thân, mà không để trẻ có cơ hội tự mình học từ những sai lầm và trải nghiệm cá nhân. Bố mẹ có thể can thiệp quá mức vào cuộc sống của con cái, quyết định thay cho trẻ trong các vấn đề quan trọng như lựa chọn nghề nghiệp, quan hệ tình cảm và cuộc sống hàng ngày. Điều này làm cho trẻ cảm thấy không tự do, và thiếu sự tôn trọng trong quá trình xây dựng cái tôi riêng.

Bố mẹ quá nghiêm khắc, độc đoán sẽ khiến con cảm thấy ngột ngạt, áp lực.

Bố mẹ quá nghiêm khắc, độc đoán sẽ khiến con cảm thấy ngột ngạt, áp lực.

Môi trường gia đình quá nghiêm khắc có thể gây ra căng thẳng, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý, tính cách và tình cảm của trẻ. Trẻ có thể trở nên cảm thấy bị áp lực, và không hạnh phúc trong chính ngôi nhà của mình. Từ đó, ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình, gây khó khăn trong việc giao tiếp và tạo sự gắn kết giữa bố mẹ và con cái.

Vậy nên, để có thể giáo dục con hiệu quả, lại vừa thắt chặt được "sợi dây" tình cảm gia đình, bố mẹ cần phải tìm cách tạo ra sự cân bằng và linh hoạt trong quá trình nuôi dạy con. Trong đó, việc dành thời gian để lắng nghe và tôn trọng quyền lựa chọn, cũng như cảm xúc của trẻ là điều bố mẹ tuyệt đối đừng phớt lờ. Sự tương tác và giao tiếp yêu thương, đồng cảm là yếu tố quan trọng để xây dựng một môi trường gia đình tích cực, và hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Trẻ khi lớn lên không còn gần gũi với bố mẹ, phần lớn đều được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình này - 5

Bố mẹ không dành nhiều thời gian bên con

Nếu bố mẹ dành quá ít thời gian để chăm sóc con cái khi còn nhỏ, và để người khác như ông bà, người giữ trẻ đảm nhận thay, điều đó có thể làm mất đi cơ hội để xây dựng một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa bố mẹ và con cái. Trẻ sẽ dần hình thành cảm giác thiếu an toàn, và không tin tưởng vào bố mẹ.

Từ khi chào đời, một cách tự nhiên thì bố mẹ và con cái luôn có một sự gắn kết kỳ diệu. Tuy nhiên, theo thời gian, khi bố mẹ thường xuyên vắng mặt trong quá trình lớn lên của trẻ, và không trực tiếp chăm sóc con một cách đầy đủ, đặc biệt là ở thời thơ ấu thì khi trưởng thành, con cái có thể không cảm thấy gần gũi với bố mẹ. Từ đó, trẻ sẽ không thoải mái để chia sẻ mọi vấn đề của bản thân, ngược lại còn có thể tỏ ra xa cách.

Trẻ thường có sự gắn bó mạnh mẽ với những người trực tiếp đồng hành trên hành trình khôn lớn.

Trẻ thường có sự gắn bó mạnh mẽ với những người trực tiếp đồng hành trên hành trình khôn lớn.

Một trường hợp khác là khi trong gia đình có hai người con, và mỗi đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi một người khác nhau như bố mẹ hoặc ông bà, sự khác biệt trong mối quan hệ giữa hai đứa trẻ đối với bố mẹ là rất rõ rệt sau khi lớn. Đó là lý do mà dù có bận "trăm công ngàn việc", nhưng nếu bố mẹ cố gắng sắp xếp để đồng hành và tạo ra một tuổi thơ ấm áp cùng con, tình yêu thương của bố mẹ là không thể thay thế bởi bất kỳ ai khác.

Trẻ khi lớn lên không còn gần gũi với bố mẹ, phần lớn đều được nuôi dạy từ 3 kiểu gia đình này - 7

Bố mẹ hay phàn nàn, than vãn trước mặt con

Thói quen phàn nàn và than vãn của bố mẹ trước mặt con cái có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ gia đình. Khi bố mẹ liên tục phàn nàn và than vãn về trẻ, con cái có thể cảm thấy mất đi sự gần gũi và tin tưởng vào bố mẹ.

Điều này có thể dẫn đến sự xa cách, và khó khăn trong việc trẻ thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ và tình cảm với bố mẹ khi trưởng thành. Bởi vì không nhận được lòng tin từ bố mẹ, mà lúc nào cũng chỉ nghe những lời than vãn, chẳng hạn như "bố mẹ vất vả nuôi con mà con khiến bố mẹ thất vọng", "vì con nên bố mẹ ngày càng già hơn",... đã khiến cho trẻ cảm thấy bản thân là một gánh nặng, do mình mà bố mẹ mới không vui và hình thành cảm xúc tiêu cực.

Vậy nên, trẻ có thể trở nên nhạy cảm và cảnh giác hơn, tránh xa những tình huống làm cho bố mẹ phiền lòng. Ngay cả khi bản thân gặp vấn đề khó giải quyết, cần đến những lời khuyên hay sự hướng dẫn của bố mẹ thì trẻ cũng sẽ chọn cách im lặng, chịu đựng một mình và ngày càng sống khép kín hơn.

Bởi trong tư tưởng của trẻ lúc này, bất kể chuyện gì xảy ra cũng phải giữ lại trong lòng, thay vì bày tỏ sẽ khiến cho bố mẹ bị lan toả năng lượng tiêu cực, dẫn đến những lời than phiền, phàn nàn. 

Con cái sẽ ngày càng xa cách bố mẹ khi cảm thấy bản thân là một gánh nặng.

Con cái sẽ ngày càng xa cách bố mẹ khi cảm thấy bản thân là một gánh nặng. 

Để tránh tình huống này xảy ra khiến con cái càng lớn càng xa cách, các ông bố bà mẹ cần nhận thức về những ảnh hưởng của thói quen phàn nàn và than vãn lên con cái.

Thay vào đó, bố mẹ nên tìm cách xây dựng một môi trường gia đình tích cực, và khuyến khích sự trò chuyện, chia sẻ cảm xúc một cách cởi mở với con, đồng thời tập trung vào việc thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm dành cho trẻ.

Bằng cách tạo ra một môi trường gia đình hỗ trợ và lắng nghe, bố mẹ có thể thiết lập một mối quan hệ gần gũi, gắn kết mạnh mẽ và đáng tin cậy với các con, ngay cả khi đứa trẻ trưởng thành.

Infographic: Nuôi con tài giỏi chưa đủ, trẻ lớn lên sống hạnh phúc mới là thành công của bố mẹ
Việc nuôi dạy đứa trẻ lớn lên không chỉ đạt được thành công trong sự nghiệp, mà việc con có được niềm hạnh phúc trong cuộc sống cũng rất quan trọng.

Hướng về phía hạnh phúc

Theo Kiều Trang Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic