Khác biệt lớn giữa một đứa trẻ cần được ru ngủ và tự ngủ, không chỉ là chuyện tự lập

Hạ Mây - Ngày 05/03/2021 10:21 AM (GMT+7)

Một đứa trẻ có khả năng tự ngủ từ nhỏ sẽ rèn được nhiều tính cách tốt và bố mẹ chăm con cũng nhàn hơn.

Việc giúp trẻ hình thành thói quen tự ngủ là cả một quá trình, không phải là điều dễ dàng. Nhiều bố mẹ "thỏa hiệp" và cuối cùng để con ngủ chung hoặc cần bố mẹ ru ngủ đến tận tuổi gần quá tiểu học. Tuy nhiên, bố mẹ có biết rằng có sự khác biệt rất lớn giữa trẻ tự ngủ và trẻ phải dỗ mới ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển trí tuệ của trẻ.

Có 4 điểm khác biệt giữa một đứa trẻ ngủ ngoan và đứa trẻ ngủ kém.

Khác biệt lớn giữa một đứa trẻ cần được ru ngủ và tự ngủ, không chỉ là chuyện tự lập - 2

Khác biệt về chỉ số IQ và chiều cao

Đối với trẻ nhỏ, giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển thể chất lẫn tinh thần, trẻ sơ sinh cần được ngủ nhiều và sự chăm sóc, quan tâm đặc biệt từ bố mẹ. Vậy nên trẻ sơ sinh cần được bố mẹ dỗ khi ngủ là điều bình thường, tuy nhiên đối với những trẻ lớn hơn, việc thường xuyên cần được bố mẹ dỗ ngủ trong thời gian dài dần dần sẽ hình thành thói quen phụ thuộc, ỷ lại vào bố mẹ.

Đồng thời, những đứa trẻ thích được bố mẹ dỗ ngủ thường sẽ có thời gian đi ngủ muộn hơn, lúc này não bộ trẻ cần được nghỉ ngơi nhưng vẫn phải hoạt động, vậy nên dễ gây nên ức chế trong việc não bộ tiết hormone tăng trưởng, làm giảm cơ hội phát triển chiều cao và trí tuệ tối đa.

Trong khi đó, những đứa trẻ có thể tự ngủ, duy trì nếp ngủ đều đặn, khả năng tự ngủ từ bé thì chất lượng giấc ngủ tốt hơn, não bộ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, từ đó có thể chất khỏe mạnh và phát triển trí não tốt hơn.

Nghiên cứu về ảnh hưởng và chất lượng giấc của Đại Học Harvard cho thấy rằng, trẻ có chất lượng giấc ngủ thấp, thường xuyên ngủ muộn sẽ có trí nhớ kém hơn những trẻ duy trì được thói quen tự ngủ. Nghiên cứu này cho biết, hệ thống thần kinh của vỏ não sẽ quyết định chất lượng trí nhớ. Do đó, những trẻ đi ngủ muộn trong thời gian dài trí não sẽ chậm phát triển, hoạt động của hệ thần kinh cũng kém hơn, từ đó ảnh hưởng đến độ ghi nhớ của não. 

Khác biệt lớn giữa một đứa trẻ cần được ru ngủ và tự ngủ, không chỉ là chuyện tự lập - 3

Những đứa trẻ cần được ru ngủ trong thời gian dài thường có xu hướng phụ thuộc và ỷ lại vào bố mẹ.

Khác biệt lớn giữa một đứa trẻ cần được ru ngủ và tự ngủ, không chỉ là chuyện tự lập - 4

Khác biệt về tính tự lập

Những đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ ru ngủ từ bé thì khả năng tự lập sẽ kém hơn khi trưởng thành, tính cách rụt rè, hướng nội, thiếu khả năng quan sát và kỹ năng quản lý thời gian.

Khi trẻ muốn giải quyết một vấn đề nào đó hầu hết sẽ cần sự trợ giúp của bố mẹ, điều này lâu dần ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của trẻ khi trưởng thành, khó có thể tự mình đưa ra quyết định hay làm chủ cuộc sống.

Trong khi đó, những trẻ có thể tự ngủ từ sớm có khả năng tự biết điều chỉnh hành vi, ý thức cao về thời gian, phát triển tính tự lập và khả năng thích ứng mạnh mẽ với môi trường sống.

Khác biệt lớn giữa một đứa trẻ cần được ru ngủ và tự ngủ, không chỉ là chuyện tự lập - 5

Khác biệt về tính cách

Những đứa trẻ cần được ru ngủ, hay bố mẹ bảo bọc quá mức thường có tính cách nóng nảy khi trưởng thành, khó kiểm soát bản thân, hay cáu gắt và đôi khi cãi lời người lớn.

Trong khi đó, những trẻ biết tự ngủ từ sớm có xu hướng trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn, không cần sự kỷ luật quá mức của bố mẹ.

Khác biệt lớn giữa một đứa trẻ cần được ru ngủ và tự ngủ, không chỉ là chuyện tự lập - 6

Khác biệt về thể chất

Trẻ cần được bố mẹ ru ngủ hoặc ngủ chung với bố mẹ thường sẽ không có không gian riêng của chính mình. Đồng thời, trẻ có khả năng năng bị nghẹt thở do thiếu không gian riêng, hoặc làm tăng nguy cơ lây bệnh cho bé nếu bố mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Ngược lại, trẻ tự ngủ có thể làm chủ không gian của chính mình, điều hòa nhịp thở tốt, điều này rất có ích cho sự phát triển thể chất.

Khác biệt lớn giữa một đứa trẻ cần được ru ngủ và tự ngủ, không chỉ là chuyện tự lập - 7

Trong khi đó, trẻ tự ngủ có tính độc lập cao và kỹ năng quản lý thời gian tốt.

Khác biệt lớn giữa một đứa trẻ cần được ru ngủ và tự ngủ, không chỉ là chuyện tự lập - 8

Bố mẹ nên làm gì để rèn con tự ngủ sớm?

Để giúp trẻ hình thành thói quen tự ngủ, bố mẹ phải kiên định mục tiêu và lập kế hoạch thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho con.

Cho trẻ vận động nhiều vào ban ngày

Thông thường sau khi vận động nhiều cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi và dễ ngủ hơn vào ban đêm. Trước khi đi ngủ, mẹ có thể massage nhẹ bàn chân trẻ để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu từ lòng bàn chân ra toàn bộ cơ thể, từ đó trẻ có thể tự trao đổi chất tốt hơn. Vì vậy trẻ có thể dễ dàng thích nghi với môi trường, khi dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh

Môi trường và không gian ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của trẻ, để giúp trẻ tự đi ngủ sớm và ngủ ngon giấc hơn bố mẹ nên cho con ngủ trong căn phòng yên tĩnh, nhiệt độ phù hợp, ánh sáng nhẹ, điều này giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Đối với trẻ nhỏ, việc ngủ càng nhiều thì càng tốt, vậy nên bố mẹ nên cho trẻ đi ngủ vào khoảng thời gian cố định và duy trì nó thành thói quen mỗi ngày. Trước khi trẻ đi ngủ, không nên để trẻ có thời gian giải trí quá nhiều, như chơi game, xem TV, sử dụng điện thoại điều này sẽ khiến trẻ rơi vào trạng thái hưng phấn, trí não bị kích thích, khó đi vào giấc ngủ.

Khác biệt lớn giữa một đứa trẻ cần được ru ngủ và tự ngủ, không chỉ là chuyện tự lập - 9

Những trẻ tự ngủ, chất lượng giấc cao sẽ có thể chất và phát triển trí não tốt hơn khi lớn lên.

Kiên trì duy trì thành thói quen

Mục tiêu mà bố mẹ hướng đến trong vấn đề này là giúp con hình thành thói quen tự ngủ, đi ngủ sớm. Vậy nên thái độ và quy tắc của bố mẹ rất quan trọng, cần có sự quyết tâm và kiên trì cao, không nên bỏ cuộc giữa chừng. 

Giai đoạn đầu rèn con ngủ tự lập, trẻ có thể không quen và khóc dữ dội. Trong trường hợp này một số bố mẹ vì xót con mà dễ dàng thỏa hiệp hoặc bỏ cuộc. Tuy nhiên, trẻ nhỏ rất nhanh quen nên chỉ cần vượt qua được cảm xúc lo lắng những ngày đầu, bé sẽ dễ dàng quen với việc tự ngủ mà không cần bố mẹ ôm ấp, vỗ về.

Thực tế thì trẻ phải trải qua giai đoạn này trong quá trình lớn lên, bố mẹ nên kiên định mục tiêu và hoạch định thời gian ngủ và nghỉ ngơi cho trẻ, chỉ có như vậy mới đảm bảo cho trẻ có giấc ngủ ngon, cơ thể phát triển tốt và cải thiện chỉ số thông minh.

Bí kíp rèn trẻ sơ sinh đi vào giấc ngủ cực nhanh
Tổng hợp những mẹo vàng hữu ích giúp bé không còn khóc quấy, "hành" mẹ cả đêm.
Hạ Mây Dịch từ: Toutiao
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ của bé