Truyện cổ tích: Sự Tích Bánh Chưng Cặp

Hạ Mây - Ngày 09/02/2021 18:58 PM (GMT+7)

Vào ngày Tết, người ta thường dâng lên bàn thờ tổ tiên 1 cặp bánh chưng và cột dậy chúng vào nhau.

Bánh chưng là món ăn truyền thống không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về, ở nhiều địa phương người ta thường dâng lên bàn thờ tổ tiên một cặp bánh chưng và cột dây chúng lại vào nhau, tuy nhiên không nhiều người biết được ý nghĩa của việc này xuất phát từ đâu.

Vậy nên, vào dịp Tết này mẹ có thể kể câu chuyện sự tích bánh chưng cặp để giúp bé hiểu hơn về nguồn gốc của sự tích này.

Nội dung truyện cổ tích sự tích bánh chưng cặp

Ngày xưa, có hai vợ chồng, vì mỗi người một tính nên ít khi sống hoà thuận, anh chồng thì nghiện ngập đủ thứ. Ngoài những lúc ăn uống đàn đúm ra, anh ta hết chơi chim khướu lại đến chim mồi. Có lần gặp con chim mồi đẹp anh ta mang cả con trâu đi để đổi. Mỗi lần đi chọi được con chim nào về anh ta lại thịt để nhắm rượu. Quanh năm suốt tháng anh ta toàn bày những trò ăn chơi như vậy, ít khi ngó ngàng tới công việc làm ăn. Hoạ hoằn lắm, sau khi người vợ phát hết những cây nhỏ của đám nương, anh ta mới giúp được đôi buổi để hạ những cây to.

Trong khi đó người vợ lại vụng về không biết khuyên bảo chồng. Mỗi lần người chồng đi ăn uống say sưa đâu về chị lại thường gắt gỏng không tiếc lời. Vào một năm nọ, khi ngày Tết đã gần đến, làng bản ai ai cũng tấp nập sắm sửa để đón Tết. Con gái ban đêm may cắt những bộ quần áo mới. Ban ngày lên rừng kiếm củi, cắt lá dong, rọc lá chuối, ra suối đãi gạo, rửa rau. Trai làng thì sửa sang nhà cửa quét dọn bàn thờ tổ tiên. Nhà nào nhà nấy đúng là “bận tíu tít như ngày Tết”.

Truyện cổ tích: Sự Tích Bánh Chưng Cặp - 1

Bánh chưng mang ý nghĩa biểu trưng của nền văn hóa Việt

Riêng chỉ có vợ chồng nhà họ vẫn chưa sắm sửa được tí gì. Số là ngày hai mươi chín Tết anh chồng vừa đi uống ở đâu về say mèm, người vợ lại chửi mắng không ngớt. Thế là một cuộc cãi lộn giữa hai vợ chồng lại nổ ra.

Thấy vậy đứa con gái nhỏ len lén đến gần mẹ hỏi:

– Mẹ ơi! Sao nhà ta chưa gói bánh chưng hở mẹ?

Người mẹ quắc mắt nhìn con trả lời:

– Bánh à? Lấy đâu ra thịt mà làm nhân!

Lúc đó thằng con trai lớn cũng vừa đi chơi đâu về hớt hải hỏi bố:

– Bố ơi! Nhà ta chưa có thịt lợn à? Khắp bản người ta thịt cả rồi.

– Lợn mình bằng con chuột. Thịt lúc nào mà chẳng được.

Mẹ mày có chăn lợn bao giờ đâu mà có lợn to!

Tuy đang giận vợ, nhưng khi các con hỏi nào bánh nào thịt anh ta cũng động lòng. Nên ngay sau đó anh ta liền sang nhà hàng xóm ăn trộm một đùi lợn mang về. Chiều tối anh ta bỏ sang nhà bạn uống rượu. Bởi quá say anh ta không thể nào về đến nhà được nữa, nằm vật bên bìa rừng. Người qua đường thấy vậy vội đến bảo chị vợ đi dìu chồng về.

Người vợ đang sẵn bực dọc trong lòng liền buông lời nguyền rủa:

– Kệ xác, để cho hổ tha ma bắt càng tốt!

Nói rồi, chị ta tiếp tục ngồi gói bánh, rồi bắc nồi lên luộc.

Lúc đó, đêm đã khuya, hai đứa con thấy đợi bánh lâu quá, ngủ sau lúc nào không biết. Lúc bấy giờ chị ta mới sực nhớ tới chồng đang nằm ngoài trời. Chị ta thắp đuốc và giục thằng con trai dậy cùng đi tìm chồng. Tới đoạn bìa rừng chị ta gọi chồng mãi nhưng chẳng thấy tiếng thưa. Không còn cách nào nữa, hai mẹ con đành đi sâu vào các lùm cây bụi cỏ để tìm. Bỗng đến một nơi cây cỏ nát lụi, đi bước nữa chỉ thấy những vũng máu, rồi tay áo…

Mẹ con oà lên khóc: "thôi thế là hổ đã ăn thịt chồng tôi".

Hai mẹ con vừa khóc vừa chạy vội về làng. Nghe tiếng kêu khóc thảm thương của hai mẹ con nhà họ, cả làng kéo đến giúp tìm thâu đêm nhưng không thấy tăm hơi đâu cả. Hối hận lắm, sáng hôm sau người vợ và đứa con trai lại bổ đi tìm chồng. Hai mẹ con cứ lần theo các giọt máu và vết chân hổ mà đi. Họ đi mã đến trưa thì tìm thấy xác chồng ở trong thung lũng. Xác anh ta còn, vì mùi rượu nồng nặc hổ không thể nào ăn được.

Người vợ ôm lấy xác chồng mà khóc, mà kể lể mọi nỗi khổ cực của mình. Chị ta khi thì gào thét lúc thì kể lể vật vã bên chồng, cuối cùng chị ta khóc không thành tiếng nữa. Chị ta nghĩ bây giờ mà về thì cũng nghèo đói, lại bị làng bản chê cười là đã bạc bẽo với chồng, chi bằng chết đi cho rảnh. Nghĩ vậy chị tự cắn lưỡi mà chết. Con hổ lúc đó đang lẩn sau bụi cây, nghe hết mọi điều chị ta than khóc lấy làm thương hại lắm. Nó nghĩ bây giờ làm sao mà đền tội cho vợ chồng nhà nghèo này được. Thế là hổ ta bèn đi bắt lấy hai con lợn, chờ đêm đưa xác vợ chồng nọ cùng hai con lợn vừa bắt về ngay trước cửa nhà họ. Người con trai thấy mẹ chết theo bố, sợ quá chạy về nhà.

Truyện cổ tích: Sự Tích Bánh Chưng Cặp - 2

 Vào ngày ba mươi Tết, nhiều nơi gói bánh chưng, hai cái buộc vào nhau, luộc chín để cúng tổ tiên.

Hai anh em kêu khóc thật sầu thảm. Chiều ba mươi Tết, cả làng người đưa đến cân thịt, kẻ đưa đến chiếc bánh, nhưng cả hai đứa bé đều không thiết ăn. Sáng hôm mồng Một, từ tinh mơ, người ta thấy xác hai vợ chồng ôm nhau chết ngay trước cửa. Bên cạnh còn có hai con lợn chết lăn ra đấy nữa, cả làng đều lấy làm lạ. Khi họ xúm lại xem thì thấy xung quanh dày đặc vết chân hổ, mới biết là hổ mang về. Trước cảnh thương tâm đó, dân làng bỏ cả ăn Tết để khâm liệm, chôn cất cho vợ chồng họ. Rồi dùng hai đầu lợn cúng lên trước hai vong linh.

Về sau hai đứa con lớn lên, hàng năm cứ đến ba mươi Tết, lại nhớ tới ngày giỗ bố, mẹ. Hai đứa con gói bánh chưng rồi buộc cặp hai cái vào nhau đặt lên bàn thờ cúng cha mẹ. Từ đó người Cao Lan cứ đến Tết lại gói bánh chưng, hai cái buộc vào nhau, luộc chín để cúng tổ tiên.

Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện sự tích bánh chưng cặp

Truyện cổ tích: Sự Tích Bánh Chưng Cặp - 3

Truyện cổ tích: Dê đen và Dê trắng
Câu chuyện Dê đen và Dê trắng là một trong những truyện tiêu biểu ca ngợi về lòng dũng cảm.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn