Dù không có bất kỳ khiếm khuyết hay dị tật nào, nhưng Jack vấn sinh hoạt như một đứa trẻ ở tuổi 33.
Dân gian có câu “Uốn cây từ thuở còn non - Dạy con còn thuở con còn trong nôi”. Các cụ quả thật nói rất đúng. Bởi vì cách giáo dục và cách bố mẹ đối xử với con từ khi còn nhỏ sẽ quyết định tính cách và nhận thức của con. Nhiều cha mẹ vì quá thương con nên luôn chăm chút quá đà và luôn luôn đáp ứng mọi nhu cầu của con. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra nhiều hậu quả khó lường.
Câu chuyện của một “em bé” trong câu chuyện dưới đây là một trường hợp khá hy hữu nhưng là một bài học dành cho các bậc phụ huynh về việc nuông chiều con quá mức.
Được biết, dù được gọi là “em bé” nhưng người này đã bước sang tuổi 33. Đó là một chàng trai tên Jack, sống tại Mỹ. Anh chàng này được cả xã hội biết đến với biệt danh "cậu bé khổng lồ" khi đến tận ngoài 30 tuổi vẫn không thể tự phục vụ cho bản thân mà phải phụ thuộc hết vào cha mẹ.
Jack được cả xã hội biết đến với biệt danh "cậu bé khổng lồ" khi đến tận ngoài 30 tuổi vẫn không thể tự phục vụ cho bản thân mà phải phụ thuộc hết vào cha mẹ.
Dù không có bất kỳ khiếm khuyết hay dị tật nào nào trên cơ thể, mọi bộ phận đều hoạt động bình thường và phát triển như một người trưởng thành, nhưng Jack vấn sinh hoạt như một đứa trẻ. Ở tuổi 33, “em bé” này vẫn giữ thói quen uống sữa bằng bình, mặc tã, dùng núm vú giả và vẫn ở trong cũi.
Ở tuổi 33, “em bé” này vẫn giữ thói quen uống sữa bằng bình, mặc tã, dùng núm vú giả và vẫn ở trong cũi.
Nguồn cơn của chuyện này chính là việc anh chàng đã được nuông chiều từ khi còn rất nhỏ, mọi hoạt động của cha mẹ dù là nhỏ nhất đều phục vụ con trai. Bởi Jack là người con trai rất khó khăn mới được sinh ra, cả 2 vợ chồng đều rất mong chờ và trân trọng, luôn sợ Jack bị các tác động bên ngoài làm ảnh hưởng. Cha mẹ Jack không cho con trai mình ra khỏi nhà, luôn ở trong tầm kiểm soát. Bên cạnh đó, cứ để cho con trai mình nằm dài trong cũi chơi trò chơi và bưng đồ ăn lên tận miệng. Vì vậy, đến năm 6 tuổi, Jack không thể bước đi vững vàng nên cũng không thể đi học.
Đến năm 6 tuổi, Jack không thể bước đi vững vàng nên cũng không thể đi học.
Điều này kéo dài đến tận năm 13 tuổi, bố mẹ Jack nghĩ cậu bị mắc một chứng bệnh tâm lý nào đó nên mới bị như vậy. Tuy nhiên, bác sĩ lại xác định Jack hoàn toàn bình thường nhưng cách chăm sóc quá khác biệt khiến cho cậu không thể phát triển.
Đến hiện tại, Jack vẫn gặp khó khăn trong việc đi lại.
Khi tìm ra nguyên nhân, mọi chuyện đã quá muộn vì Jack đã bước sang độ tuổi dậy thì. Những năm tháng tiếp theo, Jack đều sống cuộc sống được bố mẹ già chăm sóc và chẳng biết một chút kiến thức nào về cuộc sống. Một chàng trai khoẻ mạnh bình thường lại không thể quyết định cuộc sống và tương lai của mình khiến cho ai cũng cảm thấy tiếc nuối và xót xa. Lẽ ra, ở độ tuổi đó, Jack đã lập gia đình, tự kiếm tiền và báo hiếu với cha mẹ.
Trong khi nhiều người cùng tuổi đã kết hôn sinh con, Jack giờ vẫn cần người chăm sóc và không thể nào sống một mình.
Có thể thấy, đây là một bài học cảnh tình các bậc phụ huynh về việc nuông chiều con quá mức. Nếu bố mẹ quá nuông chiều con, các con sẽ luôn ỷ lại vào bố mẹ, không có ý thức tự lập. Tệ hơn, khi trường thành, các con sẽ dễ dàng bị phụ thuộc vào người khác. Vì vậy, trong quá trình dạy con, bố mẹ nên chú ý không nên bao bọc con quá mức. Đặc biệt nên tránh những hành động sau:
- Không nuông chiều và bảo vệ quá mức
Quá trình phát triển của trẻ là một hành trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng ở mọi mặt của cuộc sống. Vì vậy, nếu cha mẹ đều tự tay làm hết cho các con, không để con mình tự trải nghiệm thì trẻ sẽ không có khả năng thực hiện những điều cơ bản đó. Từ đó, các việc làm khó hơn cũng không thể làm.
- Không quản lý mọi thứ thay con
Con cái cũng cần có những không gian riêng tư của mình, nhiều ông bố vì quá lo lắng cho con nên quản lý trẻ rất nghiêm khắc. Mặc dù đó là tình yêu dành cho con, nhưng điều này có thể ngăn cản con bạn theo đuổi những đam mê và tìm thấy những sở thích mà trẻ mong muốn.
- Không đáp ứng mọi yêu cầu của con
Nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng đáp ứng cho con bất cứ thứ gì con muốn. Nhỏ thì mè nheo đòi bố mẹ mua đồ chơi, lớn thì đòi điện thoại, vật dụng đắt tiền. Khi thứ mình cần đạt được quá dễ dàng, trẻ sẽ ỷ lại vào cha mẹ, không biết trân trọng những gì đang có, dẫn đến thái độ vô tâm, vô cảm, chỉ nghĩ đến bản thân. Do vậy, bố mẹ tuyệt đối không nên ngay lập tức mua hoặc thay mới mọi thứ theo yêu cầu của con. Điều quan trọng là hãy dạy con về giá trị của món đồ.
- Không phản ứng thái quá
Bố mẹ bao bọc quá nhạy cảm và thường phản ứng thái quá với bất cứ điều gì liên quan đến con cái. Họ quá thận trọng đối với các hoạt động mà con tham gia hay liên tục nhắc nhở về sự an toàn và nguy hiểm. Cha mẹ cũng sẽ can thiệp nếu con mình không được đối xử đặc biệt mà họ mong muốn con được hưởng.