Độn cằm là thuật ngữ làm đẹp không mới nhưng vẫn có nhiều tranh cãi xoay quanh phương pháp này. Điển hình trong số đó là những ca biến chứng và "đập đi xây lại" nhiều lần của các chị em.
Thạc sĩ - Bác sĩ tại Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà
Không phải ai sinh ra cũng có được diện mạo đáng mơ ước, do đó, nhiều chị em đã tìm đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để làm bản thân xinh đẹp và tự tin hơn. Nâng mũi, độn cằm và cắt mí là một trong số những biện pháp làm đẹp được phái nữ ưa chuộng nhiều nhất. Quan trọng không kém trong mỗi tấm hình chụp selfie đó chính là chiếc cằm thon gọn.
Độn cằm có lẽ nhiều người đã được nghe nhưng để hiểu hết về nó thì có lẽ không phải ai cũng rõ. Hãy cùng gặp gỡ Ths.Bs Nguyễn Duy Huân - chuyên gia phẫu thuật xương hàm (gọt hàm, hạ gò má, trượt cằm…) tại Khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ của Bệnh viện Việt Nam Cu Ba Hà Nội, chị em có thể hiểu sâu hơn về biện pháp làm đẹp này.
Bác sĩ có thể cho chị em biết chi tiết hơn về loại hình thẩm mỹ này?
Phẫu thuật độn cằm là phương pháp cải thiện cằm ngắn, cằm lẹm bằng chất liệu độn nhân tạo để thay đổi hình dáng cằm mà không cần tác động tới khung xương. Với kỹ thuật này, chúng tôi sẽ tạo một vết rạch nhỏ trong khoang miệng (để đảm bảo tính thẩm mỹ - hoàn toàn không để lại sẹo) sau đó đưa chất liệu độn đã được đo đạc, gọt giũa theo đúng dáng cằm phù hợp với các đường nét trên gương mặt khách hàng và cuối cùng tiến hành khâu thẩm mỹ.
Quy trình thực hiện bao gồm 4 bước cơ bản và gói gọn trong khoảng 45-60 phút, vô cùng nhanh chóng và hoàn toàn không mất thời gian nghỉ dưỡng.
- Bước 1: Bác sĩ gặp khách hàng trao đổi về dáng cằm mong muốn, phù hợp xu hướng đẹp hiện đại sau đó đo đạc, thiết kế dáng cằm đảm bảo hài hòa nhất với gương mặt.
- Bước 2: Tiến hành gây tê tại chỗ.
- Bước 3: Tạo đường rạch nhỏ trong khoang miệng và đưa chất liệu độn cằm vào cố định chuyên biệt vào xương cằm tránh di lệch).
- Bước 4: Tiến hành khâu thẩm mỹ vết rạch và kiểm tra lại kết quả phẫu thuật, hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu tại nhà.
Mũi thì có rất nhiều dáng như S-line, L-Line,... Vậy chiếc cằm thì sao ạ? Gọi là dáng V-line vậy có gì khác nhau giữa những gương mặt không ạ?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu là độn cằm có thể khắc phục được cho đối tượng có cằm ngắn so với tổng thể gương mặt, cằm lẹm khiến khuôn miệng bị nhô ra, cằm lệch khiến gương mặt mất cân đối hay c ằm to thô thiếu hài hòa.
Khuôn mặt Á Đông thường có cằm ngắn, lẹm và góc hàm vuông nên tiêu chuẩn cằm dài và thon gọn là chuẩn mực. Do đó độn cằm Vline là mong muốn của các chị em. Nhiều người thường nghĩ rằng khuôn mặt có phần cằm nhọn và nhô ra là được, thế nhưng đứng trên góc độ thẩm mỹ của chuyên gia thì chiếc cằm V-line đẹp phải đảm bảo rất nhiều yếu tố khắt khe.
Chất liệu dùng để độn cằm có giống như chất liệu nâng mũi không? Đã bao giờ có trường hợp nào chất liệu tốt nhưng vẫn không tương thích với cơ thể và phải tháo ra chưa ạ?
Chất liệu nhân tạo nào cũng có tỷ lệ nhỏ không tương thích với cơ thể. Tuy nhiên chất lượng còn phụ thuộc vào khâu chuẩn bị trước mổ, kỹ thuật bóc tách, chăm sóc hậu phẫu. Cũng có trường hợp phải tháo ra nhưng chất liệu càng xịn thì tỷ lệ tháo càng ít.
Phẫu thuật độn cằm so với nâng mũi, cắt mắt thường đơn giản hơn nhưng tại sao vẫn có nhiều trường hợp làm đi làm lại mãi? Có ngôi sao từng phải làm lại cằm đến 6 lần. Theo bác sĩ, lí do là gì?
Phẫu thuật cằm đòi hỏi bác sĩ phải có kiến thức về giải phẫu vùng hàm mặt, có khả năng tưởng tượng không gian tốt về bóc tách khoang, gọt chất liệu hay đặt chất liệu. Nó không chỉ đơn thuần là đặt miếng độn vào.
Vậy các biến chứng nào có thể xảy ra khi độn cằm?
Với khoa học kỹ thuật phát triển các phương pháp độn cằm hiện nay đều áp dụng những công nghệ mới, hạn chế tối đa gây biến chứng xảy ra sau khi thực hiện. Tuy nhiên bất kì phương pháp thẩm mỹ nào cũng không loại trừ xác suất xảy ra gây biến chứng ngoài ý muốn. Do đó thực tế bạn vẫn có thể bắt gặp những trường hợp xảy ra gây biến chứng sau khi thực hiện.
- Nhiễm trùng vùng cằm do vệ sinh trước và sau không tốt, chất liệu không đảm bảo và kỹ thuật không đúng.
- Di lệch chất liệu sau độn do bóc tách không đúng khoang hay cố định chất liệu độn không tốt.
- Lệch cằm do căn chỉnh và chọn chất liệu không tốt.
- Biến dạng hình thái như cười hiện rõ nếp nhăn da vùng cằm hay méo cằm do đứt cơ vuông cằm, cằm “phù thuỷ” do chọn chất liệu quá to so với mức chun giãn của khoang cằm.
Có nên nâng mũi kết hợp làm cằm cùng lúc không?
Trong phẫu thuật khuôn mặt, điều quan trọng nhất mà bác sĩ cần hướng tới đó là tỷ lệ hài hoà giữa các bộ phận. Chiều dài 3 tầng mặt ở tỷ lệ hài hoà là phải bằng nhau. Ở một số người có cằm chưa hoàn thiện như bị cằm lẹm, cằm ngắn, nếu phẫu thuật nguyên chiếc mũi thì sẽ khiến bác sĩ khó thiết kế hơn, khó làm cho khuôn mặt trở nên hài hòa, cân đối. Mặt khác, nếu kéo dài thêm đầu mũi để tạo một chiếc mũi chuẩn đẹp thì sẽ càng làm cho cằm trở nên mất cân đối và không hài hoà. Nhưng nếu không kéo dài đầu mũi, giữ được sự hài hòa so với cằm thì lại không thể làm chiếc mũi hoàn thiện đúng như mong muốn được. Bởi vậy, nếu bệnh nhân có thể nâng mũi kết hợp độn cằm cùng một lúc thì thực sự sẽ mang đến cho bác sĩ cơ hội rất lớn để “kiến thiết” lại khuôn mặt, tạo nét đẹp tự nhiên, cân đối nhất có thể.
Thêm vào đó, nếu kết hợp 2 quy trình phẫu thuật một lần, trong cùng một đơn thuốc kháng sinh, cùng một liều giảm đau, bạn sẽ trải qua cả phẫu thuật nâng mũi và độn cằm mà không phải trải qua hai lần dùng kháng sinh. Điều này không chỉ giúp bệnh nhân đỡ căng thẳng, mệt mỏi mà cũng giúp hạn chế gây nguy hại đến cơ thể. Việc kết hợp cùng lúc cùng tiết kiệm được thời gian nghỉ dưỡng đồng thời cả chi phí, thủ tục.
Tin liên quan
Son dưỡng môi là cứu cánh cho đôi môi khô nẻ, nhưng sử dụng sai cách có thể khiến bạn thất vọng. Một bác sĩ y học cổ truyền Đài Loan đã chỉ...
Tin bài cùng chủ đề Làm đẹp cùng chuyên gia
Dù có cách biệt lớn về mặt tuổi tác nhưng nữ kiện tướng dnancesport được khen ngợi ngày càng trẻ trung hơn cả ông xã Phan Hiển.