Xe dừng lại ở cổng, nhìn chiếc thùng rác mà tôi tái cả mặt. Chiếc bánh sinh nhật đắt tiền tôi đặt tặng bà mấy hôm trước nằm chình ình trong đó, chưa hề ăn một miếng nào. Mẹ vợ thật quá đáng!
Cách đây 4 hôm là sinh nhật của mẹ vợ tôi. Hiện tại bà đang sống một mình, bố vợ mất rồi, ông bà chỉ sinh được mình vợ tôi mà thôi.
Vợ tôi bảo đã lâu chưa về thăm mẹ, nhân dịp này muốn đưa con sang tổ chức sinh nhật cho bà rồi ngủ lại qua đêm. Nhưng sau đó nhà tôi có chút việc bận nên kế hoạch bị hoãn lại. Để vợ khỏi buồn, tôi đã gọi điện đến cửa hàng bánh ngọt đặt một chiếc bánh đắt tiền, giao tận nhà cho mẹ vợ. Rồi cô ấy gọi điện chúc mừng sinh nhật bà là được.
Chiều tối nay, tôi tan làm sớm nên đi đón con trước rồi ghé qua đón vợ ở công ty. Cô ấy cứ nằng nặc đòi tạt qua nhà mẹ vì thấy nóng ruột quá. Nghĩ vợ thật vớ vẩn nhưng tôi cũng đành chiều theo.
Vợ tôi bảo đã lâu chưa về thăm mẹ, nhân dịp này muốn đưa con sang tổ chức sinh nhật cho bà rồi ngủ lại qua đêm. (Ảnh minh họa)
Xe dừng lại ở cổng, nhìn chiếc thùng rác mà tôi tái cả mặt. Chiếc bánh sinh nhật đắt tiền tôi đặt tặng bà mấy hôm trước nằm chình ình trong đó, chưa hề ăn một miếng nào. Mẹ vợ thật quá đáng! Tôi không tiếc tiền bạc đặt bánh ngon đắt đỏ, lại có tâm nhớ đến sinh nhật của bà. Vậy mà mà không hề trân trọng! Không ăn thì cho người khác, đằng này còn vứt vào sọt rác. Mẹ vợ khinh thường tôi đến thế là cùng!
Lúc ấy tôi tức quá định quay xe đưa vợ con về luôn, cũng cấm vợ từ giờ đừng bảo tôi sang nhà mẹ vợ. Nhưng cô ấy cố nài nỉ bảo rằng mẹ cô ấy không phải người như vậy. Để vào xem bà đang làm gì, hỏi rõ đầu đuôi ngọn ngành, lúc ấy có trách bà cũng chưa muộn.
Vợ tôi gọi vài câu không thấy bà trả lời, sau đó tìm thấy bà đang nằm ốm mệt trên giường. Hóa ra bà bị ốm mấy hôm nay rồi. Bảo sao vợ thấy nóng ruột, dù bà không nói với cô ấy.
“Chiếc bánh to và ngon quá, mẹ không đành ăn một mình, muốn đợi vợ chồng con và hai cháu về ăn chung. Nhưng đợi mãi không được, mẹ bị ốm nên không để ý, để nó ở ngoài quên không cho vào tủ lạnh nên bị hỏng mất, đành phải bỏ đi… Mẹ xin lỗi…”.
Mẹ vợ yếu ớt giải thích về chiếc bánh sinh nhật trong thùng rác. Bà áy náy và thấy có lỗi vì đã làm hỏng chiếc bánh sinh nhật các con gửi tặng. Biết lý do, tôi không thấy trách bà chút nào, thậm chí trong lòng còn hổ thẹn và hối hận vô cùng.
Tôi nhận ra thứ mẹ vợ cần không phải là một chiếc bánh đắt tiền. Bà cần các con về thăm bà, mọi người trong gia đình được đoàn tụ vui vầy. Hiện tại mẹ vợ lại sống một mình, hơn ai hết bà mong con gái và cháu ngoại về chơi với mình thường xuyên hơn.
Nghĩ đến mai sau nếu chỉ có một mình, con cháu đều không về thăm, chỉ gửi tiền, ốm đau cũng chẳng bên cạnh bố mà tôi thấy buồn và tủi thân lắm. Càng nghĩ lại càng thấy có lỗi với mẹ vợ vô cùng. Chẳng những tôi vô tâm với bà mà còn biến vợ thành đứa con gái bất hiếu.
Đêm đó vợ đòi ở lại chăm mẹ, tôi chẳng còn mặt mũi nào mà ngăn cản cô ấy. (Ảnh minh họa)
Trước nay tôi vẫn quan niệm phụ nữ đi lấy chồng là phải theo chồng, càng ít quan tâm tới nhà mẹ đẻ càng tốt. Tôi không phải người con bất hiếu, bản thân cũng làm ra chút tiền nên chẳng bao giờ keo kiệt với mẹ vợ, biếu tiền và quà cho bà đầy đủ. Nhưng tôi không thích vợ bỏ nhà cửa về chơi với mẹ.
Ngày sinh nhật mẹ vợ, biết được kế hoạch của cô ấy, tôi đã cố tình rủ mấy người bạn về nhà bảo vợ nấu nướng thết đãi. Vậy là cô ấy không đi được nữa. Chẳng ngờ hôm sau mẹ vợ lại sinh bệnh và nằm một mình vò võ đến bây giờ. Nếu vợ tôi không thấy bất an, giục chồng sang xem thì không biết bà sẽ ra sao.
Đêm đó vợ đòi ở lại chăm mẹ, tôi chẳng còn mặt mũi nào mà ngăn cản cô ấy. Tối về nhà, tôi nhắn tin sang xin lỗi vợ, đồng thời tự hứa với lòng mình sẽ thay đổi cách cư xử với mẹ vợ. Qua câu chuyện của mình, tôi cũng muốn khuyên những người chồng đã từng có tư tưởng như tôi hãy thay đổi suy nghĩ. Bố mẹ ai cũng là bố mẹ, hãy cố gắng coi bố mẹ vợ như bố mẹ đẻ của mình!