Thái Lan và Nhật Bản là 2 quốc gia được xem là có đồng phục nữ sinh gợi cảm nhất.
Nét chung của đồng phục của 2 quốc gia này đó chính là độ ngắn của chân váy. Nếu ở Thái Lan, các nữ sinh chuộng kiểu váy ôm ngắn, tôn lên đường cong cơ thể thì tại Nhật Bản, những chiếc váy xòe xếp ly ngắn trên gối lại là đồng phục chính của nữ sinh nước này.
Đều là những quốc gia châu Á và khá xem trọng thuần phong mỹ tục, vậy lý do gì mà 2 quốc gia này lại cho phép nữ sinh mặc váy ngắn như thế?
Thái Lan
Giống với Việt Nam, tại Thái Lan dù là trường công hay trường tư, học sinh cũng đều phải mặc đồng phục. Từ cấp 1 đến cấp 3, đồng phục của nữ sinh Thái Lan là những chiếc áo sơ mi trắng cùng quần váy tối màu dài qua gối.
Đồng phục của nữ sinh Thái Lan là những chiếc áo sơ mi trắng và váy dài đến đầu gối
Thế nhưng, lên đến Đại học, nữ sinh Thái Lan vẫn có một "tình yêu mãnh liệt" đối với đồng phục, nên dù không bắt buộc nhưng đồng phục vô hình chung trở thành trang phục đến trường của các cô nàng sinh viên Đại học tại Thái.
Lên cấp 3, những chiếc áo tay dài được thay thế bằng áo sơ mi dáng công sở để trông có vẻ chững chạc hơn
Khác hoàn toàn với đồng phục từ cấp 1 đến cấp 3, trang phục của nữ sinh viên Thái được cách điệu và gợi cảm hơn rất nhiều. Dựa vào trang phục công sở, chiếc áo sơ mi trắng được may ôm sát để tôn lên những đường cong của cơ thể. Chiếc váy quần dài qua đầu gối cũng được biến thành váy ôm hoặc váy bút chì ngắn ngang đùi.
Hầu hết các trường Đại học tại Thái Lan không bắt buộc sinh viên mặc đồng phục. Thế nên, những bộ đồng phục Đại học đều do sinh viên tự phát và dần dà trở thành một thông lệ
Đồng phục của sinh viên Đại học Thái Lan biến tấu khá nhiều từ trang phục công sở, từ áo sơ mi cho đến chân váy ôm
Trang phục chủ yếu được may sát với so đo cơ thể để tôn lên những đường cong
Với bộ đồng phục đẹp như thế này thì không khó hiểu khi sinh viên Thái Lan lại yêu thích đồng phục đến thế
Cách phân biệt đồng phục giữa các trường Đại học là nhìn vào cúc áo và thắt lưng. Tuy là một nét văn hóa tự phát nhưng việc mặc đồng phục giúp xóa mờ khoảng cách giàu ngheo thế nên các trường Đại học tại Thái Lan không quá can thiệp vào vấn đề trang phục của sinh viên. Tuy vậy, nhiều trường hợp sinh viên vẫn bị nhắc nhỡ vì diện váy quá ngắn đến trường.
Nhật Bản
Là một đất nước đặt nặng về thuần phong mỹ tục, có tỷ lệ bệnh nhân viêm khớp và nhiều “góc tối” trong tầng lớp thanh thiếu niên nhưng những chiếc váy đồng phục siêu ngắn của nữ sinh Nhật Bản vẫn không hề thay đổi suốt nhiều thập kỷ qua.
Những bộ đồng phục thủy thủ Nhật Bản vô cùng nổi tiếng trong những bộ phim và truyện tranh
Đồng phục nữ sinh Nhật Bản được biết đến vào năm 1921, khi hiệu trưởng của Học viện nữ Fukuoka lấy hình mẫu đồng phục từ một trường tại Anh mà bà có dịp tiếp xúc để đưa vào áp dụng tại trường mình. Sau đó, các trường học khác cũng đã áp dụng kiểu đồng phục này.
Đồng phục của nữ sinh Nhật Bản có thể thay đổi phần trên như diện thêm blazer hoặc áo len cho phù hợp thời tiết nhưng tuyệt nhiên không thay đổi độ dài của chân váy
Cho đến ngày nay, kiểu đồng phục thủy thủ đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của đất nước Mặt trời mọc. Khác với những gì mà người khác nghĩ về đồng phục của học sinh Nhật, tất cả các học sinh, sinh viên đều phải mặc đồng phục một cách rất chỉn chu với nam sinh là bắt buộc cái tất cả các cúc áo, sắn tay áo lên cao và cái cúc vạt áo. Với nữ sinh cũng thế, một bộ đồng phục hoàn chỉnh bao gồm áo sơ mi, váy, tất và giày.
Những chiếc váy ngắn từng bị tranh cãi khá nhiều nhưng đây lại là một nét văn hóa của xứ sở Mặt trời mọc
Chiếc váy ngắn không hề chứng tỏ cho sự dễ dãi của giáo dục Nhật Bản. Ngược lại, nó còn gây tranh cãi khá nhiều không chỉ vì độ ngắn mà khi đến mùa đông, kể cả thời tiết vô cùng lạnh giá thì các bạn nữ sinh cũng chỉ được pháp mặc váy và tất.
Kể cả mùa đông, nữ sinh Nhật Bản cũng không mặc gì thêm ngoài tất
Đối với những ai không am hiểu về văn hóa Nhật Bản sẽ cho rằng đây là một điều không tốt đối với giới trẻ hay sự dễ dãi của nền giáo dục nhưng thực chất, chiếc váy ngắn giúp cho giới trẻ Nhật Bản nhớ về thời kỳ khó khăn của đất nước, khi tài nguyên còn rất nghèo nàn và sợi vải cũng trở thành một món hàng xa xỉ.
Việc này giúp cho người Nhật Bản rèn luyện tình chịu thương chịu khó và dần dà khi đã trở thành một cường quốc thì người Nhật vẫn giữ nét văn hóa này cho đến ngày nay.