Trẻ kém hấp thu, ăn “của giời” cũng không lớn nổi, nguyên nhân do đâu?

Ngày 01/05/2018 00:00 AM (GMT+7)

Tại sao trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân? Đó là nỗi trăn trở của nhiều ông bố bà mẹ khi con ăn nhiều nhưng cân nặng vẫn “giẫm chân tại chỗ”, thậm chí còn sụt cân.

Trẻ kém hấp thu, ăn “của giời” cũng không lớn nổi, nguyên nhân do đâu? - 1

Tại sao trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân? (ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây nên tình trạng kém hấp thu ở trẻ

- Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng có vai trò quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần cân bằng đủ 4 nhóm: chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất để giúp trẻ luôn khỏe mạnh, ăn ngon và hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.

- Phụ huynh cho trẻ ăn không đúng cách, thời gian cho trẻ ăn không khoa học, hợp lý, ăn quá sớm hoặc quá muộn. Hoặc do bố mẹ chế biến đồ ăn không phù hợp với khẩu vị và độ tuổi của trẻ.

- Do bố mẹ cho con ăn không đúng cách, chọn thời gian cho trẻ ăn không hợp lý, ăn quá sớm hoặc quá muộn.

- Bé bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt là với những bé từng phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài.

- Cơ thể trẻ bị thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như selen, kẽm.

- Thiếu Enzyme: Enzyme đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp chuyển hóa thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì vậy, thiếu hụt enzyme sẽ gây nên tình trạng trẻ ăn không hấp thu.

- Do bệnh lý của tuyến tụy, gan, túi mật.

- Bé mắc các bệnh lý của ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…

- Dị ứng thức ăn, rối loạn tiêu hóa: Hiện tượng này xảy ra khi trẻ ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (thực phẩm ôi thiu, chứa hóa chất,…).

Trẻ kém hấp thu, ăn “của giời” cũng không lớn nổi, nguyên nhân do đâu? - 2

Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hấp thu kém (ảnh minh họa)

- Trẻ bị nhiễm giun sán, ký sinh trùng đường ruột.

- Trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy, phân sống kéo dài.

- Trẻ bị viêm hô hấp (sốt cao, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm phế quản,…).

Dấu hiệu nhận biết bé ăn không hấp thu

Khi trẻ có những triệu chứng sau, bố mẹ nên chú ý, đó có thể là những biểu hiện cho thấy trẻ kém hấp thu:

- Trẻ hay bị đau bụng, bụng căng chướng hoặc có hiện tượng sôi bụng.

- Trẻ thường xuyên mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon giấc.

- Trẻ đi ngoài phân lỏng, khối lượng phân nhiều, có mùi tanh, màu nhợt và có váng nổi lên trên như dầu mỡ.

- Trẻ sụt cân hoặc không tăng cân, trẻ biếng ăn, chậm phát triển chiều cao.

Làm gì khi bé ăn không hấp thu?

Các mẹ hãy tham khảo các biện pháp dưới đây để có thể chăm sóc trẻ đúng cách, giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất để phát triển toàn diện:

- Trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

- Cho trẻ ăn dặm đúng cách, đúng thời điểm, tránh cho trẻ ăn quá sớm hoặc sử dụng gia vị trước 1 tuổi.

- Bữa ăn của trẻ cần phải đảm bảo:

Ăn vừa đủ lượng: Cần cho trẻ ăn đủ lượng theo nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là khi trẻ vận động nhiều. Bên cạnh đó, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn của từng trẻ khác nhau, mẹ cần chuẩn bị lượng thức ăn vừa đủ để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp.

Ăn đủ chất: Nếu trẻ ăn nhiều nhưng không đủ và cân đối các nhóm chất (chất đạm – chất béo – đường bột – vitamin và khoáng chất) cần thiết thì cũng sẽ khiến trẻ ăn không hấp thụ được.

Ăn đa dạng thực phẩm, đa dạng cách chế biến: Cần cho trẻ ăn đa dạng các loại thức ăn với nhiều cách chế biến khác nhau vừa giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng vừa đảm bảo bổ sung các chất đầy đủ cho cơ thể để tăng trưởng toàn diện.

Mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ ăn quá dư thừa vì như vậy khiến trẻ khó tiêu hóa và không hấp thu được. Hơn nữa, ép trẻ ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ khiến trẻ biếng ăn tâm lý.

- Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa.

- Nên cho trẻ ăn bổ sung thêm sữa chua vào các bữa ăn vặt trong ngày để bổ sung thêm lượng men tiêu hóa cho trẻ.

- Tránh cho trẻ ăn những thức ăn gây dị ứng.

- Tránh cho trẻ ăn vặt vào trước bữa ăn khiến trẻ ngang dạ.

- Tẩy giun sán định kỳ cho trẻ 6 tháng/ lần.

- Tăng cường vận động cho trẻ: Bố mẹ nên thỉnh thoảng dẫn trẻ đi chơi, tham gia các hoạt động thể thao.

- Cho trẻ bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa:

Bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng bổ sung các sản phẩm giúp bé ăn ngon, cải thiện hệ tiêu hóa như Cốm vi sinh NutriBaby. Trong Cốm NutriBaby có các thành phần Lysine, Taurine và các vitamin nhóm B (B1, B2, B6) giúp tăng cường sức đề kháng đường ruột, cải thiện và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng chống các rối loạn tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng của trẻ được tốt nhất.

Trẻ kém hấp thu, ăn “của giời” cũng không lớn nổi, nguyên nhân do đâu? - 3

Cốm NutriBaby giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt hơn

Trong NutriBaby cũng có thêm một số vi chất cần thiết cho sự phát triển cân nặng và chiều cao của trẻ, đặc biệt là Kẽm Gluconat. Ngoài tác dụng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ, Kẽm còn được biết đến với tác dụng tăng trưởng chiều cao, cải thiện chức năng đường tiêu hóa, kích thích khả năng thèm ăn tự nhiên của bé, giúp cho bé ăn ngon miệng hơn.

Bên cạnh đó, NutriBaby còn có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích khả năng miễn dịch tự nhiên của trẻ, ngăn ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy,…

NutriBaby đã được phân phối tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc!

>>> Xem chi tiết thành phần và công dụng của NutriBaby TẠI ĐÂY

>>> Tổng đài tư vấn: 1800 1006 (miễn cước gọi)

>>> Xem thêm tại Fanpage Facebook:

https://www.facebook.com/nutribaby.vn/

https://www.facebook.com/nutribabyplus/

Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: [Tên nguồn].