Hòa cùng không khí vui mừng của giáo viên cả nước, hàng triệu giáo viên mầm non sẽ đón 3 tin vui về lương.
1. Sau 1-7-2024, thu nhập của giáo viên mầm non tăng mạnh
Mới đây, tại Kết luận 83-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, giáo viên mầm non là viên chức trong cơ sở giáo dục công lập và giáo viên mầm non là người lao động đều đón nhận tin vui về lương. Cụ thể:
Cả giáo viên mầm non là viên chức trong cơ sở giáo dục công lập lẫn giáo viên mầm non là người lao động đều đón nhận tin vui về lương
Với giáo viên mầm non là viên chức:
Theo Kết luận 83, trong khu vực công, giáo viên mầm non là viên chức sẽ được tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng, tương đương tăng thêm 30%.
Giáo viên mầm non cũng như công chức, viên chức khác cũng được thực hiện chế độ tiền thưởng từ 1-7-2024. Trong đó, quỹ tiền thưởng bằng 10% quỹ lương cơ bản.
Như vậy, từ 1-7-2024, lương giáo viên mầm non vẫn tính theo công thức: Lương = hệ số x 2,34 triệu đồng/tháng.
Thu nhập của giáo viên mầm non gồm lương tăng thêm khoảng 30%, phụ cấp giữ nguyên và được bổ sung tiền thưởng.
Có thể tham khảo bảng lương cơ bản giáo viên mầm non từ 1-7-2024 khi tăng lương cơ sở theo bảng này:
Bảng luơng của giáo viên mầm non là viên chức
Với giáo viên mầm non là người lao động:
Cũng như như giáo viên mầm non là viên chức, theo Kết luận 83, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Chính phủ thực hiện tăng mức lương tối thiểu vùng 6% so với năm 2023, áp dụng từ ngày 1-7-2024 là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho giáo viên hợp đồng.
Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng từ 1-7-2024 sẽ như sau:
Bảng lương giáo viên mầm non là người lao động
Lưu ý, việc hưởng lương của giáo viên mầm non là người lao động được thực hiện theo thỏa thuận với các cơ sở giáo dục nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 40 dự thảo Luật Nhà giáo xác định:
Tiền lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Với những nhà giáo làm việc trong các trường dân lập, tư thục và công lập tự chủ chi thường xuyên, tự chủ chi thường xuyên và đầu tư thì tiền lương được hưởng không ít hơn so với nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, thâm niên, chức danh trong cơ sở giáo dục công lập đang hưởng từ ngân sách nhà nước và không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng ở trên.
2. Giáo viên mầm non được đề xuất là nghề nặng nhọc, nguy hiểm
Bên cạnh việc tăng lương cơ sở, nghề giáo viên mầm non đang được đề xuất là nghề nặng nhọc, nguy hiểm tại Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách năm 2024. Tuy nhiên, đề xuất này hiện vẫn chưa được thông qua.
Nếu thuộc danh sách ngành, nghề độc hại, nguy hiểm thì giáo viên mầm non có thể được hưởng một số chính sách: Được nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thông thường; được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương với thời gian dài hơn, 14 ngày làm việc so với 12 ngày khi làm công việc trong điều kiện bình thường…
Hiện trong danh mục ngành, nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH thì chỉ mới có: Giáo viên trực tiếp can thiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, tư vấn việc làm, phục hồi chức năng, trợ giúp pháp lý, huấn luyện viên, bác sĩ khám phân loại thương tật thể thao, hỗ trợ đối với người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng
Giáo viên mầm non được đề xuất là ngành nặng nhọc, độc hại
3. Giáo viên mầm non có thể được nghỉ hưu sớm hơn tuổi
Dù chưa được công nhận là ngành, nghề độc hại, nguy hiểm nhưng tại khoản 1 Điều 46 Dự thảo Luật Nhà giáo, giáo viên mầm non được đề xuất nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi và được hưởng các chế độ nghỉ hưu theo quy định.
Riêng các nhà giáo khác thì chế độ nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Bộ Luật Lao động 45/2019/QH14.
Cụ thể, tại Điều 169 Bộ Luật Lao động năm 2019, độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên hiện nay: Giáo viên nam nghỉ hưu năm 2024 thì phải đạt 61 tuổi; giáo viên nữ nghỉ hưu năm 2024 thì phải đạt 56 tuổi 4 tháng.
Như vậy, nếu dự thảo này được thông qua thì giáo viên mầm non sẽ được nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi lao động trong điều kiện bình thường.